Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II Vật lí 11 chương trình cơ bản, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021.

7261f36858508af99c24f9a25877d61c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:17:45 | Được cập nhật: 4 giờ trước (14:36:23) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 949 | Lượt Download: 43 | File size: 0.397827 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN VẬT LÝ - LỚP 11 CƠ BẢN A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Từ trường- tương tác từ  Nắm được định nghĩa từ trường, tương tac từ  Định nghĩa đường sức từ, tính chất đường sức từ  Định nghĩa cảm ứng từ, biết cách xác định chiều phương chiều đường cảm ứng từ tại một điểm  Phân biệt được sự khác biệt từ trường và điện trường  Từ trường đều: định nghĩa, đặ điểm đường sức từ trường đều. 2. Từ trường gây bởi dây dẫn có dạng đặc biệt  Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài : hình dạng và đặc điểm các đường cảm ứng từ, vectơ cảm ứng từ: đặc điểm, phương, chiều, độ lớn.  Dong điện chay trong khung dây tròn: hình dạng và đặc điểm các đường cảm ứng từ, vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây: đặc điểm, phương, chiều, độ lớn.  Dòng điện chạy trong ống dây dài : hình dạng và đặc điểm các đường cảm ứng từ gây bởi ống dây dài, vectơ cảm ứng từ trong lòng ống dây: đặc điểm, phương, chiều, độ lớn.  Nguyên lý chồng chất từ trường 3. Lực từ:  Lực từ tác dụng lên dây dẫn đặt trong từ trường : điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.  Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường : điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.  Biết được một số ứng dụng lực từ. 4. Hiện tượng cảm ứng điện từ  Định nghĩa: hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng  Biết cách xác định chiều dòng điện cảm ứng  Hiểu được khái niệm từ thông , hiểu được và biết cách xác định độ lớn suất điện động cảm ứng  Dòng điện Phucô: định nghĩa, đặc điểm, ứng dụng  Hiện tượng tự cảm : định nghĩa, công thức xác định từ thông riêng, hiểu được và xác định được độ lớn suất điện động tự cảm. B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP 1. Trăc nghiệm Mức độ nhận biết Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ. B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ. C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường. D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ. Câu 2. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên. C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động. Câu 3. Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn A. hút nhau. D. đẩy nhau. C. không tương tác. D. đều dao động. Câu 4. Lực nào sau đây không phải lực từ? A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng; B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam; C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện; D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau. Câu 5. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích. C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì: A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó. B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó. C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó. Câu 7. Tính chất cơ bản của từ trường là: A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. Câu 8. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. Câu 9. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức; B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu; C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường; D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ. B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau. C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín. D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. D. Các đường sức từ là những đường cong kín. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B. Câu 13.Từ trường đều có các đường sức từ : A.song song và cách đều nhau. B.Khép kín. C.Luôn có dạng là đường tròn. D.Có hypebol Câu 14: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường A. Vuông góc với đường sức từ. B. Nằm theo hướng của đường sức từ. C. Nằm theo hướng của lực từ. D. Không có hướng xác định. Câu 15. Dùng nam châm thử ta có thể biết được A. Độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử. B. Dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử. C. Độ lớn và hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. D. Hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. Câu 16.Một phần tử dòng điện có chiều dài , cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng A.B=F/IL B.F=B/IL C.I=B/FL D.L=B/IF Câu 17. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường A. Cùng hướng với hướng từ trường tại điểm đó. B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó. D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó Câu 18. Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó Câu 19. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây. B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây. C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ. D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây. Câu 20. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc: A. vặn đinh ốc 1. B. vặn đinh ốc 2. C. bàn tay trái. D. bàn tay phải. Câu 21. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương A. vuông góc với dòng điện. B. vuông góc với đường cảm ứng từ. C. vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ. D. tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Lực từ tác dụng lên dòng điện A. đổi chiều khi đổi chiều dòng điện. B. đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ. C. đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện. D. không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ. Câu 23. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây? A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện; B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ; C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện; D. Song song với các đường sức từ.  Câu 24: Với  là góc giữa véc tơ cảm ứng từ B và đoạn dây dẫn L có dòng điện I chạy qua, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây xác định bởi hệ thức A. F = B.I.L.sin. B. F = B.I.L.cos. C. F = B.I.L.cot. D. F = B.I.L.tan. Câu 25. Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I: A. B = 2.10-7I/R B. B = 2π.10-7I/R C. B = 2π.10-7I.R D. B = 4π.10-7I/R Câu 26. Một ống dây hình trụ có số vòng dây quấn trên một đơn vị dài của lõi là n. Khi dòng điện chạy trong ống dây có cường độ I thì cảm ứng từ B tại một điểm trong lòng ống dây được tính bằng công thức nào sau đây? A. B = 2π.10-7 nI B. B = 4.10-7 nI C. B = 2.10-7 nI D. B = 4π.10-7 nI Câu 27. Một điện tích q dương chuyển động với tốc độ v bay theo phương hợp với từ trường một góc thì chiụ lực từ F. Biểu thức nào sau đây đúng: A. = . B. = . C. = . D. = . . Câu 28. Lực Lo – ren – xơ là A. lực Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực điện tác dụng lên điện tích. C. lực từ tác dụng lên dòng điện. D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường. Câu 29: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và cectơ pháp tuyến là  . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức A. = BS.sin B.= BS.cos C.= BS.tan D.  = BS.ctan Câu 30. Đơn vị của từ thông là: A. vêbe(Wb) B. tesla(T) C. henri(H) D. vôn(V) Câu 31. Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch. B. hoàn toàn ngẫu nhiên. C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài. D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài. Câu 32. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. độ lớn từ thông qua mạch. C. điện trở của mạch. D. diện tích của mạch. Câu 33. Dòng điện Phucô là: A. dòng điện chạy trong khối vật dẫn B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên. C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường. D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện. Câu 34. Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault? A. phanh điện từ; B. nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên; C. lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau; D. đèn hình TV. Câu 35. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fucô. B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. C. Dòng điện Fucô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó. D. Dòng điện Fucô chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời toả nhiệt làm khối vật dẫn nóng lên. Câu 36. Suất điện động cảm ứng là suất điện động A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong mạch kín. C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng. Câu 37. Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. độ lớn cảm ứng từ; B. diện tích đang xét; C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ; D. nhiệt độ môi trường. Câu 38. 1 vêbe bằng: A. 1 T.m2. B. 1 T/m. C. 1 T.m. D. 1 T/ m2. Câu 39. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện; B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu; C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch; D. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi. Câu 40. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm. B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm. C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ. D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm. Câu 41. Đơn vị của hệ số tự cảm là: A. Vôn (V). B. Tesla (T). C. Vêbe (Wb). D. Henri (H). Câu 42. Hiện tượng tự cảm thực chất là A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu. B. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên. C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường. D. hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra. Câu 43. Một mạch kín có độ tự cảm L. Trong khoảng thời gian t, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên một lượng i. Suất điện động tự cảm trong mạch được tính bằng công thức nào dưới đây? A. etc   L i . t B. etc   L2 i . t C. etc  2 L i . t D. etc  2 L2 44.. The unit of magnetic flux is A. Weber/m2. B.Weber C.Henry 45. A charged particle moving in a magnetic field experiences a resultant force A.In the direction of field B.In the direction opposite to that field C.In the direction perpendicular to both the field and its velocity D.None of the above 46.The magnetic field lines due to a bar magnet are correctly shown in A. N B. S C. N S D. N N S S i . t D.Ampere/m 47. The magnetic lines of force inside a bar magnet A. Are from south-pole to north-pole of the magnet B. Are from north-pole to south-pole of the magnet C. Do not exist D. Depend upon the area of cross-section of the bar magnet 48. The direction of induced e.m.f. during electromagnetic induction is given by A. Faraday's law B. Lenz's law C. Maxwell's law D.Ampere's law 49. Lenz’s law applies to A.Electrostatics B.Lenses C.Electro-magnetic induction D.Cinema slides 50. If a coil of metal wire is kept stationary in a non-uniform magnetic field, then A.An e.m.f. is induced in the coil B.A current is induced in the coil C.Neither e.m.f. nor current is induced D.Both e.m.f. and current is induced L 51. An inductor L, a resistance R and two identical bulbs, B1 and B 2 are connected to a battery through a switch S as shown in the figure. The resistance R is the same as that of the coil that makes L. Which of the following statements gives the correct description of the R happenings when the switch S is closed A.The bulb B2 lights up earlier than B1 and finally both the bulbs shine equally bright B B. B1 light up earlier and finally both the bulbs acquire equal brightness C. B2 lights up earlier and finally B1 shines brighter than B2 D. B1 and B2 light up together with equal brightness all the time 52. A cylindrical bar magnet is kept along the axis of a circular coil. If the magnet is rotated about its axis, then A. A current will be induced in a coil B. No current will be induced in a coil C. Only an e.m.f. will be induced in the coil D.An e.m.f. and a current both will be induced in the coil 1c 2c 3a 4a 17 a 30 a 43 a 14b 15d 27d 28d 16 a 29b 40d 41d 42d 5c 18d 31 a 44b 6d 7a 19 c 32 a 45 c 20 c 33 c 46d 8b 9d 21d 22c 34d 35d 47a 48b 10 c 13d 36 a 49 c 11b 24 a 37d 50d 12 c 25b 13 a 26d 38 a 51 a 39d B1 B2 S 52b Mức Độ Hiểu Câu 1. Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là A. những đường thẳng song song cách đều nhau. B. những đường cong, cách đều nhau. C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc. D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc. Câu 2. Dạng đường sức từ của nam châm thẳng giống với dạng đường sức từ của : A.dòng điện trong ống dây dài B.dòng điện tròn C.dòng điện thẳng D.dòng điện trong khung dây tròn Câu 3. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì A. BM = 2BN B. BM = 4BN C. BM = ½ BN D. BM = ¼ BN Câu 4. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ: N F A. S I B. I S N S C. F F D. I N N I F S Câu 5. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng điện trong dây A. M B. B M M B I B I C. B M I D. I Câu 6. Một ống dây dài 50 cm có 1000 vòng dây mang một dòng điện là 5 A. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là A. 8 π mT. B. 4 π mT. C. 8 mT. D. 4 mT. Câu 7: Cảm ứng từ bên trong ống dây dài không phụ thuộc vào A. Môi trường trong ống dây. B. Chiều dài ống dây. C. Đường kính ống dây. D. Dòng điện chạy trong ống dây. Câu 8. Phát biểu nào dưới đây là Đúng? A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song với dòng điện B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng song song cách đều nhau D. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn Câu 9. Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là: A. 2.10-8(T) B. 4.10-6(T) C. 2.10-6(T) D. 4.10-7(T) -6 Câu 10. Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5(A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10 (T). Đường kính của dòng điện đó là: A. 10 (cm) B. 20 (cm) C. 22 (cm) D. 26 (cm) Câu 11. Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau. B. M và N đều nằm trên một đường sức từ. C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau. D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau. Câu 12. Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng A. 25 (cm) B. 10 (cm) C. 5 (cm) D. 2,5 (cm) Câu 13. Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc : A. chiều dài ống dây. B. số vòng dây của ống. C. đường kính ống. D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống. Câu 14. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây? A. vuông góc với dây dẫn; B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện; C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn; D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. Câu 15. Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ : A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần. Câu 16. Một ống dây có dòng điện 10 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống là 20 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là: A. 0,4 T. B. 0,8 T. C. 1,2 T. D. 0,1 T. Câu 17. Một ống dây có dòng điện 4 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là 0,04 T. Để độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống tăng thêm 0,06 T thì dòng điện trong ống phải là : A. 10 A. B. 6 A. C. 1 A. D. 0,06 A. Câu 18: Một dây dẫn thẳng dài có đoạn giữa uốn thành hình vòng tròn như hình vẽ. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn theo chiều mũi tên thì véc tơ cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn có hướng: A. thẳng đứng hướng lên trên I B. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía sau C. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía trước O D. thẳng đứng hướng xuống dưới Câu hỏi 19. Một dòng điện cường độ I chạy trong một dây dẫn thẳng dài chiều như hình vẽ. Cảm ứng từ tại hai điểm M và N quan hệ với nhau như thế nào, biết M và N đều cách dòng điện khoảng a, đều nằm trên mặt phẳng hình vẽ đối xứng nhau qua dây dẫn. A.BM = BN; hai véc tơ ⃗ và ⃗song song cùng chiều M B. BM = BN; hai véc tơ ⃗ và ⃗song song ngược chiều I C. BM > BN; hai véc tơ ⃗ và ⃗ song song cùng chiều N D. BM = BN; hai véc tơ ⃗ và ⃗ vuông góc với nhau Câu 20. Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với các đường sức từ, thì A. Chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi. B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi. C. Vận tốc của electron bị thay đổi. D. Electron tiếp tục cùng chiều với lực từ. Câu 21: Một hạt mang điện tích q = 4.10-10 C, chuyển động với vận tốc 2.105 m/s trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là f = 4.10-5 N. Cảm ứng từ B của từ trường là A. 0,05 T. B. 0,5 T. C. 0,02 T. D. 0,2 T. Câu 22. Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên electron và hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều: q>0 v A. B. F B e v v C. F B v F q>0 D. F =0 e B B Câu 23. Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên electron và hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều: A. e B F v v B. q>0 B B q>0 C. v D. F v B F F e Câu 24: Một hạt  (điện tích 3,2.10-19C) bay với vận tốc 107m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ của từ trường đều có cảm ứng từ B = 1,8 T. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là A. 5,76.10-12 N. B. 57,6.10-12 N. C. 0,56.10-12 N. D. 56,25.10-12 N. Câu 25: Một proton chuyển động có từ trường đều véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức từ trường như hình vẽ. B = 8 mT và v = 2.106m/s, xác định hướng và độ lớn của lực từ tác dụng lên proton A. hướng ra. fL =2,6.10-15N B. hướng lên. fL = 2,5.10-15N C. hướng xuống. fL = 2,56.10-15N D. hướng vào fL = 1,6.10-15N Câu 26. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng: I1 A. v Ic I1 B. v Ic B giảm R C. Ic A D. Icư vòng dây cố định Câu 27. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng: A A. R tăng Ic A B. R giảm Ic Icư= Ic C. A R giảm D. A R tăng Câu 28. Một vòng dây dẫn đồng chất đặt trong một từ trường biến thiên đều ,có các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây Biết tốc độ biến thiên của từ thông là điện thế giữa hai điểm bất kỳ trên vòng dây có giá trị nào sau đây ?  , điện trở toàn bộ vòng dây là R.Hiệu t B v A R  (V) t B. 1/R  (V) t C . 0 (V) D.Một giá trị khác Câu 29: Trong hình vẽ bên đáp án nào sau đây là đúng khi xác định chiều dòng điện tự cảm Itc do ống dây gây ra và dòng điện qua đèn 2( I2) trong thời gian K đóng: 1 R A. Itc từ A đến B; I2 từ B đến C B. Itc từ A đến B; I2 từ C đến C B A B 2 D. Itc từ B đến A; I2 từ C đến B C. Itc từ B đến A; I2 từ B đến C K E Câu 30: Trong hình vẽ bên đáp án nào sau đây là đúng khi xác định chiều dòng điện tự cảm do ống dây gây ra và dòng điện qua đèn 2 trong thời gian K ngắt: A. Itc từ A đến B; I2 từ B đến C B. Itc từ A đến B; I2 từ C đến B D. Itc từ B đến A; I2 từ C đến B C. Itc từ B đến A; I2 từ B đến C Câu 31. Một ống dây có đô tự cảm L=1 H được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ trên hình. Suất điện động tự cảm trong ống từ thời điểm 0,05 (s) về sau là A. 0 (V). B. 5 (V). C. 10 (V). D. 100 (V). Câu 32. Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào A. cường độ dòng điện qua mạch. B. điện trở của mạch. C. chiều dài dây dẫn. D. tiết diện dây dẫn. Câu 33 Các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện có dạng, phân bố, đặc điểm như thế nào: A. là các đường tròn và là từ trường đều B. là các đường thẳng vuông góc với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều C. là các đường thẳng song song với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều D. các đường xoắn ốc, là từ trường đều Câu 34. Nhìn vào dạng đường sức từ, so sánh ống dây mang dòng điện với nam châm thẳng người ta thấy: A. giống nhau, đầu ống dòng điện đi cùng chiều kim đồng hồ là cực bắc B. giống nhau, đầu ống dòng điện đi cùng chiều kim đồng hồ là cực nam C. khác nhau, đầu ống dòng điện đi ngược chiều kim đồng hồ là cực bắc D. khác nhau, đầu ống dòng điện đi ngược chiều kim đồng hồ là cực nam Câu 35. Hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc nhau, rất gần nhau nhưng không chạm I vào nhau có chiều như hình vẽ. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cùng cường độ. Từ trường do (2) (1) hai dây dẫn gây ra có thể triệt tiêu nhau, bằng không ở vùng nào? I A. vùng 1và 2 B. vùng 3 và 4 C. vùng 1 và 3 D. vùng 2 và 4 (3) (4) Câu 36.Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với A. điện trở của mạch. B. từ thông cực đại qua mạch. C. từ thông cực tiểu qua mạch. D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch. 36. The inductance of a coil is 60 H. A current in this coil increases from 1.0 A to 1.5 A in 0.1 second. The magnitude of the induced e.m.f. is A.60.10–6V. B.300.10–4V. C.30.10–4V. D.3.10–4V. 37: The magnetic induction at a point P which is distant 4 cm from a long current carrying wire is 3.10–8 Tesla. The field of induction at a distance 12 cm from the same current would be A.10–8 Tesla B. 9.10–8 Tesla C. 3.10–8 Tesla D. 9.10–6 Tesla 38: A current of 0.1 A circulates around a coil of 100 turns and having a radius equal to 5 cm. The magnetic field set up at the centre of the coil is A.2..10–5(Tesla) B.8..10–5(Tesla) C.4..10–5(Tesla) D.2.10–5(Tesla) 39. An electron is travelling in east direction and a magnetic field is applied in upward direction then electron will deflect in A.South B.North C.West D.East 40. A proton enters a region where magnetic field is 1,5Tesla with a velocity of 2  10 7 m / sec at an angle of 30  with the field. The force on the proton will be A.2,4.10–12N. B. 0,24.10–12N. C.24.10–12N. D.2,4.10–10N. 41: An electron enters a region where electrostatic field is 20 V/m and magnetic field is 5T. If electron passes undeflected through the region, then velocity of electron will be A. 0,25. m/s B. 2 m/s. C. 4 m/s. D. 8 m/s. 42. Two equal bar magnets are kept as shown in the figure. The direction of resultant magnetic field, indicated by arrow head at the point P is (approximately) S P • N S N 43. A square coil 10–2 m2. area is placed perpendicular to a uniform magnetic field of intensity 103Wb/m2. The magnetic flux through the coil is C.105 weber D.100 weber A.10 Weber B.10–5 Weber -13 -27 44. A 3,2.10 J proton (mp = 1,66.10 kg) is moving perpendicular to a uniform magnetic field of 2.5 Tesla. The force on the proton is A. 2,5.10-10 N B.7,8.10-10 N C.2,5.10-11 N D.7,8.10-12 N 45. A coil having an area A0 is placed in a magnetic field which changes from B0 to 4B0 in a time interval t. The electromotive force (e.m.f) induced in the coil will be A. 3 A0 B0 t B. 4 A0 B0 t C. 3 B0 A0 t D. 4 B0 A0 t 46: A coil having 500 square loops each of side 10 cm is placed normal to a magnetic flux which increases at the rate of 1.0 tesla/second. The induced e.m.f. in volts is A. 0.1 B.0.5 C. 1 D.5 47: A 50 turns circular coil has a radius of 3 cm, it is kept in a magnetic field acting normal to the area of the coil. The magnetic field B increased from 0.10 tesla to 0.35 tesla in 2 milliseconds. The average induced e.m.f. in the coil is A. 1,77 Volts. B.17,7 Volts. C.177 Volts. D.0,177 Volts. 48. An e.m.f. of 5 volt is produced by a self inductance, when the current changes at a steady rate from 3 A to 2 A in 1 millisecond. The value of self inductance is A.Zero B. 5 H C.5000 H D.5 mH 1a 2a 3c 4d 5b 6b 7c 8d 9c 10a 11a 12a 13d 14d 15a 16a 17a 18b 19b 20a 21b 22d 23a 24a 25c 26b 27a 28c 29c 30a 31a 32a 33c 34b 35d 36d 37a 38c 39b 40a 41c 42b 43a 44d 45a 46b 47b 48d 2. Tự luận Bài 1. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = I2= 12 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 16 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 12 cm.( ĐS : 2,5. 10−5T) Bài 2. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = 12 A; I2 = 15 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 một đoạn 15 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 một đoạn 5 cm( ĐS: 7,6.10−5T.) Bài 3. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = 6 A; I2 = 12 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng 5 cm và cách dây dẫn mang dòng í2 một khoảng 15 cm( ĐS: 0,8.10−5 (T).) Bài 4. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 9 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách đều hai dây dẫn một khoảng 30 cm. ( ĐS : 4.10−6T) Bài 5. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt trong không khí, trùng với hai trục tọa độ vuông góc xOy. Dòng điện qua dây Ox chạy ngược chiều với chiều dưong của trục tọa độ và có cường độ I1 = 6 A, dòng điện qua dây Oy chạy cùng chiều với chiều dưoưg của trục tọa độ và có cường độ I2 = 9 A. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M có tọa độ x = 4 cm và y = 6 cm.(ĐS: 6,5.10−5T) Bài 6 : Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 15 cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, có cường độ I1 = 10 A, I2 = 5 A chạy qua. Xác định điểm M mà tại đó cảm ừng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra bằng 0. *ĐS: MA = 10 cm & MB = 5 cm. Bài 7. Một dây dẫn trong không khí được uốn thành vòng tròn. Bán kính R = 0,1 m có I = 3,2 A chạy qua. Mặt phẳng vòng dây hùng với mặt phẳng kinh tuyến từ. Tại tâm vòng dây treo một kim nam châm nhỏ. Tính góc quay của kim nam châm khi ngắt dòng điện. Cho biết thành phần nằm ngang của cảm ứng từ trái đất có Bđ = 2.10−5 T.(ĐS: α = 44,85°.) Câu 8. Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành một vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng điện 3 A chạy trong dây dẫn. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn nếu vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng: Đs: 8,6. 10−5T Bài 9. Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành một vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng điện 3 A chạy trong dây dẫn. Xác định cảm ứng tù tại tâm của vòng tròn nếu vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng, chỗ bắt chéo hai đoạn dây không nối với nhau: Đs: 16,6. 10−5T Bài 10. Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8 cm, MN= 6cm mang dòng điện I = 5 A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3 T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, tính lực từ tác dụng lên các cạnh cạnh AM của tam giác (đs: 1,2.10-3N; 1,5.10-3N) Bài 11. Giữa hai cực của một nam châm hình móng ngựa có một điện trường đều nhu hình vẽ, B = 0,5 T. Người ta treo một dây dẫn thẳng chiều dài 5 cm, khối lượng 5 g nằm ngang trong từ trường bằng hai dây dẫn mảnh nhẹ. Tìm lực căng của dầy treo so với phương thẳng đứng khi cho dòng điện I = 2 A chạy qua dây. Cho g = 10 m/s2. Câu 12: Một hình chữ nhật kích thước 5x10 (cm2), đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4 T. Từ thông qua diện tích đó bằng 0,5.10-6 Wb. Tính góc hợp giữa véc tơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó. Câu 13: Một khung dây hình chữ nhật kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T. Véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Tính Từ thông qua khung dây Câu 14: Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 (s) từ thông giảm từ 1,2 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Tính Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung Câu 15: Một khung dây phẳng, diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng đặt trong từ trường đều. Véc tơ cảm ứng từ hợp thành với mặt phẳng khung dây góc 300 và có độ lớn bằng 2.10-4 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 s. Tính Suất điện đông cảm ứng xuất hiện trong khung. Cấu 16: Cuộn dây có độ tự cảm L = 125 mH có dòng điện giảm từ 12 A đến I trong t = 0,05 s thì suất điện động tự cảm trong đó có giá trị trung bình 20 V. Tính Cường độ dòng điện I. Câu 17.: Dòng điện qua một ống dây biến đổi đều theo thời gian. Trong thời gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ 1 A đến 2 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn 20 V. Tính Độ tự cảm của ống dây là Câu 18: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt M phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ t = 0 đến t = 0,4s: Bài 19: Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ lớn biến đổi theo thời gian. Tính suất điện động cảm ứng và tốc độ biến thiên của cảm ứng từ ? Biết rằng cường độ dòng điện cảm ứng là IC = 0,5 A, điện trở của khung là R = 2  và diện tích của khung là S = 50 cm2.*ĐS: | B | = 200 T/s. t N Câu 20. Dòng điện có cường độ 10A chạy qua khung dây dẫn tam giác vuông MNP theo chiều MNPM như hình vẽ . Biết MN = 30cm, NP = 40cm. Từ trường đều B = 0,01T vuông góc với mặt phẳng khung dây. Tính lực từ tác dụng lên cạnh MP của khung và vẽ hình minh họa. Câu 21. Một khung dây dẫn tròn, phang, bán kính 0,10 m gồm 50 vòng được đặt trong từ trường đều. Cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 60°. Lúc đầu cảm ứng từ có giá trị bằng 0,05 T. Trong khoảng 0,05 s, nếu cảm ứng từ tăng đều lên gấp đôi thì độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là e1, còn nếu cảm ứng từ giảm đều đến không thì độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là e2. Tính e1 + e2 Câu 22.Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng s = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có Vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến của mặt phang khung dây góc α = 60°, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây, độ lớn cảm ứng từ giảm đều từ 0,04 T đến 0 thì cường độ dòng cảm ứng có độ lớn i1; còn nếu độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,02 T thì cường độ dòng cảm ứng có độ lớn i2. Tính i1 + i2 P