Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 5 môn khoa học

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 25 tháng 6 2020 lúc 10:03:33 | Được cập nhật: hôm kia lúc 21:32:01 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 507 | Lượt Download: 2 | File size: 0.134144 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Tuần 18: Câu 1: Nêu sự chuyển thể của chất? Câu 2: Chọn các từ, cụm từ cho trước để điền vào chỗ …. trong các câu dưới đây cho phù hợp (nước, sáp, ni-tơ, thủy tinh, kim loại). a. Ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất……..sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. b. Khi được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp thì khí………….sẽ chuyển thành thể lỏng. c. Trong tự nhiên,……….. có thể tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng, khí. Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hỗn hợp là gì? a. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi, tạo thành chất mới. b. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. Tuần 19:Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Dung dịch là gì? a. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều. b. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau. c. Cả 2 trường hợp trên. Câu 2 : Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước? a. Không có hiện tượng gì. b. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi. c. Vôi sống trở lên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt. Câu 3 : Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì? a. Sự biến đổi hóa học b. Sự biến đổi lý học Tuần 20: Câu 1 : Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động trong đời sống hàng ngày con người cần phải làm gì? Câu 2 : Viết vào chỗ ...... trong bảng dưới đây cho phù hợp. Hoạt động/ Biến đổi Nguồn năng lượng Học sinh học bài ................................ .......................................... Pin Nước được đun sôi ................................ Xe máy chạy ................................. Thức ăn ........................................... Quần áo phơi bị bạc màu ................................ Câu 3 : Hãy nêu 3 ví dụ về việc muốn làm vật biến đổi nhiều hơn thì cần nhiều năng lượng hơn. Tuần 21: Câu 1 : Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là: a. Mặt Trời b. Mặt Trăng c. Gió d. Cây xanh Câu 2 : Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống con người. a. Sưởi ấm b. Làm ấm nước c. Tạo ra than đá d. Giúp con người làm khô thức ăn như cá, rau, quả để bảo quản. e. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 3 : Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B cho phù hợp: A a. Chất đốt ở thể rắn b. Chất đốt ở thể lỏng c. Chất đốt ở thể khí B 1. củi 2. dầu hỏa 3. than cám 4. xăng 5. lá khô 6. than đá 7. bi-ô-ga Tuần 22 Câu 1: Nêu những việc nên làm để giảm tác hại đối với môi trường khi sử dụng các loại chất đốt. Câu 2: Viết chữ Đ vào  trước ý kiến đúng, chữ S vào  trước ý kiến sai.  Khi làm nhà, cần phải tính đến việc sử dụng năng lượng gió tự nhiên cho tòa nhà.  Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.  Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện.  Người ta có thể sử dụng năng lượng nước chảy để làm sạch vật bị bẩn. Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió? a. Quạt máy b. Thuyền buồm c. Tua – bin của nhà máy thủy điện d. Pin mặt trời Tuần 23 Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Trong các vật dưới đây, vật nào là nguồn nhiệt? a. Bóng đèn điện b. Bếp điện. c. Pin. d. Cả ba vật kể trên. Câu 2: Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện? Câu 3: Nêu vai trò của năng lượng điện? Tuần 24 Câu 1: Phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện? Câu 2: Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện? Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì? a. Một cái quạt b. Một bóng đèn điện c. Một cầu chì d. Một chuông điện Tuần 25: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 : Đồng có tính chất gì? a. Cứng, có tính đàn hồi. b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Câu 2: Thủy tinh có tính chất gì? a. Cứng, có tính đàn hồi. b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Câu 3: Nhôm có tính chất gì? a. Cứng, có tính đàn hồi. b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Tuần 26 Câu 1: Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ ….. trong các câu dưới đây cho phù hợp. sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy Hoa là cơ quan…………………….của những loài thực vật có hoa. Cơ quan ……………….. đực gọi là ………………………. Cơ quan sinh dục cái gọi là ……………………… Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì? a. Sự thụ phấn. b. Sự thụ tinh. Tuần 27 Câu 1:Nêu quá trình phát triển của hạt từ khi gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây? Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Người ta có thể sử dụng phần nào của cây mía để trồng? a. Thân b. Rễ c. Ngọn Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Người ta có thể sử dụng phần nào của cây hoa hồng để trồng? a. Rễ b. Lá c. Cành Tuần 28 Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. a/ Đa số loài vật được chia thành mấy giống? a. Hai giống b. Ba giống b/ Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì? a. Trứng b. Tinh trùng c/ Cơ quan sinh dục cái tạo ra cái gì? a. Trứng b. Tinh trùng d/ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? a. Sự thụ tinh b. Sự mang thai. e/ Trứng đã được thụ tinh gọi là gì? a. Bào thai b. Phôi c. Hợp tử Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng biện pháp nào? a. Phun thuốc trừ sâu b. Bắt sâu c. Diệt bướm d. Thực hiện tất cả các việc trên Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Để tiêu diệt ruồi và gián người ta thường sử dụng biện pháp nào? a. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn nuôi. b. Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, … c. Phun thuốc diệt ruồi và gián. d. Thực hiện tất cả các việc trên. Tuần 29 Câu 1: Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? Ếch đẻ trứng ở đâu? Trứng ếch nở ra con gì? Nòng nọc sống ở đâu? Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. a/ Trứng chim sẽ nở thành gì? a. Ấu trùng. b. Chim non. b/ Hầu hết chim non mới nở có thể tự đi kiếm mồi được ngay chưa? a. Có thể đi kiếm mồi ngay. b. Chưa thể tự đi kiếm mồi ngay. Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Loài chim nuôi con bằng cách nào? a. Cho con bú. b. Kiếm mồi mớm cho con. Tuần 30 Câu 1: Thú là loài đẻ trứng hay đẻ con? Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? Câu 2: Nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp A B Sự sinh sản của thú Hợp tử được phát triển ở ngoài cơ thể của con mẹ. Sự sinh sản của chim Hợp tử được phát triển ở trong cơ thể của con mẹ. Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. a/ Loài hổ (cọp) có tập tính sống như thế nào? a. Theo bầy, đàn b. Từng đôi c. Đơn độc b/ Hổ thường sinh sản vào mùa nào? a. Mùa đông và mùa xuân b. Mùa hạ và mùa thu c. Mùa thu và mùa đông d. Mùa xuân và mùa hạ c/ Hổ thường đẻ mỗi lứa mấy con? a. 1 con b. Từ 2 đến 4 con c. Nhiều hơn 4 con d/ Hổ là thú ăn gì? a. Ăn cỏ b. Ăn thịt c. Ăn tạp Tuần 31 Câu 1: Môi trường là gì? Nêu các thành phần tạo nên môi trường? Câu 2: Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ .....trong các câu dưới đây cho phù hợp. trứng, sự thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái - Đa số loài vật chia ra thành hai giống; ...................... Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra.......................... Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra........................ - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là................................. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành ................................., mang những đặc tính của bố và mẹ. Câu 3: Liệt kê một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống? Tuần 32 Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Tài nguyên là gì? a. Là những của cải do con người tạo ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. b. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Câu 2: Viết tên một số tài nguyên ở địa phương bạn? Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? a. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, ... b. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất. c. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. d. Tất cả các ý trên. Tuần 33 Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? a. Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. b. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. c. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. a/ Lí do nào không phải là lí do chính dẫn đến việc người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng? a. Vì người ta ngày càng muốn ăn nhiều hơn b. Vì dân số ngày càng tăng c. Vì diện tích cây trồng ngày càng bị thu hẹp. b/ Trong các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng, biện pháp nào có thể làm môi trường đất bị ô nhiễm? a. Tạo ra giống mới cho năng suất cao b. Tưới đủ nước, phân bón chuồng, phân xanh c. Gieo trồng đúng thời vụ d. Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu. Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Nguyên nhân nào làm cho đất trồng bị ô nhiễm? a. Tăng cường dùng phân hóa học b. Tăng cường dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ c. Xử lí phân và rác thải không hợp vệ sinh d. Cả ba nguyên nhân trên. Tuần 34 Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tác hại gì? a. Có thể làm chết các động vật sống trong môi trường đó. b. Có thể làm chết các thực vật sống trong môi trường đó. c. Gây bệnh hoặc có thể làm chết người. d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Liệt kê những việc làm của bạn hoặc những người trong gia đình bạn có thể gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Câu 3: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Tuần 35 Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. a/ Bạn có thể làm gì để giệt trừ gián ngay từ trong trứng của nó? a. Đậy nắp chum, vại b. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ b/ Bạn có thể làm gì để giệt trừ muỗi ngay từ trong trứng của nó? a. Đậy nắp chum, vại b. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ Câu 2: Nối tên tài nguyên thiên nhiên ở cột A với vị trí của tài nguyên đó ở cột B cho phù hợp. A B Tài nguyên thiên nhiên Vị trí không khí Dưới lòng đất Các loại khoáng sản Trên mặt đất Sinh vật, đất trồng, nước Bao quanh trái đất Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường)? a. Năng lượng mặt trời b. Năng lượng gió c. Năng lượng nước chảy d. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đôt, ... ĐÁP ÁN ÔN TẬP HỌC KÌ 2 KHOA HỌC LỚP 5 Tuần 18: Câu 1: Các chất có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. Khi nhiệt độ thay đổi, một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Câu 2: a. kim loại, sáp, thủy tinh b. ni tơ c. nước Câu 3: b Tuần 19: Câu 1: c Câu 2 : c Câu 3 : a Tuần 20: Câu 1 Con người cần phải ăn, uống và hít thở. Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người. Câu 2 : Hoạt động/ Biến đổi Học sinh học bài ô tô đồ chơi... Nước được đun sôi Xe máy chạy con người, động vật... Quần áo phơi bị bạc màu Nguồn năng lượng thức ăn Pin lửa xăng Thức ăn mặt trời Câu 3 : VD: Kéo 1 lò xo dãn 10cm cần nhiều năng lượng hơn kéo lò xo đó dãn 5cm. Tuần 21: Câu 1: a Câu 2 : e Câu 3 : Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B cho phù hợp: a-1, 3, 5, 6 b- 2, 4 c-7 Tuần 22 Câu 1: Cần có những ống khói để dẫn khí các – bô – níc cùng nhiều loại khí gây ô nhiễm môi trường lên cao, hoặc có các biện pháp để làm sạch, khử độc các chất thải trong khói nhà máy. Câu 2: 1.Đ 2. S 3. Đ 4. Đ Câu 3: b Tuần 23 Câu 1: d Câu 2: Một số đồ dùng như: quạt, bóng đèn, máy tính, ti vi, … Câu 3: Điện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin, … Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hàng ngày, … Tuần 24 Câu 1: Phích cắm cách điện, dây điện dẫn điện. Câu 2: - Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi, ... - Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là(ủi) quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện). Câu 3: c Tuần 25 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 : d Câu 2: b Câu 3: c Tuần 26 Câu 1: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy. Câu 2: a Câu 3: a Tuần 27 Câu 1: Hạt gieo xuống đất phình to lên vì hút nước. Vỏ hạt nứt để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất. Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất. Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn. Hai lá mầm xòe ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. Câu 2: c Câu 3: c Tuần 28 Câu 1: a/ a b/ b c/ a d/ a e/ c Câu 2: d Câu 3: d Tuần 29 Câu 1: Ếch thường đẻ trứng vào mùa hạ. Ếch đẻ trứng ở dưới nước. Trứng ếch nở ra con nòng nọc. Nòng nọc sống ở dưới nước. Câu 2: a/ b b/ b Câu 3: b Tuần 30 Câu 1: Thú là động vật đẻ con. Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi có thể tự đi kiếm ăn. Câu 2: Nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp A Câu 3: B Sự sinh sản của thú Hợp tử được phát triển ở ngoài cơ thể của con mẹ. Sự sinh sản của chim Hợp tử được phát triển ở trong cơ thể của con mẹ. a/ c b/ d c/ b d/ b Tuần 31 Câu 1: Môi trường là tất cả những gì trên trái đất này. Trong đó có những thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, động vật, thực vật, con người, ... và những thành phần do con người tạo ra (nhân tạo) như làng mạc, thành phố, ruộng đồng, công trường, nhà máy, .... Câu 2: Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ .....trong các câu dưới đây cho phù hợp. trứng, sự thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái - Đa số loài vật chia ra thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ. Câu 3: Một số thành phần của môi trường: nhà, ruộng, cây cối, chó, mèo, không khí, đất, ... Tuần 32 Câu 1: b Câu 2: Câu 3: d Một số tài nguyên: rừng, sông, than, ... Tuần 33 Câu 1: d Câu 2: Câu 3: d a/ a b/ d Tuần 34 Câu 1: d Câu 2: Một số việc làm như: Vất rác bừa bãi, đốt rác, dùng bom mìn đánh bắt cá, ... Câu 3: Một số việc để bảo vệ môi trường: Đổ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, ... Tuần 35 Câu 1: a/ b b/ a Câu 2: A B Tài nguyên thiên nhiên Vị trí không khí Dưới lòng đất Các loại khoáng sản Trên mặt đất Sinh vật, đất trồng, nước Bao quanh trái đất Câu 3: d