Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập Hóa 12 HKII năm học 2019-2020, trường THPT Lê Hồng Phong - Phú Yên.

d3e9d130c6c6cfc88bf0943a9f8c09f4
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 7:19:37 | Được cập nhật: 4 phút trước Kiểu file: DOC | Lượt xem: 322 | Lượt Download: 9 | File size: 0.864256 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ 2 – HÓA 12

Năm học 2019 – 2020

Mức độ nhận thức

 

Biết

Hiểu

Vận dụng

KIM LOẠI KIỀM- KIỀM THỔ

-Vị trí của kim loại kiềm, kiềm thổ trong bảng tuần hoàn

- Câu hình electron nguyên tử, ion dạng tổng quát.

- Tính chất vật lý của kim loại kiềm, kiềm thổ

- Số oxi hóa của kim loại kiềm, kiềm thố trong hợp chất: KL IA là +1, KL IIA là +2

- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (tác dụng với nước, axit, phi kim).

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kiềm thố: Điện phân nóng chảy, viết sơ đồ điện phân và phương trình điều chế.

- Một số ứng dụng của kim loại kiềm, kiềm thố?

- Sự biến đổi tính kim loại của kim loại kiềm, kiềm thổ : tính kim loại tăng theo chiều Z tăng trong cùng nhóm A .

Dạng 1: Tính khối lượng muối clorua hoặc sunfat khi cho 2 kim loại kiềm thổ tác dụng với axit.

Dạng 2: Xác định 1 kim loại hoặc 2 kim loại liên tiếp trong nhóm dựa vào phản ứng với H2O hoặc, Axit.

Dạng 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

Dạng 4: Kim loại tác dụng với muối.

Dạng 5: Điện phân muối.

Dạng 6: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Dạng 7: Muối cacbonat tác dụng với axit.

Dạng 8: CO, H2, Al tác dụng với hỗn hợp oxit.

Dạng 9: Tính % khối lượng của Al và một kim loại kiềm khi cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng với ( dd kiềm, dd axit HCl hoặc H2SO4 l)

Dạng 10: m gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dd kiềm NaOH sinh ra V lít H2. Tính V dd NaOH hoặc tính % của Al2O3

HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM- KIỀM THỔ

- Một số ứng dụng quan trọng của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CaCO3, Ca(OH)2

- Khái nim v nước cng (nước cng tm thi, vĩnh cu, toàn phn), tác hi ca nước cng ; nguyên tắc làm mềm nước cứng.

 

Tính cht hoá hc ca mt s hp cht : NaOH (kim mnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân hu bi nhit) ; Na2CO3 (mui ca axit yếu) .Viết được pt.

- Viết sơ đồ điện phân và pt hóa học khi điều chế NaOH

-Tính chất hóa học của Ca(OH)2, CaCO3, ? Viết được pt.

- Phương trình giải thích sự xâm thực của nước mưa, sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi

- Các biện pháp làm mềm cước cứng: phương pháp kết tủa ( chất nào dùng để làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), phương pháp trao đổi ion

NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

- Vị trí của Al trong BTH

- Câu hình electron nguyên tử

- Tính chất vật lý,trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Al

- Ưng dụng của một số hợp chất Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm ( như phèn chua)

- Tính chất hóa học của Al: có tính kh khá mnh (Phn ng ca nhôm vi phi kim, dung dch axit, nước, dung dch kim, oxit kim loi).

- Phương pháp điều chế Al: đin phân oxit nóng chy. Một số lưu ý khi điều chế Al

- Phương trình minh họa tính lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3,

- Cách nhận viết ion nhôm trong dd, phân biệt Al3+, Al2O3, Al(OH)3 với các chất khác

 - Giải thích được các hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dd NaOH đến dư vào muối nhôm. Cho CO2 đến dư vào muối NaAlO2

Bài tập ví dụ:

Dạng 1: Tính khối lượng muối clorua hoặc sunfat khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với axit.

Câu 1: Cho 4,69g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,464 lít H2 ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là:

A. 10,68 B. 10,74 C. 12,72 D. 12,5

Câu 2: Hòa tan 20,565g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 17,64 lít khí X (đktc) và 5,715g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối. m có giá trị bao nhiêu? A. 57,459 B. 70,7625 C. 78,0525 D. 72,3375

Dạng 2: Xác định 1 kim loại hoặc 2 kim loại liên tiếp trong nhóm dựa vào phản ứng với H2O hoặc, Axit

Câu 1: Cho 0,69g kim loại kiềm R tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 ở đktc. R là: A. Li B. Na C. K D. Rb

Câu 2: Hòa tan hết 9 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại này là: A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba

Dạng 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

Câu 1: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với 2 lít dung dịch NaOH 0,5M. Tính lượng kết tủa thu được

A. 15,6 B. 7,8 C. 23,4 D. 0,00

Câu 2: Dung dch chứa AlCl3 0,5M HCl 0,2M. Cho 200 ml dung dch X tác dụng vi V ml dung dch NaOH 0,8M. Khi phn ng không có kết tủa có muối Na[Al(OH)4] t giá trị của V là

A. 425. B. 325. C. 300. D. 550.

Dạng 4: Kim loại tác dụng với muối

Câu 1: Cho 12 gam bột đồng vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,125 M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là?

A. 13,9g B. 2,7g C. 3,5g D. 14,7g

Câu 2: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch chứa 51,75g ion kim loại R2+, phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn tăng thêm 35,5g. Ion R2+ là:

A. Cd2+ B. Pb2+ C. Cu2+ D. Hg2+

Dạng 5: Điện phân muối

Câu 1: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 4,8 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là

  1. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 0,84 lít. D. 3,36 lít.

Câu 2:Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 2,24 lít khí Cl2(đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là

  1. 0,45. B. 0,80. C. 0,60. D. 0,65.

Dạng 6: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa thu được

A. 4,95g B. 19,7g C. 24,65g D. 39,4g Câu 2: Cho 3,36 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 thu được 3g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là:

A. 0,45M B. 0,5M C. 0,15M D. 0,75M

Dạng 7: Muối cacbonat tác dụng với axit

Câu 1: Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là:

A. 60%. B. 50%. C. 55%. D. 65%.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 102g hỗn hợp XCO3 và Y2CO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 24,64 lít khí CO2 đo ở đktc. Hỏi khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 141,1 B. 114,1 C. 180,1 D. 108,1

Dạng 8: CO, H2, Al tác dụng với hỗn hợp oxit

Câu 1: Nung nóng hỗn hợp gồm 48,6g bột Al với 139,2g bột Fe3O4 (không có không khí), nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng Al2O3 thu đựơc là:

A. 68,85g B. 61,2g C. 108,8g D. 81,6g

Câu 2: Khử hoàn toàn 31,9g hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 bằng H2 ở nhiệt độ cao, tạo thành 9g H2O. Khối lượng Fe sau phản ứng là:

A. 23,9g B. 15,9g C. 25,2g D. 2,39g

Dạng 9: Tính % khối lượng của Al và một kim loại kiềm khi cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng với nước

Câu 1: Cho 16,75g hỗn hợp gồm Na, Al vào nước dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

A. 6,75 B. 8,1 C. 11,75 D. 4,05

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm K và Al trong đó nK : nAl =1 : 5 vào nước dư. Sau phản ứng thu được 3,584 lít H2 ở đktc và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 4,32 B. 8,64 C. 1,08 D. 12,96

Dạng 10: m gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dd kiềm sinh ra V lít H2. Tính V dd kiềm hoặc tính % của Al2O3

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 25g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 14,112 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn hợp là: A. 31,96% B. 68,04% C. 54,64% D. 45,36%

Câu 2: Cho 18,3 g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với V ml KOH 2M (dư), thu được 10,08 lít H2 (đktc). Biết rằng người ta đã dùng dư KOH 20ml so với thể tích phản ứng. Giá trị của V là: A. 170 ml B. 220 ml C. 320 ml D. 270 ml

CHUYÊN ĐỀ: CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, số oxi hoá; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).

- Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính); Tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá).

Kĩ năng

- Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất .

- Viết các PTHH thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom.

- Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.

B. Trọng tâm

Đặc điểm cấu tạo nguyên tử crom và các phản ứng đặc trưng của crom

Tính chất hoá học cơ bản của các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3; K2CrO4, K2Cr2O7

C. Hướng dẫn thực hiện

Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử crom: [18Ar] 3d54s1

+ Trong các phản ứng hóa học crom thường tạo ra các hợp chất có số oxi hóa +2; +3; +6

Các phản ứng đặc trưng của crom: tính khử

+ Tác dụng với phi kim (ở nhiệt độ cao) Cr Cr+3 + 3e

+ Tác dụng với dung dịch axit (khi đun nóng và không có KK) Cr Cr+2 + 2e

Crom bị thụ động đối với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

+ Crom bền với nước và không khí do có màng oxit bền vững bảo vệ

Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

+ Cr2O3: là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc

Cr2O3 + 6H+ 2Cr3+ + 3H2O

Cr2O3 + 2OH 2CrO + H2O

+ Cr(OH)3: * là hiđroxit lưỡng tính

Cr(OH)3 + 3H+ Cr3+ + 3H2O

Cr(OH)3 + OH CrO + 2H2O

+ Cr3+ : * Trong môi trường axit có tính oxi hóa

2Cr3+ + Zn 2Cr2+ + Zn2+

* Trong môi trường bazơ có tính khử

2Cr3+ + 3H2O2 + 10 OH 2CrO + 8H2O

2CrO + 3Br2 + 8OH 2CrO + 6Br + 4H2O

+ CrO3 : * là oxit axit CrO3 + H2O H2CrO4

2CrO3 + H2O H2Cr2O7

* có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH, NH3... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 2CrO3 + 2NH3 Cr2O3 + N2 + 3H2O

+ CrO , Cr2O : * Trong dung dịch, tồn tại cân bằng

Cr2O + H2O 2CrO + 2H+

(da cam) (vàng)

* có tính oxi hóa mạnh: Cr2O + 6I + 14H+ 2Cr3+ + 3I2 + 7H2O

Cr2O + 6Fe2+ + 14H+ 2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O

Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của crom và hợp

chất của crom

+ Bài toán xác định nồng độ mol và tính thành phần hỗn hợp

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

MỨC 1,2: HIỂU, BIẾT

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 1. Kim loại crom tan được trong dung dịch

A. HNO3 (đặc, nguội). B. H2SO4 (đặc, nguội).

C. HCl (nóng). D. NaOH (loãng).

Câu 2: Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với chất nào sau đây ?

A. O2. B. S. C. Cl2. D. F2.

(Đề 2017mã 202)Câu 3. Crom (VI) oxit (CrO3) có màu gì ?

A. Màu vàng. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu xanh lục. D. Màu da cam.

(Đề MH-2015)Câu 4. Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X

A. P. B. Fe2O3. C. CrO3. D. Cu.

(Đề 2017mã 203)Câu 5. Oxit nào sau đây là oxit axit ?

A. CrO3. B. FeO. C. Cr2O3. D. Fe2O3.

(Đề 2017mã 201)Câu 6. Công thức hóa học của natri đicromat là

A. Na2Cr2O7. B. NaCrO2. C. Na2CrO4. D. Na2SO4.

(Đề 2017mã 204)Câu 7. Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?

A. Màu da cam. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu lục thẫm. D. Màu vàng.

(CĐ-14)Câu 8 : Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl ?

A. NaCrO2. B. Cr(OH)3. C. Na2CrO4. D. CrCl3.

(CĐ-13)Câu 9: Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 896. B. 224. C. 336. D. 672.

(KA-14)Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr3+.

B. CrO3 là một oxit axit.

C. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH.

D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2 thành CrO42.

(Đề 2016)Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.

B. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.

C. CrO3 là oxit axit.

D. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.

(Đề MH-17 lần 2)Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?

A. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl. B. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

C. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Cho CrO3 vào H2O.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 13: Phương trình hóa học nào sau đây sai ?

A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng) Cr2(SO4)3 + 3H2.

B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3.

C. Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O

D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc) 2NaCrO2 + H2O

(KB-12)Câu 14 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng.

B. Trong công nghiệp nhôm được sản xuất từ quặng đolomit.

C. Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.

D. CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit.

MỨC 3: VẬN DỤNG

(

+ Cl2 (dư)

+ KOH (đặc, dư) +Cl2

CĐ-12)
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng:

t0

Cr  X  Y

Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là

A. CrCl2 và K2CrO4. B. CrCl3 và K2Cr2O7 C. CrCl3 và K2CrO4 D. CrCl2 và Cr(OH)3

(Đề MH-17 lần 2)Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là

A. Cr(OH)3 và Na2CrO4. B. Cr(OH)3 và NaCrO2.

C. NaCrO2 và Na2CrO4. D. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 17. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, KCrO2. B. FeSO4, CrSO4, KCrO2, K2CrO4.

C. FeSO4, Cr2(SO4)3, KCrO2, K2CrO4. D. FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.

(Đề 2017mã 203)Câu 14. Cho 11,7 gam hỗn hợp Cr và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, đun nóng, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối trong X là

A. 29,45 gam. B. 33,00 gam. C. 18,60 gam. D. 25,90 gam.

Câu 15: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52)

A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08.

Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?

A. 0,54 gam B. 0,81 gam C. 0,27 gam D. 1,08 gam

CHUYÊN ĐỀ: SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT.

SẮT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.

- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).

- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.

- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.

- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.

B. Trọng tâm

Đặc điểm cấu tạo nguyên tử sắt và các phản ứng minh họa tính khử của sắt

C. Hướng dẫn thực hiện

Đặc điểm cấu hình electron của sắt: có 2e lớp ngoài cùng [Ar]3d64s2

+ Fe thuộc nhóm VIIIB và là nguyên tố d

+ Nguyên tử Fe dễ nhường 2e Fe+2, nhưng có thể nhường thêm 1e Fe+3 để phân lớp 3d trở thành bán bão hòa.

+ Trong các hợp chất, nguyên tố sắt thường có số oxi hóa +2 và +3

Các phản ứng đặc trưng của sắt: tính khử trung bình

*với chất oxi hóa yếu: Fe Fe2+ + 2e

*với chất oxi hóa mạnh: Fe Fe3+ + 3e

+ Tác dụng với phi kim: * S oxi hóa Fe Fe2+

* O2 oxi hóa Fe Fe2+ và Fe3+

* Cl2 oxi hóa Fe Fe3+

+ Tác dụng với axit: * HCl và H2SO4 loãng oxi hóa Fe Fe2+

* HNO3 dư, H2SO4 đặc nóng, dư oxi hóa Fe Fe3+

Fe thụ động với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

+ Tác dụng với dung dịch muối: Fe bị oxi hóa Fe2+

Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng minh họa tính khử của sắt.

+ Bài toán tính theo phương trình, xác định thành phần hỗn hợp

TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I – VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO

:1s2 2s2 2p6 3s23p63d6 4s2 viết gọn là [Ar] 3d6 4s2.

Fe Fe2+ + 2e- . Cấu hình electron của Fe2+: :1s2 2s2 2p6 3s23p63d6

Fe2+ Fe3+ + 1e-. Cấu hình electron của Fe3+: :1s2 2s2 2p6 3s23p63d5

- Số oxi hóa : 0, +2, +3.

II – TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu Fe bị oxi hóa thành Fe2+, với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+.

Fe   Fe2+ + 2e

Fe   Fe3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

- Sắt khử nhiều phi kim thành ion âm, trong khi đó Fe bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+.

Fe + S FeS

3Fe + 2O2 Fe3O4

2Fe + 3Cl2 2FeCl3

2. Tác dụng với axit

a) Với axit HCl, H2SO4 loãng

Fe khử dễ dàng ion H+ trong axit HCl, H2SO4 loãng thành khí H2, đồng thời Fe bị oxi hóa thành Fe2+.

Fe + 2H+ Fe2+ + H2 

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 

b) Với axit HNO3, H2SO4 đặc

Sắt bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Với axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng, Fe bị oxi hóa mạnh thành Fe3+.

2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2  + 6H2O

Fe + 6HNO3 (đặc) Fe(NO3)3 + 3NO2  + 3H2O

Fe + 4HNO3 (loãng) Fe(NO3)3 + NO  + 2H2O

NÕu Fe d­: Fe + Fe2(SO4)3 3FeSO4

3. Tác dụng với dung dịch muối

- Sắt khử được những ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 

Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + 3AgNO3 (dư) Fe(NO3)3 + 3Ag 

Chú ý: Fe, Al,( Cr, Ni ) không phản ứng được với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

HỢP CHẤT CỦA SẮT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.

Hiểu được :

+ Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).

+ Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.

- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.

- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.

- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.

- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.

B. Trọng tâm

Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

C. Hướng dẫn thực hiện

Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

+ FeO: * Tính khử FeO Fe2O3 và FeO Fe3+;

* Tính oxi hóa FeO Fe (X là một trong các chất: CO, H2, Al, C)

* Tính oxit bazơ FeO Fe2+.

+ Fe(OH)2: * Tính khử Fe(OH)2 Fe(OH)3;

* Tính bazơ Fe(OH)2 Fe2+.

+ Fe2+: * Tính khử Fe2+ Fe3+

(X là một trong các chất: Cl2, O2, KMnO4, SO2, HNO3, H2SO4 đặc)

* Tính oxi hóa Fe2+ Fe (X là một trong các chất: Mg, Al, Zn)

+ Fe2O3: * Tính oxi hóa Fe2O3 Fe3O4 FeO Fe

(X là một trong các chất: CO, H2, Al, C)

* Tính oxit bazơ Fe2O3 Fe3+.

+ Fe(OH)3: * Tính bazơ Fe(OH)2 Fe2+.

* kém bền với nhiệt 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

+ Fe3+: * Tính oxi hóa Fe3+ Fe2+ (X là một trong các chất: Fe, Cu, H)

hoặc Fe3+ Fe (X là một trong các chất: Mg, Al, Zn)

Điều chế hợp chất:

+ Điều chế FeO : Fe2O3 FeO (X là một trong các chất: CO, H2)

+ Điều chế Fe(OH)2: Fe2+ + 2OH Fe(OH)2

+ Điều chế Fe2+: Fe, FeO, Fe(OH)2 Fe2+

hoặc Fe3+ Fe2+ (X là một trong các chất: Fe, Cu, H)

+ Điều chế Fe2O3 : 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

+ Điều chế Fe(OH)3: Fe3+ + 3OH Fe(OH)3

+ Điều chế Fe3+: Fe2O3, Fe(OH)3 Fe3+

hoặc Fe, FeO, Fe(OH)2 Fe3+ (X là một trong các chất: HNO3, H2SO4 đặc)

Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng minh họa tính chất hóa học của các hợp chất sắt.

+ Viết phương trình điều chế các hợp chất sắt từ các chất khác

+ Bài toán tính theo phương trình, xác định công thức hợp chất và tính thành

phần hỗn hợp

TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I – HỢP CHẤT SẮT (II)

- Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ dễ nhường 1 electron để trở thành ion Fe3+ :

Fe2+ Fe3+ + e

Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.

1. Sắt (II) oxit, FeO

- FeO là chất rắn, màu đen, không tan trong nước và không có trong tự nhiên.

- FeO là oxit bazơ, tác dụng với axit HCl, H2SO4,... tạo ra muối Fe2+.

FeO + 2HCl FeCl2 + H2O

- FeO có tính khử, tác dụng với chất oxi hóa như axit HNO3, H2SO4 đặc,... tạo thành muối Fe3+.

2FeO + 4H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + SO2  + 4H2O

3FeO + 10HNO3 (loãng) 3Fe(NO3)3 + NO  + 5H2O

- FeO có tính oxi hóa, tác dụng với chất khử mạnh như Al, CO, H2,... tạo thành Fe.

FeO + H2 Fe + H2O

- Điều chế : Nhiệt phân Fe(OH)2, khử Fe2O3, dùng Fe khử H2O ở to > 570oC,...

Fe(OH)2 FeO + H2O

Fe2O3 + CO 2FeO + CO2

2. Sắt (II) hiđroxit, Fe(OH)2

- Fe(OH)2 là chất rắn, màu trắng xanh, không tan trong nước. Trong không khí ẩm, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa trong thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3

- Fe(OH)2 là hiđroxit kém bền, dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

- Nhiệt phân Fe(OH)2 không có không khí (không có O2) : Fe(OH)2 FeO + H2O

- Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí (có O2) : 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O

- Fe(OH)2 là một bazơ, tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng,... tạo ra muối Fe2+.

Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng) FeSO4 + 2H2O

- Fe(OH)2 có tính khử, tác dụng với chất oxi hóa như axit HNO3, H2SO4 đặc,... tạo thành muối Fe3+.

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + SO2  + 6H2O

3Fe(OH)2 + 10HNO3 (loãng) 3Fe(NO3)3 + NO  + 8H2O

- Điều chế Fe(OH)2 bằng cách cho muối sắt (II) tác dụng với dung dịch bazơ trong điều kiện không có không khí.

FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2  + 2NaCl

3. Muối sắt (II)

- Đa số muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như FeSO4.7H2O, FeCl2.4H2O,...

- Muối sắt (II) có tính khử, bị các chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối sắt (III).

2FeCl2 + Cl2 2FeCl3

(dd màu lục nhạt) (dd màu vàng nâu)

2FeSO4 + 2H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

3Fe2+ + NO3. + 4H+ 3Fe3+ + NO + 2H2O

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

(dd màu tím hồng) (dd màu vàng)

II – HỢP CHẤT SẮT (III)

- Trong các phản ứng hóa học, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3 electron : Fe3+ + 1e Fe2+

Fe3+ + 3e Fe

- Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.

1. Sắt (III) oxit, Fe2O3

- Fe2O3 là chất rắn, màu đỏ nâu, không tan trong nước.

- Fe2O3 là oxit bazơ, tan trong các dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+.

Thí dụ : Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O

- Fe2O3 có tính oxi hóa, tác dụng với chất khử như Al, C, CO, H2,... ở nhiệt độ cao.

Thí dụ : Fe2O3 + 2Al Al2O3 + Fe

Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2

- Điều chế Fe2O3 bằng cách nhiệt phân Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

2. Sắt (III) hiđroxit, Fe(OH)3

- Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.

- Fe(OH)3 là một bazơ, dễ tan trong các dung dịch axit như HCl, H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+.

Thí dụ : 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O

- Điều chế Fe(OH)3 bằng cách cho muối sắt (III) tác dụng với dung dịch bazơ.

Thí dụ : FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl

3. Muối sắt (III)

- Đa số muối sắt (III) tan trong nươc, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như Fe2(SO4)3.9H2O, FeCl3.6H2O,...

- Muối sắt (III) có oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II).

FeCl3 + 3NH3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3NH4Cl

2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2

Cu + 2Fe(NO3)3 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

Mg + FeCl2 MgCl2+ Fe

Mg + 2FeCl3 MgCl2+ 2FeCl2

Fe + 2FeCl3 3FeCl2

Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2

2FeCl3 + 2KI 2FeCl2 + 2KCl + I2

2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + 2HCl + S

HỢP KIM CỦA SẮT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Định nghĩa gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu) .

- Định nghĩa thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp)

- Ứng dụng của gang, thép.

Kĩ năng

- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.

- Viết các PTHH phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.

- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, bằng thép.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí được một số hợp kim của sắt.

- Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất.

B. Trọng tâm

Thành phần gang, thép

Nguyên tắc và các phản ứng hóa học xảy ra khi luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép

C. Hướng dẫn thực hiện

Thành phần của gang, thép:

+ Gang: là hợp kim của sắt – cacbon chứa 2 – 5% khối lượng cacbon

+ Thép: là hợp kim của sắt – cacbon chứa 0,01 – 2% khối lượng cacbon

ngoài C, gang và thép còn chứa một lượng rất nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S, P...

Nguyên tắc và các phản ứng hóa học xảy ra:

+ Luyện quặng thành gang: khử oxit sắt trong quặng Fe

+ Luyện gang thành thép: loại bỏ phần lớn các nguyên tố C, Si, Mn, S...ra khỏi gang bằng cách oxi hóa chúng và chuyển thành xỉ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Gang: Là hợp kim sắt –cabon và một số nguyên tố khác: Hàm lượng Cacbon từ 2% 5%.

* Sản xuất Gang:

* Nguyên tắc: Khử Fe trong oxit bằng CO ở nhiệt độ cao ( phương pháp nhiệt luyện).

II. Thép: Thép là hợp kim Fe – C ( Hàm lượng C : 0,1 2%).

* Sản xuất thép:

* Nguyên tắc: Oxi hoá các tạp chất có trong gang ( Si, Mn, C, S, P) thành Oxit nhằm làm giảm hàm lượng của chúng.

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

MỨC 1,2: HIỂU, BIẾT

(Đề MH-17 lần 2)Câu 1: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là

A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4.

(Đề 2017mã 204)Câu 2. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 3: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu

A. vàng nhạt. B. trắng xanh. C. xanh lam. D. nâu đỏ.

(Đề 2017mã 203) Câu 4. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. H2S. B. AgNO3. C. NaOH. D. NaCl.

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 5. Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu

A. nâu đỏ. B. trắng. C. xanh thẫm. D. trắng xanh.

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 6. Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối ?

A. Al2O3. B. Fe3O4. C. CaO. D. Na2O.

Câu 7(Đề 2018mã 204): Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe3O4. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3.

Câu 8(Đề 2018mã 204): Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 9(Đề 2018mã 203): Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?

A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3.

Câu 10(Đề 2018mã 202): Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

A. FeCl2. B. NaCl. C. MgCl2. D. CuCl2.

Câu 11(Đề 2018mã 202): Cho các chất: Fe, CrO3, Fe(NO3)2, FeSO4, Cr(OH)3, Na2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 12. (Đề 2019mã 201): Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 19,2 gam Cu. Giá trị của m là

A.11.2 B.16,8 C.8,4 D.14,0.

Câu 13. (Đề 2019mã 201): Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi kết thúc phản ứng?

A.Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.

B.Cho Fe vào dung dịch HCl.

C.Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

D.Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.

Câu 14. (Đề 2019mã 202): Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được m gam kim loại Cu. Giá trị của m là

A. 3,20. B. 6,40. C. 5,12. D.2,56.

Câu 15. (Đề 2019mã 203): Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?

A.Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl B.Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư

C.Đốt cháy Fe trong Cl2 D.Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng

Câu 16. (Đề 2019mã 204): Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) khi kết thúc phản ứng?

A. Đốt cháy Fe trong bình chứa Cl2 dư. B.Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.

C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(KA-11)Câu 17: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

A. FeS2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeCO3.

(KA-12)Câu 18: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất ?

A. Pirit sắt. B. Hematit đỏ. C. Manhetit. D. Xiđerit.

(CĐ-12)Câu 19: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?

A. HNO3. B. H2SO4. C. FeCl3. D. HCl.

(CĐ-12)Câu 20: Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây ?

A. Dung dịch Fe(NO3)3. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch HCl.

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 21. Cho 5 chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

(KB-14)Câu 22: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, AgNO3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

(KA-13)Câu 23: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II) ?

A. CuSO4. B. HNO3 đặc, nóng, dư. C. MgSO4. D. H2SO4 đặc, nóng, dư.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 24: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây?

A. AgNO3. B. NaOH. C. Cl2. D. Cu.

MỨC 3: VẬN DỤNG

Câu 25(Đề 2018mã 204): Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10. B. 30. C. 15. D. 16.

Câu 26(Đề 2018mã 203): Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 27. Cho m gam bột sắt vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và 2,4 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 8,0. B. 10,8. C. 8,4. D. 5,6.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 28: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

A. 375. B. 600. C. 300. D. 400.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 29: Cho hỗn hợp Cu Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X

A. FeCl3. B. CuCl2, FeCl2.

C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2.

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 30. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, KCrO2. B. FeSO4, CrSO4, KCrO2, K2CrO4.

C. FeSO4, Cr2(SO4)3, KCrO2, K2CrO4. D. FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.

(Đề MH-17 lần 2)Câu 31: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.

B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.

C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2.

D. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 32: Cho các phát biểu sau:

(a) Thép hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.

(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời tính cứng vĩnh cửu của nước.

(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.

(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.

Số phát biểu đúng

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 33(Đề 2018mã 204): Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.

(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1).

(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.

(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.

(g) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 34(Đề 2018mã 203): Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.

(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.

(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.

(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 35. (Đề minh họa 2019). Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.

hí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1< n2< n3. Hai chất X, Y lần lượt là

A.NaCl, FeCl2. B.Al(NO3)3, Fe(NO3)2.

C.FeCl2, FeCl3. D.FeCl2, Al(NO3)3.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 36: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

A. 25,2. B. 19,6. C. 22,4. D. 28,0.

(Đề MH-17 lần 1)Câu 37: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X (biết NO sản phẩm khử duy nhất của NO3-)

A. 4,48 gam. B. 5,60 gam.

C. 3,36 gam. D. 2,24 gam.

MỨC 4: VẬN DỤNG NÂNG CAO

(Đề MH-17 lần 2)Câu 38: Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian, thu được 10,24 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là

A. 2240. B. 3136. C. 2688. D. 896.

(Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 39. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là

A. 1,080. B. 4,185. C. 5,400. D. 2,160.

Câu 40(Đề 2018mã 204): Hòa tan hết 18,32 gam hỗn hợp X gồm Al, MgCO3, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,25 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 7,97 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,025 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,54 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là

A. 30,57%. B. 24,45%. C. 18,34%. D. 20,48%.

Câu 41(Đề 2018mã 204): Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và FeCO3 (tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 1 : 2) phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) thu được dung dịch Y chứa hai muối và 2,128 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2 và SO2. Biết Y phản ứng tối đa với 0,2m gam Cu. Hấp thụ toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 11,0. B. 11,2. C. 10,0. D. 9,6.

Câu 42(Đề 2018mã 203): Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,16 mol NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là

A. 16,89%. B. 20,27%. C. 33,77%. D. 13,51%.

Câu 43(Đề 2018mã 203): Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 5,8 gam. B. 14,5 gam. C. 17,4 gam. D. 11,6 gam.

Câu 44. (Đề 2019mã 201): Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A.9.76 B.9,20 C.9,52 D.9,28.

Câu 45. (Đề 2019mã 201): Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,92 mol HCl và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ có 46,95 gam hỗn hợp muối) và 2,92 gam hỗn hợp X gồm ba khí không màu (trong đó hai khi có số mol bằng nhau). Dung dịch Y phản ứng được tối đa với 0,91 mol KOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm thể tích của khí có phân tử khối lớn nhất trong 2 là

A.75,34% B.51,37% C.58,82% D.45,45%.

Câu 46. (Đề 2019mã 201): Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,025 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:

Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, đư) vảo 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 8,6 ml. Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là

A.11,12 và 57%, B.6,95 và 7% C.6,95 và 14% D.11,12 và 43%.

Câu 47. (Đề 2019mã 201): Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được 0,04 mol H2 và dung dịch chứa 36,42 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 0,625 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y và a mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho 450 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Giá trị của a là

A.0,125 B.0,155 C.0.105 D.0,145.

Câu 48. (Đề 2019mã 202): Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu và FeS vào dung dịch chứa 0,38 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ gồm các muối trung hòa) và 0,29 mol SO2 (là chất khí duy nhất). Cho 2,24 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và 1,28 gam kim loại. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được 10,06 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,74. B.7,50. C. 11,44. D. 6,96.