Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II GDCD 10 , trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021

c4d86383c74b10acd085eaffe1726e88
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:02:33 | Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 22:44:46 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 503 | Lượt Download: 10 | File size: 0.03506 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP

---------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN GDCD 10, NĂM HỌC 2020 - 2021

  1. Cấu trúc đề kiểm tra

Trắc nghiệm: 50% (20 câu, 0,25đ/1 câu)

Tự luận: 50%

  1. Nội dung ôn tập

1. Quan niệm về đạo đức và vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

Nhận biết:

- Nhận ra được khái niệm đạo đức.

Thông hiểu:

- Trình bày được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và sự phát triển của xã hội.

Vận dụng (TỰ LUẬN)

- Đánh giá được hành vi thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

2. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Nhận biết:

- Nhận biết được các khái niệm: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc.

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung cơ bản của các phạm trù nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc.

Vận dụng (TỰ LUẬN)

- Nhận xét, đánh giá được hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và xã hội.

3. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

Nhận biết:

- Nhận biết được các khái niệm đúng về tình yêu, tình yêu chân chính, gia đình.

- Nêu được chức năng cơ bản của gia đình.

Thông hiểu:

- Hiểu được biểu hiện của tình yêu chân chính.

- Trình bày được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.

- Trình bày được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

Vận dụng:

- Nhận xét, đánh giá được một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân, gia đình.

Vận dụng cao (TỰ LUẬN)

- Biết cách ứng xử phù hợp trước các tình huống nảy sinh trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình.

- Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

4. Công dân với cộng đồng

Nhận biết:

- Nhận biết được khái niệm cộng đồng, nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

Thông hiểu:

- Hiểu được vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Nêu được các đặc trưng và biểu hiện của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

2. Một số câu hỏi trắc nghiệm

BÀI 10. QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A. Đạo đức       B. Pháp luật

C. Tín ngưỡng       D. Phong tục

Câu 2. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn B. Tự ý lấy đồ của người khác

C. Chen lấn khi xếp hàng D. Thờ ơ với người bị nạn

Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A. Tự nguyện       B. Bắt buộc

C. Cưỡng chế        D. Áp đặt

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?

A. Tôn trọng pháp luật B. Trung thành với lãnh đạo

C. Giữ gìn bất cứ truyền thống nào D. Trung thành với mọi chế độ

Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?

A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững

B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn

D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau

Câu 6. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?

A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người

B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao

C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người

D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn

Câu 7. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?

A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình

B. Làm cho mọi người gần gũi nhau

C. Nền tảng đạo đức gia đình

D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn

Câu 8. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực

A. Sống thiện B. Sống tự lập C. Sống tự do D. Sống tự tin

Câu 9. Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Lá lành đùm lá rách B. Ăn cháo đá bát

C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ D. Một miếng khi đói bằng gói khi no

Câu 10. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Lá lành đùm lá rách B. Học thày không tày học bạn

C. Có chí thì nên D. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu 11. Câu nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình?

A. Công cha như núi Thái Sơn B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

C. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

C. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền D. Công cha như núi Thái Sơn

Câu 13. Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây?

A. Đạo đức, pháp luật B. Đạo đức, tình cảm

C. Truyền thống, quy mô gia đình D. Truyền thống, văn hóa

Câu 14. Nền tảng của hạnh phúc gia đình là

A. Đạo đức       B. Pháp luật C. Tín ngưỡng      D. Tập quán

BÀI 11. MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

Câu 1. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của

A. Cộng đồng       B. Gia đình

C. Anh em       D. Lãnh đạo

Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?

A. Kinh doanh đóng thuế B. Tôn trọng pháp luật

C. Bảo vệ trẻ em D. Tôn trọng người già

Câu 3. Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết

A. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung

B. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung

C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên

D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.

Câu 4. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân?

A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự

B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội

C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành

D. Học tốt là nghĩa vụ của học sinh

Câu 5. Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay?

A. Quan tâm đến mọi người xung quanh B. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ

C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc D. Không giúp đỡ người bị nạn

Câu 6. Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?

A. Liệu mà thờ kính mẹ già B. Gieo gió gặt bão

C. Ăn cháo đá bát D. Ở hiền gặp lành

Câu 7. Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. Lương tâm       B. Danh dự

C. Nhân phẩm       D. Nghĩa vụ

Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?

A. Không bán hàng giả B. Không bán hàng rẻ

C. Tạo ra nhiều công việc cho mọi người D. Học tập để nâng cao trình độ

Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm?

A. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém

C. Xả rác không đúng nơi quy định D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời

Câu 10. Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy

A. Cắn rứt lương tâm       B. Vui vẻ C. Thoải mái       D. Lo lắng

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc

B. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản nhà nước

C. Giúp người già neo đơn

D. Vứt rác bừa bãi

Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?

A. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam

B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác

C. Lễ phép với thầy cô

D. Chào hỏi người lớn tuổi

Câu 13. Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải làm gì dưới đây?

A. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh B. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

C. Chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ D. Lễ phép với cha mẹ

Câu 14. Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần thực hiện điều nào dưới đây?

A. Có tình cảm đạo đức trong sáng B. Hạn chế giao lưu với bạn xấu

C. Chăm chỉ lao động D. Chăm chỉ học tập

Câu 15. Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là?

A. Tự trọng       B. Danh dự C. Hạnh phúc       D. Nghĩa vụ

Câu 16. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm?

A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng B. Bán hàng đúng giá cả thị trường

C. Giúp đỡ người nghèo D. ủng hộ đồng bào lũ lụt

Câu 17. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có

A. tự trọng       B. tự ái C. danh dự       D. nhân phẩm

Câu 18. Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người

A. tự ái       B. tự trọng C. tự tin       D. tự ti

Câu 19. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có

A. danh dự       B. nhân phẩm C. ý thức       D. tình cảm

Câu 20. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội thì cá nhân cảm thấy

A. hài lòng       B. khó chịu C. bất mãn      D. gượng ép

Câu 21. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người

A. Tự tin vào bản thân B. Tự ti về bản thân

C. Lo lắng về bản thân D. Tự cao tự đại về bản thân

Câu 22. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người

A. Có lòng tự trọng B. Có lòng tự tin

C. Đáng tự hào D. Đáng ngưỡng mộ

Câu 23. Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội

A. Coi thường và khinh rẻ B. Theo dõi và xét nét

C. Chú ý D. Quan tâm

Câu 24. Người có nhân phẩm sẽ được xã hội

A. Kính trọng       B. Coi thường

C. Dò xét       D. Thờ ơ

BÀI 12. CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Câu 1. Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là

A. Tình yêu. B. Tình bạn.

C. Tình đồng đội. D. Tình đồng hương.

Câu 2. Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất

A. Đạo đức cá nhân. B. Đạo đức xã hội.

C. Cá tính con người. D. Nhân cách con người.

Câu 3. Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có

A. quan niệm đúng đắn về tình yêu. B. Quan niệm thức thời về tình yêu.

C. Quan điểm rõ ràng về tình yêu. D. Cách phòng ngừa trong tình yêu.

Câu 4. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của mỗi cá nhân nhưng không hoàn toàn là việc

A. Riêng của cá nhân. B. Tự nguyện của cá nhân.

C. Bắt buộc của cá nhân. D. Phải làm của cá nhân.

Câu 5. Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của

A. Những người yêu nhau. B. Gia đình.

C. Xã hội. D. Cộng đồng.

Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?

A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân. B. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía.

C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi. D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến.

Câu 7. Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ?

A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. B. Có tình cảm trong sang, lành mạnh.

C. Có hiểu biết về giới tính. D. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau.

Câu 8.Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người?

A. Yêu nhau vì lợi ích. B. Tôn trọng người yêu.

C. Tặng quà cho người yêu. D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Câu 9. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. B. Trung thực, chân thành từ hai phía.

C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

Câu 10. Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. B. Thân mật và gần gũi.

C. Quan tâm và chăm sóc. D. Lấp lửng trong cách ứng xử.

Câu 11. Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu?

A. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau. B. Yêu một lúc nhiều người.

C. “ Đứng núi này trông núi nọ”. D. Tình yêu sét đánh.

Câu 12. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta?

A. Môn đăng hộ đối. B. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

C. Trai năm thê bảy thiếp. D. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời.

Câu 13. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. 18 tuổi .    B. 19 tuổi .C. 20 tuổi .    D. 21 tuổi.

Câu 14. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nam ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. 18 tuổi .    B. 19 tuổi .C. 20 tuổi .    D. 21 tuổi.

Câu 15. Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau và được

A. Pháp luật và gia đình bảo vệ. B. Gia đình công nhận và bảo vệ.

C. Hai người yêu nhau thỏa thuận. D. Bạn bè hai bên thừa nhận.

Câu 16. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Tình yêu chân chính. B. Cơ sở vật chất.

C. Nền tảng gia đình. D. Văn hóa gia đình.

Câu 17. Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Lợi ích kinh tế. B. Lợi ích xã hội.

C. Tình yêu chân chính. D. Tình bạn lâu năm.

Câu 18. Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do như thế nào dưới đây?

A. Kết hôn theo luật định. B. Lấy bất cứ ai mà mình thích.

C. Kết hôn ở độ tuổi mình thích. D. Lấy vợ, chồng theo ý muốn gia đình.

Câu 19. một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là

A. Đăng kí kết hôn theo luật định. B. Tổ chức hôn lễ linh đình

C. Báo cáo họ hàng hai bên. D. Viết cam kết hôn nhân tự nguyện.

Câu 20. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

A. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu. B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.

C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ. D. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối.

Câu 21. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở quyền tự do nào dưới đây?

A. Li hôn.     B. Tái hôn.

C. Chia tài sản    D. Đính hôn.

Câu 22. Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân

A. Một vợ, một chồng và bình đẳng. B. Ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.

C. Tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. Có sự trục lợi về kinh tế.

Câu 23. Vợ chồng luôn tôn trọng ý kiến, nhân phẩm và danh dự của nhau là biểu hiện của

A. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. B. Bình đẳng trong xã hội.

C. Truyền thống đạo đức. D. Quy định pháp luật.

Câu 24. Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống là

A. Gia đình.        B. Làng xã.

C. Dòng họ.       D. Khu dân cư.

Câu 25. Quan hệ vợ chồng được hình thành trên cơ sở tình yêu và được

A. Pháp luật bảo vệ. B. Gia đình bảo đảm

C. Gia đình đồng ý. D. Chính quyền địa phương công nhận.

Câu 26. Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng

A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ. B. Thuận vợ,thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn.

C. Chồng em áo rách em thương. D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.

Câu 27. Gia đình không có chức năng nào dưới đây?

A. Duy trì nòi giống. B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

C. Tổ chức đời sống gia đình. D. Bảo vệ môi trường.

Câu 28. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập, không phân biệt đối xử giữa các con là thể hiện nội dung quan hệ nào dưới đây trong gia đình?

A. Cha mẹ và con. B. Cha mẹ và con đẻ.

C. Cha mẹ và con nuôi. D. Cha mẹ và họ hàng.

Câu 29. Câu nào dưới đây thể hiện sự biết ơn của con cái đối với cha mẹ?

A. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. B. Cha mẹ sinh con Trời sinh tính.

C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Con dại cái mang.

Câu 30. Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây?

A. Hôn nhân và huyết thống. B. Hôn nhân và họ hàng.

C. Họ hàng và nuôi dưỡng. D. Huyết thống và họ hàng.

DUYỆT TTCM GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Nguyễn Văn Đông Nguyễn Thị Thủy