Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập HKI môn GDCD 11 năm học 2020-2021, trường THPT Chuyên Bảo Lộc

b70674546842b90895b5ea763a6cec10
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 22:48:29 | Được cập nhật: hôm kia lúc 19:17:52 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 262 | Lượt Download: 1 | File size: 0.048228 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN GDCD 12

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020

  1. Cấu trúc đề kiểm tra

Trắc nghiệm: 100% (40 câu)

  1. Nội dung ôn tập

1. Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.

- Nêu được khái niệm, nội dung một số quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kì cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

- Nêu được khái niệm nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Nêu được khái niệm, nôi dung, của một số quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phâm.

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

2. Về kỹ năng

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.

- Nhận xét được việc người có chức quyền trong cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí do tham nhũng như mọi người khác là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.

- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.

- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân .

- Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và tinh thần của công dân.

3. Về thái độ

Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật.

Có thái độ tôn trọng pháp luật ; Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật.

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh; Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.

Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác; Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

  1. Một số câu hỏi trắc nghiệm

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Câu 1. Khoản 1, Điều 16 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Điều này có nghĩa là?

A. Mọi công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật

B. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính....đều không bị phân biệt đối xử về việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật"

C. Mọi CD đều có thể căn cứ vào PL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền hợp pháp của người khác

Câu 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là?

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc?

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật, tạo điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện.

B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. Đưa các chuẩn mực đạo đức phổ biến vào pháp luật, quy định thành các hành vi của cá nhân, tổ chức

Câu 5. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa là?

A. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội

B. Mọi người luôn được đối xử như nhau trong việc làm nghĩa vụ

C. Mọi người luôn được đối xử như nhau trong việc hưởng quyền

D. Mọi người thực hiện quyền như nhau và làm nghĩa vụ tùy theo điều kiện

Câu 6. Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa?

A. Công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo… được đối xử ngang nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trước pháp luật

B. Ưu tiên về quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

C. Công dân được đối xử tùy theo dân tộc, tôn giáo

D. Người có trình độ cao được hưởng quyền nhiều hơn

Câu 7. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nghĩa là?

A. Bất kì công dân nào vi phạm đều bị xử lí

B. Bất kì công dân nào VPPL đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật

C. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử lí

D. Ở bất kì địa vị, tuổi tác nào đều bị xử lí như nhau

Câu 8. Thế nào là bình đẳng trước pháp luật?

A. Mọi người được đối xử như nhau

B. Mọi người được phân chia lợi ích bằng nhau

C. Mọi người được hưởng lợi ngang nhau trong công việc

D. Mọi người được đối xử ngang nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

  1. LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Câu 1: Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tỉnh lỉ hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế tiệc cưới. Được tin này, vổn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên s đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị K và bố con anh B. B. s và con trai anh B.

A. Bà S và bố con anh B. D. Anh B và chị K.

Câu 2: Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền hôn nhân và gia đình?

A. Chị A, anh B và chị H. B. Chị A và con rể.

C. Chị A, anh B, con rể và chị H. D. Chị A, anh B và con rể.

Câu 3: Biết chồng giấu một khoản thu nhập cùa gia đình mình để làm tài sán riêng, Bà L đã tìm cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở doanh quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên hiến V bị trắng tay. Trong trường họp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?.

A. Vợ chồng bà L và V B. Vợ chồng bà L

C. Vợ chồng bà L, anh K và V D. Anh K và V

Câu 4: Ông giám đốc D mê giọng hát của cô T nên đã chuyển cô từ phòng hành chính lên làm thư ký riêng. Do ghen tuông nên vợ ông D đã nói với K ( là con rể) tìm cách làm quen T để tìm hiểu, không ngờ sau đó K và T nảy sinh tình cảm và quan hệ với nhau như vợ chồng khiến chồng cô T đòi ly hôn. Trong trường hợp này những ai dưới đây vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình?.

A. Ông giám đốc và cô T. B. Anh K và cô T.

C. Vợ giám đốc. D. Anh K, cô T và vợ giám đổc.

Câu 5: Ông T (50 tuổi) và bà G (47 tuổi) có với nhau 2 người con trai (N 25 tuổi, ly hôn được 4. tháng, thì s bị tai nạn chấn thựơng sọ não, sống thực vật. Nhưng ông không có trách nhiệm, bà G phải một mình chăm sóc, Bà G đề nghị ông có cấp cho s. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình không có trách nhiệm chu cấp cho S. Theo quy định của luật hôn nhân gia đình:

A. Ông T không có trách nhiệm chu cấp cho S vì S đã thành niên

B. Ông T phải có trách nhiệm chu cấp cho S cùng với bà G vì S không còn khả năng lao động.

C. S ở với bà G nên bà phải có trách nhiệm chăm sóc

D. N đã lớn nên phải có trách nhiệm chăm sóc em mình.

II. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GỦA CÔNG DAN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Câu 1. Theo Hiến pháp nước ta, đối với mỗi công dân, lao động là

A. nghĩa vụ. B. bổn phận.

C. quyền lợi. D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 2. Theo luật Lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là

A. công việc. B. việc làm. C. nghề nghiệp. D. người lao động.

Câu 3. A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.B. Bình đẳng trong sử dụng lao động.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 4. Để có tiền đi học, bạn M (14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên ở một khách sạn. Nếu là bạn của M, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Đồng ý với việc làm của bạn mình.

B. Không quan tâm vì đây không phải là chuyện của mình.

C. Khuyên bạn bỏ công việc này vì trái quy định của Luật Lao động.

D. Báo công an đến phạt chủ quán vì sử dụng người lao động trái quy định pháp luật.

Câu 4. Hiện nay một số người lao động đồng ý làm việc mà không cần kí kết hợp đồng lao động. Nếu là em, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Không kí kết hợp đồng lao động cho phức tạp thêm.

B. Kí kết hợp đồng lao động.

C. Kí cam kết quyền lao động.

D. Chỉ cần kí cam kết về nghĩa vụ lao động.

Câu 5. Vào dịp nghỉ tết, A (18 tuổi) và rủ B (14 tuổi, đang là học sinh) về quê chơi. A có lời đề nghị là muốn B nghỉ học để làm công nhân cho công ty của gia đình mình. Nếu là B, em sẽ lựa chọn cách cư xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Nghỉ học để đi lao động vì muốn kiếm tiền.

B. Nói cho ba mẹ mình biết và nghe theo lời của ba mẹ.

C. Báo với cơ quan công an vì cho rằng A đã dụ dỗ mình.

D. Không đồng ý với A và giải thích cho A hiểu.

Câu 6. Vừa tốt nghiệp lớp 12, H xin vào làm việc cho công ty X. Sau khi thỏa thuận về việc kí kết hợp đồng lao động và H đã được nhận vào làm việc tại công ty với thời hạn xác định nhưng trong hợp đồng lại không ghi rõ H làm công việc gì. Theo em, trong trường hợp này H nên làm gì?

A. Trao đổi và đề nghị công ty X bổ sung vào quy định này.

B. Chấp nhận vào làm việc theo hợp đồng lao động.

C. Không chấp nhận và tự bổ sung nội dung công việc vào hợp đồng.

D. Hủy hợp đồng lao động và tìm công việc khác.

Câu 7. A bị khuyết tật, vừa tốt nghiệp THPT muốn đi xin việc làm nhưng gia đình A không đồng ý, vì cho rằng có đi xin người ta cũng không nhận. Nếu em là A em sẽ xử sự như thế nào?

A. Chấp nhận lời khuyên. B. Không biết làm thế nào.

C. Mặc cho số phận. D. Giải thích cho gia đình hiểu.

III. BÌNH ĐẲNG TRONG KINH DOANH

Câu 1. Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong

A. lựa chọn, ngành nghề. B. tìm kiếm việc làm.

C. quyền làm việc. D. lựa chọn việc làm.

Câu 2. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư là

A. kinh doanh. B. lao động. C. sản xuất. D. buôn bán.

Câu 3. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

A. bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh nếu muốn.

B. bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa mà không cần xin phép.

C. cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

D. mọi hoạt động kinh doanh đều phải xin giấy phép.

Câu 4. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là

A. Tiêu thụ sản phẩm. B. Tạo ra lợi nhuận.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm. D. Giảm giá thành sản phẩm.

Câu 5. Pháp luật không cấm kinh doanh ngành, nghề nào sau đây?

A. Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, truyền thông. B. Kinh doanh các chất ma túy.

C. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật. D. Kinh doanh các loại động vật quý hiếm.

Câu 6. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

Câu 7. Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là

A. hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. B. khuyến khích người dân tiêu dùng.

C. tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.D. xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 8. Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?

A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.

C. Quyền định đoạt tài sản. D. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.

Câu 9. Công ty X ở Bình Phước và công ty N ở Bình Dương cùng sản xuất ván ép. Công ty X phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân thấp hơn công ty N. Căn cứ yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau?

A. Lợi nhuận thu được. B. Quan hệ quen biết.

C. Địa bàn kinh doanh. D. Khả năng kinh doanh.

Câu 10. Chất thải của công ty X đã gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở gần đó. Nếu là người dân sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật ?

A. Không quan tâm đến vấn đề này vì chịu khó một chút cũng được.

B. Đề nghị công ty X chuyển cơ sở sản xuất đến nơi khác xa khu dân cư.

C. Tố cáo hành vi không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công ty X.

D. Tố cáo hành vi đó và yêu cầu công ty X khắc phục ô nhiễm và đền bù thiệt hại cho người dân.

Câu 11. Anh A là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh B nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh B. Anh B rất khó chịu về điều này. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật ?

A. Giải thích cho B biết điều đó không phải là sự bất bình đẳng trong lao động .

B. Khuyên B nên chuyển công ty khác vì đó là sự phân biệt đối xử.

C. Khuyên B nên viết đơn khiếu nại lên giám đốc công ty.

D. Khuyên B nên viết dơn xin tăng lương cho bằng với lương của A.

Câu 12: Ông S đến ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cẩm kỉnh dó anh). Hồ sơ của ông họp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc nằý ông s đã:

A. Thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.

B. Chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.

A. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.

D. Thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Câu 13: A tâm sự với B: "Sau này có điều kiện kinh doanh mình muốn tham gia vào thành phần kinh tế nhà nước vì được quan tâm đầu tư và được pháp luật bảo hộ”. B cho rằng ý kiến của A là chưa chính xác vì theo như B tất cả các thành phần kinh tế của nước ta đều được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Trong trường của bạn nào đúng?

A, Bạn A và B. B. A và B đều sai. C. Bạn B. D. Bạn A .

Câu 14: M chuyển quyền quản lí doanh nghiệp cho con trai theo đứng quy định nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Bà M và con cần dựa vào quyền bình đăng trong lĩnh vực nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp cửa mình?

A. Gia đình. B. Lao động. C. Đầu tư. D. Kinh doanh.

BÀI 5 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

Câu 1. Việc làm nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Nơi thờ tự của các tôn giáo hợp pháp được nhà nước và pháp luật bảo hộ

B. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật của mình

C. Lợi dụng truyền giáo để thực hiện mưu đồ chính trị

D. Công dân theo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật

Câu 2. Mục đích của việc công nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Làm cho các dân tộc bình đẳng, cùng phát triển

B. Thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

C. Làm lành mạnh công tác tôn giáo ở nước ta

D. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế đất nước

Câu 3. Việc làm nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Chỉ dạy nghề cho con em người dân tộc Kinh

B. Mở các trường phổ thông dân tộc nội trú

C. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

D. Cộng điểm thi trong các kỳ thi cho học sinh là người dân tộc thiểu số

Câu 4. Theo pháp luật Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là?

A. Các dân tộc trên đất nước ta đều được đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế như nhau

B. Các dân tộc trên đất nước ta đều được nhà nước bảo hộ về nét văn hoá riêng của từng dân tộc

C. Các dân tộc trên đất nước ta đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật, được tạo điều kiện để phát triển

D. Các dân tộc trên đất nước ta đều có quyền có tiếng nói, chữ viết riêng

Câu 5. Ở nước ta, nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hàng đầu trong việc tạo điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau?

A. Tương trợ B. Hợp tác B. Tự chủ D. Bình đẳng

Câu 6. Các dân tộc trên đất nước ta đều có đại biểu của mình trong các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực?

A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hoá D. Quản lý nhà nước và xã hội

Câu 7. Các phong tục, tập quán tốt đẹp của từng dân tộc được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Điều này thể hiện quyền bình đẳng của các dân tộc trên lĩnh vực?

A. Kinh tế B. Văn hoá C. Chính trị D. Giáo dục

Câu 8. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Bình đẳng giữa các địa phương.

C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.

Câu 9Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa ?

A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

C. Các dân tộc có duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.

D. Các dân tộc không được duy trì những l hội riêng của dân tộc mình.

Câu 10Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là ?

A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy.

B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.

C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.

D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Câu 11Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết là thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa, giáo dục. D. Tự do tín ngưỡng.

Câu 12Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 13Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N thoe đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện

A. lạm dụng quyền hạn. B. không thiện chí với các tôn giáo khác.

C. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. D. không đoàn kết giữa các tôn giáo.

Câu 14. Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.

B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.

C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.

D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

Câu 15. Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.

B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.

C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.

D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.

Câu 16. Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều

A. được đảm bảo công bằng. B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. hưởng mọi quyền lợi như nhau. D. thực hiên tốt nghĩa vụ công dân.

Câu 17. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. xã hội. B. kinh tế. C. chính trị. D. văn hóa.

Câu 18. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. pháp luật bảo hộ. B. Đảng quản lí.

C. tổ chức tôn giáo bí mật. D. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn.

Câu 19. Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là hoạt động

A. tôn giáo. B. tâm linh. C. truyền giáo. D. tín ngưỡng.

Câu 20. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là

A. các bên cùng có lợi. B. bình đẳng. C. đoàn kết. D. tôn trọng lợi ích.

Câu 21. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo

A. tín ngưỡng tôn giáo. B. giáo luật.

C. quy định của pháp luật. D. quan niệm tôn giáo.

Câu 22. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa là cơ sở

A. của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

B. để công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo

C. để công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng.

D. để phát huy quyền dân chủ của công dân.

Câu 23. Nội dung nào nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?

A. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lí của Nhà nước.

B. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lí.

C. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.

D. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.

BÀI 6: QUYỂN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VÊ THÂN THẺ

Câu 1. D cùng các bạn đá bóng, không may quả bỏng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nển D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về tài sàn. B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 2. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà c bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A.Bất khả xâm phạm về danh tính. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân. D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đờì tư.

Câu 3: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên D đã trả chậm tiền thuê nhà của bà Thơn 1 tuần. Bà T bực mình đuổi D ra khỏi phòng trọ, nhưng do D không biết đi đâu nên cứ ở lì trong phòng. Tức thì bà T khóa trái cửa lại nhốt không cho D ra khỏi phòng. Bà T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyết bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Không vi phạm quyền gì cà vì đây là nhà của bà T.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. Quyền cất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.

Câu 4: Nghi ngờ chị M ngoại tình vợi chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình đề xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Chị H và chống B. Chị H và K. C. Chị M, H và K. D. K, chị H và chồng,

Câu 5: Hai con của ông bà là M và T tức giận đã xông vào đánh H bị thương. Hai vợ chồng đã nhốt H vào nhà kho. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. N và H B. Ông K và bà s C. Ông K, S, M và T. D. M và T

Câu 6: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã . Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh s công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cổ tình ngăn cản, ông B bị anh s và anh c cùng khống chế rồi giải ông về giam tại trụ sở cơ an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh T và anh S. B.Anh s và anh c.

C. Anh C, anh T và anh s. D.Anh T,anh s và anh K.

Câu 7: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động s, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh c đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và anh c thuê anh Y bắt giam và đánh bà H đi cấp cứu. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Ông D, bà H. B.Anh Y, anh T, anh c.

C. Ông D, anh T, anh Y. D. Ông D, anh T, anh c.

Câu 8: Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm số vàng của gia đình mình nên đã báo với ông an xã. Do có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét. Do cố tình ngăn cán nên anh H bị ông N và anh M khống chế giải về trụ sở công an xã giảm giữ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể ca công dân?

A. Anh M và anh D B. Anh M và ông N

C. Anh M, anh D và ông N D. Anh D và ông N

Câu 9. B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện từ nên thường trốn học. Biết được điều này, bố của B rất tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà. B giận bố đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng và rủ A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe, Lòng tham nổi lên T và H đã tìm cách bắt, nhốt B lại và chiếm đoạt 10 triệu đồng. Những ai đưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cống dân?

A. Bố của B. B. A, T, H. C.TvàH D. Bố B, T và H

Câu 10. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nghĩa là?

A. Mọi người đều có quyền bắt người phạm tội quả tang

B. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án

C. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm Sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

D. Không ai, dù ở bất kỳ cương vị nào được tự ý bắt, giam, giữ người

Câu 11. Trường hợp nào sau đây việc thực hiện khám xét chỗ ở của người khác là không vi phạm pháp luật?

A. Nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa chấp tội phạm

B. Nghi ngờ người đó có hành vi vi phạm pháp luật

C. Nghi ngờ chỗ ở có chứa tài liệu, tang vật của vụ án

D. Khi có người phạm tội đang lẫn trốn tại chỗ ở đó

Câu 12. Trường hợp nào sau đây được quyền bắt người?

A. Nghi ngờ người đó trộm cắp tài sản

B. Phát hiện người đang thực hiện hành vi trộm tài sản

C. Phát hiện người không có giấy Chứng minh thư nhân dân

D. Phát hiện người lạ mặt đi vào khu dân cư

Câu 13. Do nghi ngờ A lấy xe đạp của con trai mình nên ông T đã bắt nhốt A lại trong nhà mình để truy hỏi. Hành vi này của ông T xâm phạm trực tiếp đến quyền tự do nào của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khở

C. Quyền được bảo đảm bí mật đời tư D. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

Câu 14. Khi nhìn thấy người bị truy nã đang lẫn trốn trong một căn nhà vắng; em chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lập tức hô hoán thật lớn để gọi người khác đến bắt

B. Im lặng, lặng lẽ tránh xa để tránh nguy hiểm đến mình

C. Lờ đi, coi như không biết để tránh phiền phức

D. Giữ bí mật, không làm kinh động đến đối tượng, tìm cách báo cho cơ quan công an

Câu 14: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.B. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

C. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 15: Cơ quan nào dưới đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp. B. Tòa án nhân dân các cấp.

C. Ủy ban nhân dân. D. Cơ quan điều tra các cấp.

Câu 16: Hành vi tố tụng hình sự do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát thực hiện Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là:

A. bị cáo. B. bị can C. khởi tố bị can D. truy nã

Câu 17: Người đã bị Toà án đựa ra xét xử là:

A. Bị cáo B. Bị can C. Khởi tố bị can D. Truy nã

Câu 18: Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyển bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 19: Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.

C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

DUYỆT HPCM Giáo viên bộ môn

Phùng Thị Phương Lan Nguyễn Thị Thủy