Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II Vật lí 11 chương trình chuyên, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021

c39ca2cc1ac98b03c9bbcd11f4807686
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:18:15 | Được cập nhật: hôm qua lúc 16:57:48 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 616 | Lượt Download: 2 | File size: 0.485666 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ LÝ TIN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NH 2020-2021 - LỚP 11 CHUYÊN LÝ A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Con lắc lò xo - Phương trình li độ, vận tốc, gia tốc, lực phục hồi theo thời gian + Quy luật biến thiên các đại lượng theo thời gian, đồ thị các đại lượng theo thời gian + Độ lệch pha giữa các đại lượng + Giá trị, độ lớn cực đại của các đại lượng và vị trí tương ứng. - Công thức chu kì tần số, tần số góc của con lăc lò xo, công thức chu kì con lăc lò xo treo thẳng đứng theo độ biến dạng - Động năng, thế năng và cơ năng của con lăc lò xo - Lực phục hồi, lực đàn hồi con lắc lò xo nằm ngang và con lăc lò xo thẳng đứng. - Các biểu thức độc lập về thời gian giữa các đại lượng. 2. Con lăc đơn - Các phương trình li độ, vận tốc, gia tốc, lực phục hồi của con lăc đơn dao động điều hoà theo li độ cung và li độ góc - Chu kì con lăc đơn - Biểu thức vận tốc, lực căng dây của con lăc đơn dao động tuần hoàn không ma sát. - Các biểu thức độc lập với thời gian giữa li độ dài và vân tốc, li độ góc và vận tốc 3. Mối liên hệ dao động điều hoà và chuyên động tròn đều - Sự tương quan giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều - Ứng dụng mối liên hệ dao động điều hoà và chuyển động tròn đều giải các bài toán con lắc. 4. Tổng hợp dao động - Biết cách tổng hợp các dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số bằng phương pháp giản đồ vectơ - Xác định khoảng cách lớn nhất, nhỏ nhất của hai dao đông 5. Các loại dao động- thực hành. - Phân biệt các dao động tuần hoàn, dao động điều hoà, dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức và các ứng dụng trong thực tế. - Dao động cường bức: đặc điểm, tần số, biên độ, đồ thị dao động. Điều kiện có cộng hưởng. 6. Sóng cơ học: - Nắm bắt khái niệm các đại lượng sóng: tần số, biên độ, bước sóng, phân loại sóng, phân biệt vận tốc sóng và vận tốc dao động của các phần tử. - Phương trình dao động sóng và các đồ thị sóng - Độ lệch pha của hai điểm trên phương truyền sóng - Khoảng cách cực đại và cực tiểu giữa hai điểm trên phương truyền sóng - Xác định các thời điểm li độ sóng đạt giá trị bất kì. 7. Sóng âm - Các đặc trưng sinh lý và vật lý của âm, nguồn âm, hộp cộng hưởng. - Các bài tập liên quan đến mức cường độ âm, hiệu hai mức cường độ âm. 8. Giao thoa - Định nghĩa, điều kiện có giao thoa. - Phương trình sóng tổng hợp tại một điểm, công thức biên độ, độ lệch pha của hai sóng tới tại một điểm trong trường giao thoa - Xác định số cực đại và số cực tiểu trong trường giao thoa. Công thức hiệu đường đi đối với cực đại và cực tiểu. 9. Sóng dừng - Định nghĩa sóng dừng - Điều kiện có sóng dừng, khoảng cách giữa các điểm đặc biệt khi có sóng dừng. 10. Các máy điện xoay chiều - Máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha : cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, biểu thức từ thông và suất điện động xoay chiều. - Máy biến áp: cấu tạo, công thức liên hệ các điện áp với số vòng dây, cường độ dòng điện và vai trò giảm hao phí điện năng khi truyền tải đi xa 11. Mạch R-L-C không phân nhánh Vẽ được giản đồ vecto trong mạch R-L-C nối tiếp từ đó suy ra các công thức tổng trở, công thức liên hệ điện áp hiệu dụng toàn mạch với các điện áp hiệu dụng thành phần. Nắm được độ lệch pha giữa các điện áp tức thời và dòng điện. - Biết cách xác đinh sự tương quan giữa điện áp tức thời và dòng điện tức thời. Xác định công suất và hệ số công suất mạch điện xoay chiều. - Điều kiện có cộng hưởng điện xoay chiều - Giải các bài toán có khoá k, bài toán cực trị khi R, f, L,C biến thiên. 12. Dao động và sóng điện từ - Mạch dao động - Điện từ trường - Sóng điện từ và nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến B. CÂU HỎI ÔN TẬP MINH HỌA I. PHẦN TRẮC NGHIỆM DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA Câu 1. Chọn câu trả lời đúng. Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(t + ). A. Biên độ A, tần số góc , pha ban đầu  là các hằng số dương B. Biên độ A, tần số góc , pha ban đầu  là các hằng số âm C. Biên độ A, tần số góc , là các hằng số dương, pha ban đầu  là các hằng số phụ thuộc cách chọn gốc thời gian. D.. Biên độ A, tần số góc , pha ban đầu  là các hằng số phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian t = 0. Câu 2. Chọn câu sai. Chu kì dao động là A. Thời gian để vật đi được quãng bằng 4 lần biên độ. B. Thời gian ngắn nhất để li độ dao động lặp lại như cũ. C. Thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ. D. Thời gian để vật thực hiện được một dao động. Câu 3. T là chu kỳ của vật dao động tuần hoaøn. Thời điểm t và thời điểm t + mT với m N thì vật A. Chỉ có vận tốc bằng nhau. B. Chỉ có gia tốc bằng nhau. C. Chỉ có li độ bằng nhau. D. Có cùng trạng thái dao động. Câu 4. Chọn câu sai. Tần số của dao động tuần hoàn là A. Số chu kì thực hiện được trong một giây. B. Số lần trạng thái dao động lặp lại trong 1 đơn vị thời gian. C. Số dao động thực hiện được trong 1 phút. D. Số lần li độ dao động lặp lại như cũ trong 1 đơn vị thời gian. Câu 5. Đại lượng nào sau đây không cho biết dao động điều hoà là nhanh hay chậm? A. Chu kỳ. B. Tần số C. Biên độ D. Tốc độ góc. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hoà của một chất điểm? A. Khi đi qua VTCB, chất điểm có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại. B. Khi đi tới vị trí biên chất điểm có gia tốc cực đại. Khi qua VTCB chất điểm có vận tốc cực đại. C. Khi đi qua VTCB, chất điểm có vận tốc cực tiểu, gia tốc cực đại. D. Khi đi tới vị trí biên, chất điểm có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại. Câu 7. Chọn câu trả lời đúng trong dao động điều hoà vận tốc và gia tốc của một vật A. Qua cân bằng vận tốc cực đại, gia tốc triệt tiêu. B. Tới vị trí biên thì vận tốc đạt cực đại, gia tốc triệt tiêu. C. Tới vị trí biên vận tốc triệt tiêu, gia tốc cực đại. D. A và B đều đúng. Câu 8. Khi một vật dao động điều hòa thì A. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động. B. Vectơ vận tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động, vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng. C. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn đổi chiều khi qua vị trí cân bằng. D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn là vectơ hằng. Câu 9. Nhận xét nào là đúng về sự biến thiên của vận tốc trong dao động điều hòa. A. Vận tốc của vật dao động điều hòa giảm dần đều khi vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên. B. Vận tốc của vật dao động điều hòa tăng dần đều khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng. C. Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên tuần hòan cùng tần số góc với li độ của vật. D. Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên những lượng bằng nhau sau những khỏang thời gian bằng nhau. - Câu 10. Chọn đáp án sai. Trong dao động điều hoà thì li độ, vận tốc và gia tốc là những đại lượng biến đổi theo hàm sin hoặc cosin theo t và A. Có cùng biên độ. B. Cùng tần số C. Có cùng chu kỳ. D. Không cùng pha dao động. Câu 11. Hai vật A và B cùng bắt đầu dao động điều hòa, chu kì dao động của vật A là TA, chu kì dao động của vật B là TB. Biết TA = 0,125TB. Hỏi khi vật A thực hiện được 16 dao động thì vật B thực hiện được bao nhiêu dao động? A. 2 B. 4 C. 128 D. 8 Câu 12. Một vật dao động điều hòa với li độ x = Acos(t + ) và vận tốc dao động v = -Asin(t + ) A. Li độ sớm pha  so với vận tốc B. Vận tốc sớm pha hơn li độ góc  C. Vận tốc v dao động cùng pha với li độ D. Vận tốc dao động lệch pha /2 so với li dộ Câu 13. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi. A. Cùng pha với li độ. B. Lệch pha một góc  so với li độ. C. Sớm pha /2 so với li độ. D. Trễ pha /2 so với li độ. Câu 14. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi. A. Cùng pha với vận tốc. B. Ngược pha với vận tốc. C. Lệch pha /2 so với vận tốc. D. Trễ pha /2 so với vận tốc. Câu 15. Trong dao động điều hòa của vật biểu thức nào sau đây là sai? 2  x   v  =1 A.   +   A   vmax  2 2 2 2 2  a   v   +   = 1 B.   amax   vmax  2  F   v   x   a   +   = 1 =1 C.  D.   +   A   amax   Fmax   vmax  Câu 16. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + ). Gọi v là vận tốc tức thời của vật. Trong các hệ thức liên hệ sau, hệ thức nào sai? 2 2 v v2 x  v  A.   +  B. v2 =  2(A2 - x2) C.  = D. A = x 2 + 2  =1   A   A  A2 − x 2 2 Câu 17. Vật dao động với phương trình x = Acos(t + ). Khi đó tốc độ trung bình của vật trong 1 chu kì là 2v A A A A. v = max B. v = C. v = D. v = 2  2  Câu 18. Nếu biết vmax và amax lần lượt là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật dao động điều hòa thì chu kì T là vmax a amax 2vmax B. max C. D. amax vmax 2vmax amax Câu 19. Gia tốc trong dao động điều hòa cĩ biểu thức A. a = 2x B. a = - x2 C. a = - 2x D. a = 2x2. Câu 20. Gia tốc trong dao động điều hòa có độ lớn xác định bởi A. a = 2x2 B. a = - x2 C. a = - 2x D. a = 2x2. Câu 21. Nếu biết vmax và amax lần lượt là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật dao động điều hòa thì biên độ A là v2 a2 a2 a A. max B. max C. max D. max 2 vmax amax vmax vmax Câu 22. Đồ thị mô tả sự phụ thuộc giữa gia tốc a và li độ v là A. Đoạn thẳng đồng biến qua gốc tọa độ. B. Đoạn thẳng nghịch biến qua gốc tọa độ. C. Là dạng hình sin. D. Dạng elip. Câu 23. Đồ thị mô tả sự phụ thuộc giữa gia tốc a và li độ x là A. Đoạn thẳng đồng biến qua gốc tọa độ. B. Đoạn thẳng nghịch biến qua gốc tọa độ. C. Là dạng hình sin. D. Có dạng đường thẳng không qua gốc tọa độ. Câu 24. Đồ thị mô tả sự phụ thuộc giữa gia tốc a và lực kéo về F là A. Đoạn thẳng đồng biến qua gốc tọa độ. B. Đường thẳng qua gốc tọa độ. C. Là dạng hình sin. D. Dạng elip. Câu 25. Hãy chọn phát biểu đúng? Trong dao động điều hoà của một vật A. A. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng không qua gốc tọa độ. B. Khi vật chuyển động theo chiều dương thì gia tốc giảm. C. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng qua gốc tọa độ. D. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và gia tốc là một đường elíp. Câu 26. Một chất điểm chuyển động theo phương trình sau x = Acost +B. Trong đó A, B,  là các hằng số. Phát biểu nào đng? A. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và vị trí biên có tọa độ x = B – A và x = B + A. B. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và biên độ là A + B. C. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và vị trí cân bằng có tọa độ x = 0. D. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và vị trí cân bằng có tọa độ x = B/A. Câu 27. Một chất điểm chuyển động theo các phương trình sau x = Acos2(t + /4). Tìm phát biểu nào đúng? A. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và vị trí cân bằng có tọa độ x = 0. B. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và pha ban đầu là /2. C. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và vị trí biên có tọa độ x = -A hoặc x = A D. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và tần số góc . Câu 28. Phương trình dao động của vật có dạng x = asint + acost. Biên độ dao động của vật là A. a/2. B. a. C. a 2. D. a 3. Câu 29. Chất điểm dao động theo phương trình x = 2 3cos(2πt + /3) + 2sin(2πt + /3). Hãy xác định biên độ A và pha ban đầu  của chất điểm đó. A. A = 4cm,  = /3 B. A = 8cm,  = /6 C. A = 4cm,  = /6 D. A = 16cm,  = /2 Câu 30. Dao động tắt dần là một dao động có A. Cơ năng giảm dần do ma sát. B. Chu kỳ giảm dần theo thời gian. C. Tần số tăng dần theo thời gian D. Biên độ khoâng đổi. Câu 31. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn. B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ. C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trường ngoài là nhỏ. D. Biên độ cộng hưởng không phụ thuộc vào ma sát. Câu 32. Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi? A. Quả lắc đồng hồ. B. Khung xe máy sau khi qua chỗ đường gập ghềnh. C. Con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm. D. Chiếc võng. Câu 33. Chọn đáp án sai. Dao động tắt dần là dao động A. Có biên độ và cơ năng giảm dần B. Không có tính điều hòa C. Có thể có lợi hoặc có hại D. Có tính tuần hoàn. Câu 34. Sự cộng hưởng xảy ra trong dao động cưỡng bức khi A. Hệ dao động với tần số dao động lớn nhất B. Ngoại lực tác dụng lên vật biến thiên tuần hoàn. C. Dao động không có ma sát D. Tần số cưỡng bức bằng tần số riêng. Câu 35. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực. C. Dao động duy trì có tần số tỉ lệ với năng lượng cung cấp cho hệ dao động. D. Cộng hưởng có biên độ phụ thuộc vào lực cản của môi trường. Câu 36. Trong trường hợp nào sau đây dao động của 1 vật có thể có tần số khác tần số riêng của vật? A. Dao động duy trì. B. Dao động cưỡng bức. C. Dao động cộng hưởng. D. Dao động tự do tắt dần. Câu 37. Dao động của quả lắc đồng hồ thuộc loại A. Dao động tắt dần B. Cộng hưởng C. Cưỡng bức D. Duy trì. Câu 38. Một vật có tần số dao động tự do là f0, chịu tác dụng liên tục của một ngoại lực tuần hoàn có tần số biến thiên là  (  ≠ 0). Khi đó vật sẽ dao ổn định với tần số bằng bao nhiêu? A.  B. 0 C.  + 0 D. | - 0| Câu 39. Một vật dao động với tần số riêng f0 = 5Hz, dùng một ngoại lực cưỡng bức có cường độ không đổi, khi tần số ngoại lực lần lượt là f1 = 6Hz và f2 = 7Hz thì biên độ dao động tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2. A. A1 > A2 vì 1 gần 0 hơn. B. A1 < A2 vì 1 < 2 C. A1 = A2 vì cùng cường độ ngoại lực. D. Không thể so sánh. Câu 40. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 100g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. trong cùng một điều kiện về lực cản của môi trường, thì biểu thức ngoại lực điều hoà nào sau đây làm cho con lắc đơn dao động cưỡng bức với biên độ lớn nhất? ( Cho g = 2 m/s2). A. F = F0cos(2t + /4). B. F = F0cos(8t) C. F = F0cos(10t) D. F = F0cos(20t + /2) cm SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM Câu 41. Sóng ngang A. Chỉ truyền được trong chất rắn. B. Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng. C. Không truyền được trong chất rắn. D. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. Câu 42. Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương dao động của sóng ngang? A. Nằm theo phương ngang B. Vuông góc với phương truyền sóng C. Nằm theo phương thẳng đứng D. Trùng với phương truyền sóng Câu 43. Điều nào sau đây là đng khi nói về phương dao động của sóng dọc? A. Nằm theo phương ngang B. Nằm theo phương thẳng đứng C. Theo phương truyền sóng D. Vuông góc với phương truyền sóng Câu 44. Sóng dọc A. Truyền được chất rắn, chất lỏng và chất khí. B. Có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. C. Truyền được qua chân không. D. Chỉ truyền được trong chất rắn. Câu 45. Bước sóng  của sóng cơ học là A. Là quãng đường sóng truyền đi trong thời gian là 1 chu kỳ sóng. B. Là khoảng cách giữa hai điểm dao động đồng pha trên phương truyền sóng. C. Là quãng đường sóng truyền đi trong thời gian là 1 giây. D. Là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động vuoâng pha. Câu 46. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với quá trình truyền sóng A. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng. B. Năng lượng sóng càng giảm dần khi sĩng truyền đi càng xa nguồn. C. Pha dao động không đổi trong quá trình truyền sóng. D. Vận tốc sóng khoâng phụ thuộc vào tần số của sóng. Câu 47. Coi môi trường truyền sóng là lý tưởng. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về quá trình truyền năng lượng của sự truyền sóng trong không gian từ một nguồn điểm. A. Khi sóng truyền trong mặt phaúng thì năng lượng sóng ở những điểm cách xa nguồn sẽ có năng lượng giãm tỉ lệ bậc nhất với khoảng cách. B. Khi sóng truyền trong không gian thì năng lượng sóng ở những điểm cách xa nguồn sẽ có năng lượng giãm tỉ lệ bậc hai với khoảng cách. C. Khi sóng truyền theo một phương thì năng lượng sóng ở những điểm cách xa nguồn sẽ có năng lượng không đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn. D. Quá trình truyền sóng tất cả mọi điểm của môi trường vật chất đều có năng lượng như nhau Câu 48. Chọn câu trả lời đúng. Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng đặc trưng của sóng không thay đổi. A. Tần số B. Bước sóng. C. Vận tốc. D. Năng lượng Câu 49. Một sóng cơ khi truyền trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là 1 và v1. Khi truyền trong môi trường 2 có bước sóng và vận tốc là 2 và v2. Biểu thức nào sau đây là đúng  v  v A. 2 = 1 B. 1 = 1 C. 2 = 1 D. v2 = v1 2 v 2 1 v2 Câu 50. Nhận xét nào sau đây là đúng. A. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một trạng thái. B. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử trên mặt nước sẽ dao động cùng một tần số. C. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một biên độ. D. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một vận tốc. Câu 51. Trong hiện tượng truyền sóng trên mặt nước do một nguồn sóng gây ra, nếu gọi bước sóng là , thì khoảng cách giữa n vòng tròn sóng (gợn nhô) liên tiếp nhau sẽ là. A. n. B. (n - 1). C. 0,5n. D. (n + 1) Câu 52. Một sóng cơ có tần số f, bước sóng  lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi, khi đó tốc độ sóng được tính theo công thức A. v = /f. B. v = f/. C. v =/f. D. v = 2f. Câu 53. Tại điểm O trên mặt nước, có một nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng với chu kỳ T = 0,5s. Từ O có những gợn sóng tròn lan rộng ra xung quanh. Khoảng cách giữa hai gợn sóng kế tiếp là 2cm. Tìm vận tốc sóng. A. v = 16cm/s B. v = 8cm/s C. v = 4cm/s D. v = 2cm/s Câu 54. Phương trình dao động của một nguồn phát sóng có dạng u = u0cos(100t). Trong khoảng thời gian 0,2s, sóng truyền được quãng đường A. 10 lần bước sóng B. 4,5 lần bước sóng C. 1 bước sóng D. 5 lần bước sóng Câu 55. Trong thời gian 12s một người quan sát thấy có 7 ngọn sóng đi qua trước mặt mình. Vận tốc truyền sóng là 2m/s. Bước sóng có giá trị A. 2m B. 4m C. 6m D. 1,71m. Câu 56. Một quan sát viên đứng ở bờ biển nhận thấy rằng khỏang cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp là 12m. Bước sóng là A. 2m. B. 1,2m. C. 3m. D. 4m. Câu 57. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước, hãy lập tỷ lệ độ dài giữa bước sóng trong nước và trong không khí. Biết rằng vận tốc của âm trong nước là 1020 m/s và trong không khí là 340m/s. A. 0,33 lần B. 3 lần C. 1,5 lần D. 1 lần Câu 58. Đầu A của một dây cao su căng ngang được làm cho dao động theo phương vuông góc với dây, chu kỳ 2s. Sau 4s, sóng truyền được 16m dọc theo dây. Bước sóng trên dây nhận giá trị nào? A. 8m B. 24m C. 4m D. 12m Câu 59. Đầu A của một dây đàn hồi rất dài dao động với tần số f = 10Hz. Vào một thời điểm nào đó người ta đo được khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động đồng pha trên dây là 20cm. Vậy vận tốc truyền sóng trên dây là A. 2m/s B. 2cm/s C. 20cm/s D. 0,5cm/s. Câu 60. Một người đứng trước vách núi và hét lớn thì sau thời gian 3s nghe được âm phản xạ. Biết tốc độ truyền âm trong không khí khoảng 350m/s. Tính khoảng cách từ người đó đến vách núi. A. 1050m B. 525m C. 1150m D. 575m. Câu 61. Hai âm có cùng độ cao, chúng có cùng đặc điểm nào trong các đặc điểm sau? A. Cùng tần số B. Cùng biên độ C. Cùng truyền trong một môi trường D. Hai nguồn âm cùng pha dao động. Câu 62. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm nghe được? A. Sóng âm là sóng dọc khi truyền trong các môi trường lỏng hoặc khí. B. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20000 Hz. C. Sóng âm không truyền được trong chân không. D. Vận tốc truyền sóng âm không phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường. Câu 63. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sóng âm? A. Trong khi sóng truyền đi thì năng lượng vẫn không truyền đi vì nó là đại lượng bảo toàn. B. Âm sắc phụ thuộc vào các đặc tính vật lý của âm như biên độ, tần số và cấu tạo của vật phát nguồn âm. C. Độ to của âm chỉ phụ thuộc vào biên độ dao động của sóng âm D. Độ to của âm chỉ phụ thuộc tần số âm. Câu 64. Những đại lượng sau. Đại lượng nào không phải là đặc tính sinh lý của âm? A. Độ to B. Độ cao C. Âm sắc D. Cường độ Câu 65. Khi một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì A. Bước sóng giảm đi. B. Tần số giảm đi. C. Tần số tăng lên. D. Bước sóng tăng lên. Câu 66. Âm do hai nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về A. Độ cao. B. Âm sắc. C. Cường độ D. Về cả độ cao, cường độ và âm sắc Câu 67. Trong một buổi hòa nhạc, một nhạc công gảy nốt La3 thì mọi người đều nghe được nốt La3. Hiện tượng này có được là do tính chất nào sau đây? A. Khi sóng truyền qua, mọi phân tử của môi trường đều dao động với cùng tần số bằng tần số của nguồn B. Trong một môi trường, vận tốc truyền sóng âm có giá trị như nhau theo mọi hướng C. Trong quá trình truyền sóng âm, năng lượng của sóng được bảo toàn D. Trong quá trình truyền sóng bước sóng không thay đổi Câu 68. Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, phổ thơ Lữ Giang có những câu “...cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha...” hay “...ôi cung thanh cung trầm, rung lòng người sâu thẳm...”. Ở đây “ Thanh” và “ Trầm” là nói đến đặc điểm nào của âm A. Độ to của âm B. Âm sắc của âm C. Độ cao của âm D. Năng lượng của âm. Câu 69. Chọn đáp án sai. A. Cường độ âm I là công suất mà sóng âm truyền qua một một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền I = P/S. I B. Mức cường độ âm L được xác định bởi công thức L( dB) = 10. log I0 C. Đơn vị thông dụng của mức cường độ âm là Ben. D. Khi cường độ âm tăng 1000 lần thì mức cường độ âm L tăng 30 dB. Câu 70. Độ to nhỏ của một âm mà tai cảm nhận được sẽ phụ thuộc vào A. Cường độ và biên độ của âm B. Cường độ âm C. Cường độ và tần số của âm D. Tần số của âm. Câu 71. Một người đứng ở gần chân núi hét lớn tiếng thì sau 7s nghe thấy tiếng vang từ núi vọng lại. Biết tốc độ âm trong không khí là 330m/s. Khoảng cách từ chân núi đến người đó bằng A. 4620m. B. 2310m. C. 1775m. D. 1155m. Câu 72. Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng A. từ 0dB đến 1000dB B. từ 10dB đến 100dB C. từ 0B đến 13dB D. từ 0dB đến 130dB. Câu 73. Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là A. siêu âm. B. nhạc âm. C. hạ âm. D. âm thanh. Câu 74. Một người đứng cách nguồn âm tối đa bao nhiêu thì cảm thấy nhức tai. Biết nguồn âm có kích thước nhỏ và cócông suất là 125,6W, giới hạn nhức tai của người đó là 10W/m2. A. 1m B. 2m C. 10m D. 5m Câu 75. Biết nguồn âm có kích thước nhỏ và có công suất là 125,6W. Tính mức cường độ âm tại vị trí cách nguồn 1000m. Cho I0 = 10-12W/m2. A. 7dB B. 70dB C. 10B D. 70B Câu 76. Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Một âm có mức cường độ 80 dB thì cường độ âm là A. 10-4 W/m2 B. 3.10-5 W/m2 C. 1066 W/m2 D. 10-20 W/m2 Câu 77. Người ta đo được mức cường độ âm tại điểm A là 90dB và tại điểm B là 70dB. Hãy so sánh cường độ âm tại A (IA) và cường độ âm tại B (IB) A. IA = 9IB/7 B. IA = 30IB C. IA = 3IB D. IA = 100IB Câu 78. A, B cùng phương truyền sóng cách nhau 21cm, A và B dao động ngược pha nhau. Trên đoạn AB có 3 điểm dao động cùng pha với A. Tìm bước sóng. A. 6cm B. 3cm C. 7cm D. 9cm. Câu 79. Một nguồn sóng O phát sóng cơ dao động theo phương trình u = 2cos(20t +/3) mm, sóng truyền theo đường thẳng Ox với tốc độ không đổi 1,2 m/s. M là một điểm trên đường truyền cách O một khoảng 55 cm. Trong khoảng từ O đến M có bao nhiêu điểm dao động lệch pha /6 với nguồn? A. 9 B. 4 C. 8 D. 5 Câu 80. Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tao ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt nước với bước sóng . Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước dao động. Biết OM = 8; ON = 12 và OM vuông góc ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao động ngược pha với nguồn của nguồn O là A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 Câu 81. Phương trình mô tả một sóng truyền theo trục x là u = 0,04cos(4t + 0,5x), trong đó u và x tính theo đơn vị mét, t tính theo đơn vị giây. Chiều truyền sóng trên trục Ox và vận tốc truyền sóng là A. Chiều âm với v = 4 m/s. B. Chiều dương với v = 4 m/s. C. Chiều âm với v = 8m/s. D. Chiều dương với v = 8 m/s. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Câu 1. Chọn nhận xét đúng khi nói về bản chất của dòng điện xoay chiều trong dây kim loại. A. Là dòng chuyển dời có hướng của các eléctron tự do trong dây kim loại dưới tác dụng của điện trường đều. B. Là dòng dao động cưỡng bức của các eléctron tự do trong dây kim loại dưới tác dụng của điện trường được tạo nên bởi một hiệu điện thế xoay chiều. C. Là sự lan truyền điện trường trong dây kim loại khi giữa hai đầu dây dẫn có một hiệu điện thế xoay chiều. D. Là sự lan truyền điện từ trường biến thiên trong dây kim loại. Câu 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về dung kháng của tụ điện A. Tỉ lệ nghịch với tần số của dòng điện xoay chiều qua nó. B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu tụ. C. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện xoay chiều qua nó. D. Có giá trị như nhau đối với cả dòng xoay chiều và dòng điện không đổi. Câu 3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cảm kháng của cuộn dây A. Tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện xoay chiều qua nó. B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế xoay chiều áp vào nó. C. Tỉ lệ thuận với tần số của dòng điện qua nó. D. Có giá trị như nhau đối với cả dòng xoay chiều và dòng điện không đổi. Câu 4. Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng A. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều. B. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở. C. Ngăn cản hoàn toàn dòng điện. D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiệu điện thế xoay chiều hiệu dụng? A. Giá trị hiệu dụng được ghi trên các thiết bị sử dụng điện. B. Hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được đo với vôn kế C. Hiệu điện thế hiệu dụng có giá tri bằng giá trị cực đại. D. Hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có giá trị bằng hiệu điện thế biểu kiến lần lượt đặt vào hai đầu R trong cùng một thời gian t thi tỏa ra cùng một nhiệt lượng. Câu 6. Một dòng điện xoay chiều cĩ cường độ tức thời là i = 5cos(100t +), kết luận nào sau đây là sai? A. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng 5A. B. Tần số dòng điện bằng 50Hz. C. Biên độ dòng điện bằng 5A D. Chu kỳ của dòng điện bằng 0,02s Câu 7. Điều nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thuần dung kháng? A. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều “đi qua” nó. B. Hiệu điện thế hai đầu tụ điện luôn chậm pha so với dòng điện qua tụ điện một góc /2. C. Dòng điện hiệu dụng qua tụ điện tính bởi biểu thức I = .C.U D. Hiệu điện thế hiệu dụng được tính bằng công thức U = I..C Câu 8. Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần? A. Dòng điện qua điện trở và hiệu điện thế hai đầu điện trở luôn cùng pha. B. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không. I C. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng là U = R D. Nếu hiệu điện thế ở hai đầu điện trở có biểu thức u = U0sin(t + ) thì biểu thức dòng điện qua điện trở là i = I0sint Câu 9. Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng? A. Dòng điện qua cuộn dây luôn trễ pha hơn hiệu điện thế hai đầu cuộn dây một góc /2. B. Hiệu điện thế hai đầu cuộn dây luôn chậm pha hơn dòng điện qua cuộn dây này một góc /2. C. Dòng điện qua cuộn dây tính bởi biểu thức I = LU. D. Cảm kháng của cuộn dây tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện. Câu 10. Trong mạch điện xoay chiều gồm R, C, L mắc nối tiếp độ lệch pha giữa hiệu điện thế hai đầu toàn mạchvà  cường độ dòng điện trong mạch là u/i = 4 A. Mạch có tính cảm kháng. B. Mạch có trở kháng baèng 0. C. u sớm pha hơn i. D. Mạch có tính dung kháng. Câu 11. Đặt vào hai đầu điện trở R = 100 một hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = 200 2cos100t (V). Khi tăng tần số dòng điện thì giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện sẽ như thế nào? A. Cường độ dòng điện tăng B. Cường độ dòng điện không thay đổi C. Cường độ dòng điện giảm D. Cường độ dòng điện tăng và độ lệch pha không đổi. Câu 12. Cho dòng điện xoay chiều hình sin qua mạch điện chỉ có điện trở thuần thì hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu điện trở A. Chậm pha đối với dòng điện B. Nhanh pha đối với dòng điện C. Cùng pha đối với dòng điện D. Lệch pha đối với dòng điện /2 Câu 13. Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 5 2cos100t (A) thì trong 1s dòng điện đổi chiều A. 100 lần B. 50 lần C. 25 lần D. 2 lần Câu 14. Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng là 2 A thì cường độ dòng diện có giá trị cực đại bằng A. 1A B. 2A C. 2 A D. 0, 5A Câu 15. Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2 2cos(100t +/2) (A). Chọn câu phát biểu sai khi nói về i. A. Cường độ hiệu dụng bằng 2A. B. Tần số dòng điện là 50Hz. C. i luôn sớm pha hơn u một góc /2 D. Pha ban đầu là /2. Câu 16. Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, mắc vào một mạng điện xoay chiều với tần số 50Hz. Nếu đặt ở hai đầu cuộn dây nói trên một hiệu điện thế xoay chiều tần số 100Hz thì dòng điện đi qua cuộn dây thay đổi như thế nào? A. Dòng điện tăng 2 lần B. Dòng điện tăng 4 lần C. Dòng điện giảm 2 lần D. Dòng điện giảm 2 2 lần Câu 17. Mạch RLC nối tiếp có hiệu điện thế xoay chiều hiệu dụng ở hai đầu mạch là UAB = 100 2 V. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là UR = 100V. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm và tụ liên hệ với nhau theo biểu thức UL = 2UC. Tìm UL. A. 100V B. 200V C. 200 2 V D. 100 2 V −3 2.10 Câu 18. Tụ điện có điện dung C = F, được nối vào 1 hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 5V, tần  số 50Hz. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua tụ là A. 1A B. 25A C. 10A D. 0,1A 120 1 Câu 19. Một đoạn mạch điện gồm R = 10, L = mH, C = F mắc nối tiếp. Cho dòng điện xoay chiều  1200 hình sin có tần số f = 50Hz qua mạch. Tổng trở của đoạn mạch bằng A. 10 2  B. 10 C. 100 D. 200 Câu 20. Một đoạn mạch AB mắc nối tiếp có dòng điện xoay chiều 50Hz chạy qua gồm điện trở R = 6; cuộn dây thuần cảm kháng ZL = 12; tụ điện có dung kháng ZC = 20. Tổng trở của đoạn mạch AB bằng A. 38 không đổi theo tần số B. 38 và đổi theo tần số. C. 10 không đổi theo tần số D. 10 và thay dổi theo tần số. Câu 21. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu diện trở UR = 60V, hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn thuần cảm UL = 100V, hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tụ điện UC = 180V, thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch sẽ là A. U = 340V B. U = 100V C. U = 120V D. U = 160V Câu 22. Đặt vào hai đầu điện trở R = 50 một hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = 100 2cos100t (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. I = 2 2 A B. I = 2 A C. I = 2A D. 4A 1 Câu 23. Một tụ điện có điện dung .10-4 F, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 100V, tần 2 số f = 50Hz. Cường độ dòng điện đi qua tụ điện có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. I = 1A B. I = 0,5A C. I = 1,5A D. 2A Câu 24. Một tụ điện có điện dung C, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng U, tần số f. Khi tăng tần số đến giá trị f’ > f thì dòng điện qua tụ thay đổi như thế nào? A. Dòng điện giảm B. Dòng điện tăng C. Dòng điện không thay đổi D. Dòng điện tăng và trễ pha với u một góc không đổi. Câu 25. Một cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần không đáng kể mắc vào mạng điện có tần số f = 60Hz. Phải thay đổi tần số của hiệu điện thế đến giá trị nào sau đây để dòng điện tăng gấp đôi với điều kiện hiệu thế hiệu dụng không đổi? A. Tăng 4 lần, tức f’ = 240Hz B. Giảm 4 lần, tức f’ = 15Hz C. Tăng 2 lần, tức f’ = 120Hz D. Giảm 2 lần, tức f’ = 30Hz Câu 26. Ở hai đầu một tụ điện có một hiệu điện thế xoay chiều U, f = 50Hz. Dòng điện đi qua tụ điện có cường độ bằng I. Muốn cho dòng điện đi qua tụ điện có cường độ bằng 0,5I phải thay đổi tần số dòng điện đến giá trị nào sau đây? A. Tăng 2 lần và bằng 100Hz B. Không thay đổi và bằng 50Hz C. Giảm 2 lần và bằng 25Hz D. Tăng 4 lần và bằng 200Hz Câu 27. Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0sint (A) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai cực tụ điện A. Nhanh pha đối với i. B. Có thể nhanh pha hay chậm pha đối với i tuỳ theo giá trị điện dung C. C. Nhanh pha /2 đối với i. D. Chậm pha /2 đối với i. Câu 28. Giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần được duy trì một hiệu điện thế u = U0cos(t + ). Vậy dòng điện trong mạch có pha ban đầu là A.  = 0. B.  = /2. C.  = -/2. D.  = . Câu 29. Giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm được duy trì một hiệu điện thế u = U0cos(t + ). Vậy dòng điện trong mạch có pha ban đầu là A.  = 0. B.  = /2. C.  = -/2. D.  = . Câu 30. Giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện được duy trì một hiệu điện thế u = U0cos(t + ). Vậy dòng điện trong mạch có pha ban đầu là A.  = 0. B.  = 3/2. C.  = -/2. D.  = . Câu 31. Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ C và cuộn cảm L thì A. i luôn lệch pha với u một góc /2. B. i và u luôn ngược pha. C. i luôn sớm pha hơn u góc /2. D. u và i luôn lệch pha góc /4. Câu 32. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều một pha? A. Máy phát điện xoay chiều một pha biến điện năng thành cơ năng và ngược lại B. Máy phát điện xoay chiều một pha kiểu cảm ứng hoạt động nhờ việc sử dụng từ trường quay. C. Máy phát điện xoay chiều một pha kiểu cảm ứng hoạt động nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ. D. Máy phát điện xoay chiều một pha có thể tạo ra dòng điện không đổi. Câu 33. Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều? A. Chuyển tải đi xa để dàng và điện năng hao phí ít. B. Có thể thay đổi giá trị hiệu dụng dễ dàng nhờ máy biến thế. C. Có thể tích điện trực tiếp cho pin và ác quy… để sử dụng lâu dài. D. Có thể tạo ra từ trường quay dùng cho động cơ điện không đồng bộ. Câu 34. Trong máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực và tốc độ quay của của rôto là n vòng/phút thì tần số dòng điện do máy phát ra là n 60 60 A. f = n.p B. f = .p C. f = .p D. f = n 60 n p Câu 35. Trong máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực và tốc độ quay của của rôto là n vòng/phút. Nếu ta tăng tốc độ quay của roto lên 4n vòng/phút thì A. Tần số dòng điện tăng 4n lần. B. Suất điện động cảm ứng tăng 4n lần. C. Từ thông cực đại qua khung tăng 4 lần. D. Suất điện động cảm ứng tăng 4 lần. Câu 36 Một máy phát điện xoay chiều một pha mà khung dây có N vòng dây phát ra điện áp xoay chiều có tần số f và suất điện động cực đại E0. Để giảm tốc độ quay của rôto 4 lần mà không làm thay đổi tần số thì A. Tăng số cặp cực 4 lần. B. Tăng số cặp cực 2 lần. C. Tăng số vòng dây 4 lần. D. Giảm số vòng dây 4 lần. Câu 37 Để một máy phát điện xoay chiều roto có 8 cặp cực phát ra dòng điện tần số là 50Hz thì roto quay với tốc độ A. 480 vòng/phút. B. 400 vòng/phút. C. 96 vòng/phút. D. 375 vòng/phút. Câu 38 Một máy phát điện xoay chiều có 2 cặp cực, roto của nó quay với tốc độ 1800 vòng/phút. Một máy phát điện khác có 8 cặp cực, muốn phát ra dòng điện có tần số bằng tần số của máy phát kia thì tốc độ của roto là A. 450 vòng/phút. B. 7200 vòng/phút. C. 112,5 vòng/phút. D. 900 vòng/phút. Câu 39 Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của máy biến thế? A. Biến thế có hai cuộn dây có số vòng khác nhau. B. Biến thế có thể chỉ có một cuộn dây duy nhất. C. Cuộn dây sơ cấp của biến thế mác vào nguồn điện, cuộn thứ cấp mắc vào tải tiêu thụ. D. Biến thế có thể có hai cuộn dây có số vòng như nhau nhưng tiết diện dây phải khác nhau. Câu 40. Điều nào sau đây là sai khi nói về máy biến thế? A. Máy biến thế là thiết bị cho phép thay đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của dòng điện. B. Máy biến thế nào cũng có cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp, chúng có số vòng khác nhau. C. Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. D. Máy biến thế dùng để thay đổi hiệu điện thế bởi vậy nó có thể thay đổi điện thế cả dòng xoay chiều và dòng không đổi. Câu 41. Công thức nào dưới đây diễn tả đúng đối với máy biến thế không bị hao tổn năng lượng? A. I2 U2 = I1 U 1 B. U 2 N1 = U1 N 2 C. U1 I 2 = U 2 I1 I2 N2 = I 1 N1 D. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ Câu 1 Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sóng điện từ không mang năng lượng. B. Sóng điện từ truyền được trong chân không. C. Sóng điện từ là sóng dọc. D. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường tại mỗi điểm luôn biến thiên điều hòa lệch pha nhau 0,5 . Câu 2 Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào dưới đây? A. Mang năng lượng B. Tuân theo quy luật giao thoa C. Tuân theo quy luật phản xạ D. Truyền được trong chân không Câu 3 Một sóng điện từ có tần số 25 MHz thì khi truyền trong chân không, sóng điện từ đó là A. sóng ngắn. B. sóng cực ngắn. C. sóng dài . D. sóng trung Câu 4 Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy. B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường. C. Trong quá trình lan truyền điện t.trường, vecto cường độ đ.trường và vecto cảm ứng từ tại 1 điểm luôn vuông góc với nhau D. Điện trường không lan truyền được trong điện môi. Câu 5 Mạch chọn sóng của một máy thu sóng vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4/ (H) và tụ điện 10 có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C = pF thì mạch này thu được sóng điện từ là 9 A. sóng ngắn. B. sóng cực ngắn. C. sóng dài . D. sóng trung Câu 6 Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung 5 F. Nếu mạch có điện trở thuần 10-2 , để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 12 V thì phải cung cấp cho mạch một công suất trung bình bằng A. 72 mW. B. 72 W. C. 36 W. D. 36 mW. Câu 7 Một mạch dao động lý tưởng LC, điện áp giữa hai đầu tụ điện có biểu thức u = U 2 cost . Gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây, khi đó vào thời điểm t =  LC 3 thì độ lớn cường độ dòng điện qua mạch là A. 0,5.I0 B. 0,5 3 I0 C. 0,5 2 I0 D. 0,25 I0. −6 Câu 8 Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích cực đại của tụ điện là q0 = 10 C và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 3 mA . Tính từ thời điểm điện tích trên tụ là q0, khoảng thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng I0 là A. 10/3 ms B. 1/6 s C. 1/2 ms D. 1/6 ms Câu 9 Hai mạch dao động điện từ lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là q1 và q2 với 4q12 + q22 = 1,3.10−17 , q tính bằng C. Ở thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất lần lượt là 10-9C và 6mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng A. 10mA B. 6mA C. 4mA D.8mA. Câu 10 Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là A. f2 = 2f1 B. f2 = f1/4 C. f2 = f1/2 D. f2 = 4f1 Câu 11 Tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 10 mA hoặc 40 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3=(2L1+L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là A. 9,428 mA. B. 6,963 mA C. 8,123 mA. D. 4,345 mA.. 6 Câu 12 Một mạch dao động LC có  =10 rad/s, điện áp cực đại của tụ U0=14V. Chọn gốc thời gian lúc tụ đang tích điện và có điện áp u=7V. Phương trình điện áp của tụ là   A. u = 14cos(106 t + ) (V) B. u = 14cos(106 t + ) (V) 6 3   C. u = 14cos(106 t − ) (V) D. u = 14cos(106 t − ) (V). 6 3 Câu 13 Xét mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 1,5 T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó nhỏ nhất là 10 −8 10 −8 10 −8 10 −8 s. s. s. s. A. B. C. D. 9 8 12 3 Câu 24 Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhở sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này này thuộc dải A. sóng trung. B. sóng cực ngắn. C. sóng ngắn. D. sóng dài. Câu 25 Gọi A và vM lần lượt là biên độ và vận tốc cực đại của một chất điểm dao động điều hòa; Q0 và I0 lần lượt là điện tích cực đại trên một bản tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động LC đang v hoạt động. Biểu thức M có cùng đơn vị với biểu thức A I Q A. 0 . B. Q0 I 02 . C. 0 . D. I 0 .Q02 . Q0 I0 Câu 26 Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có điện dung 50 μF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn gần bằng A. 427 mA B. 455 mA C. 425 mA D. 447 mA Câu 27 Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 8 nF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch gầnbằng A. 6 mA B. 8,5 mA C. 6. 3 mA D. 12 mA 4 Câu 28 Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 10 rad/s. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện là 1 nC. Khi cường độ dòng điện trong mạch có giá trị 6 µA thì điện tích của một bản tụ điện có độ lớn bằng A. 8.10−10 C. B. 2.10−10 C. C. 4.10−10 C. D. 6.10−10 C. Câu 29 Một người đang dùng điện thoại di động đề thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại phát ra A. bức xạ gamma. B. tia tử ngoại. C. tia Rơn-ghen. D. sóng vô tuyến. Câu 30 Một sóng điện từ có tần số 90 MHz, truyền trong không khí vói tốc độ 3.108 m/s thì có bước sóng là A. 3,333 m. B. 3,333 km. C. 33,33 km. D. 33,33 m. Câu 31 Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số A. của cả hai sóng đều giảm. B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm. C. của cả hai sóng đều không đổi. D. của sóng điện từ giảm, cùa sóng âm tăng. Câu 32 Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là A. 0,5E0. B.E0. C. 2E0. D. 0,25E0. A. Câu 33 Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 μH và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, để thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40 m đến 1000 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện có giá trị A. từ 9 pF đến 5,63nF. B. từ 90 pF đến 5,63 nF. C. từ 9pF đến 56,3 nF. D. từ 90 pF đến56,3 nF. Câu 34. Trong mạch dao động điện tử LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hòa và A. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch. B. lệch pha 0,25 so với cường độ dòng điện trong mạch. C. ngược pha với cường độ dòng điện trong mạch. D. lệch pha 0,5 so với cường độ dòng điện trong mạch. Câu 35. Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10−5 H và tụ điện có điện dung 2,5.10−6 F. Lấy  = 3,14. Chu kì dao động riêng của mạch là A. 1,57.10−5 s. B. 1,57.10−10 s. C. 6, 28.10−10 s. D. 3,14.10−5 s. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO Câu 1 Có hai con lắc đơn mà độ dài của chúng khác nhau 22 cm, dao động ở cùng một nơi. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ nhất thực hiện được 30 dao động toàn phần, con lắc thứ hai thực hiện được 36 dao động toàn phần. Tìm độ dài của các con lắc. Câu 2 Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 100 cm, vật có khối lượng 50 g dao động ở nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s2 với biên độ góc 30°. Khi li độ góc là 8° tìm tốc độ của vật và lực căng sợi dây. Câu 3 Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 100 g, dao động điều hoà với chu kỳ 2 s. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây là 1,0025 N. Chọn mốc thế năng ờ vị trí cân bằng, lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Tìm góc lệch cực đại và cơ năng dao động của vật. Câu 4 Một con lắc đơn dao động nhỏ xung quanh vị trí cân bằng, chọn trục Ox nằm ngang gốc O trùng với vị trí cân bằng chiều dương hướng từ trái sang phải. Ở thời điểm ban đầu vật ở bên hái vị trí cân bằng và dây heo họp với phương thẳng đứng một góc 0,01 rad, vật được truyền tốc độ π cm/s với chiều từ phải sang trái. Biết năng lượng dao động của con lắc là 0,1 (mJ), khối lượng của vật là 100 g, lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2 và π2 = 10. Viết phương trình dao động của vật Câu 5 Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng 20 (N/m), vật nặng M = 100 (g) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 100 (g) bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ 3 (m/s). Bỏ qua ma sát. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hoà theo phương ngang trùng với trục của lò xo. TÌm vận tốc sau va chạm và biên độ. Câu 6 Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 200 g dao động điều hòa với tần số 0,5 Hz. Khi lực kéo về tác dụng lên vật là 0,1 N thì động năng của vật có giá trị 1 mJ. Lấy π2 = 10. Hãy tính độ lớn của li độ & cơ năng của con lắc? Câu 7 Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng M phương, cùng pha A và B cách nhau 8 cm. Biết bước sóng lan truyền 2 cm. Gọi M và N là hai điểm trên mặt nước sao cho AMNB là hình chữ nhật có cạnh NB = 6 cm. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu trên đoạn MN. Câu 8 Một sợi dây AB dài 57 cm treo lơ lửng, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa thẳng đứng có tần số 50 Hz. Khi có sóng dừng, người ta thấy khoảng cách từ B đến nút thứ 4 là 21 cm. Tính bước sóng và tốc độ truyền sóng v. Câu 9 Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Tính bước sóng và tính số điểm cực đại và cực tiểu trên đoạn nối hai nguồn điểm S1 & S2?. Xét điểm M trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2, có biên độ cực đại. Tính khoảng cách ngắn nhất từ M đến điểm S2? N Câu 10 Một máy biến áp có tỉ số vòng dây 1 = 5 , hiệu suất 96% nhận một công suất 10 kW ở cuộn sơ cấp và N2 hiệu thế ở hai đầu sơ cấp là 1 kV, hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8. Tính giá trị cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp. BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO Câu 1 Một vật khối lượng 100 (g) gắn với một lò xo có độ cứng 100 N/m, vật chỉ dao động được trên trục Ox nằm ngang trùng với trục của lò xo. Ban đầu, kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 8 (cm) rồi truyền cho vật vận tốc 60 cm/s hướng theo phương Ox. Trong quá hình dao động vật luôn chịu tác dụng một lực cản không đổi 0,02 N. Tổng chiều dài quãng đường mà vật đi được từ lúc bắt đầu dao động cho tới lúc dừng lại. Câu 2 Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,1 kg và lò xo có độ cứng 10 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén một đoạn A rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là 60 cm/s. Tìm tần số góc của dao động và A. Câu 3 Ba con lắc lò xo 1, 2, 3 đặt thẳng đứng cách đều nhau theo thứ tự 1, 2, 3. Vị trí cân bằng của ba vật dao động cùng nằm trên một đường thẳng. Chọn trục Ox có phương thẳng đứng, gốc tọa độ ở vị trí cân bằng thì phương trình dao động lần lượt là x1 = A1cos(20t + φ) (cm), x2 = 5cos(20t + π/6) (cm) và x3 = 10√3 cos(20t − π/3) (cm). Để ba vật dao động của ba con lắc luôn nằm trên một đường thẳng, tìm A1 và φ1 Câu 4 Hai chất điểm M và N, dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M và N lần lượt là A1 và A2 (A1 > A2). Biên độ dao động tổng hợp của hai chất điểm là 7 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là √97 cm. Độ lệch pha của hai dao động là 2π/3. Giá trị A1 và A2 Câu 5 Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B. Hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha và cùng tần số 10 Hz. Biết AB = 20 cm, tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 0,3 m/s. ở mặt nước, gọi Δ là đường thẳng đi qua trung điểm của AB và hợp với AB một góc 60°. Trên Δ có bao nhiêu điểm mà các phân tử ở đó dao động với biên độ cực đại? Câu 6 Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB = 100 m, AC = 250 m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P thì mức cường độ âm tại B là 100 dB. Bỏ nguồn âm tại A, đặt tại B một nguồn điểm phát âm công suất 3P thì mức cường độ âm tại A và C là bao nhiêu? 3 Câu 7 Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, biết u = 120 2 cos(100πt) V, L = (H). Tìm R và C biết uAN trễ  pha π/3 so với uAB và uMB sớm pha π/3 so với uAB. Câu 8 Cho mạch điện RLC có R = 100 Ω, L = 1/π (H), C thay đổi. Điện áp hai đầu mạch có biểu thức là u = 100 2 cos100πt V. Tìm giá trị của điện dung C để mạch tiêu thụ công suất cực đại và giá trị Pmax Câu 9 Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Điện áp hai đầu mạch là uAB = 200cos(100πt) V, biết ZC = 100 , ZL = 200  , cường độ hiệu dụng của mạch là I = 2 2 A, cosφ = 1. X là đoạn mạch gồm hai trong ba phần tử (R0, L0, C0) mắc nối tiếp. Hỏi X chứa những linh kiện gì? Xác định giá trị của các linh kiện đó. Câu 10 Người ta cần truyền một công suất điện một pha 10000 kW dưới một hiệu điện thế hiệu dụng 50 kV đi xa. Mạch điện có hệ số công suất cosφ = 0,8. Muốn cho tỷ lệ năng lượng mất trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải có giá trị như thế nào? ------------------------HẾT-----------------------