Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập HKI môn GDCD 10 năm học 2020-2021, trường THPT Chuyên Bảo Lộc

ccdc01ff86f3b0ce093c791e87de597f
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 14:08:33 | Được cập nhật: 12 tháng 4 lúc 15:38:29 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 269 | Lượt Download: 0 | File size: 0.035582 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2020 - 2021

  1. Cấu trúc đề kiểm tra

Trắc nghiệm: 50% (20 câu, 0,25đ/1 câu)

Tự luận: 50%

  1. Nội dung ôn tập

1. Về kiến thức

- Thế nào là phủ định, thế nào là phủ định biện chứng, thế nào là phủ định siêu hình.

- Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.

- Hiểu được thế nào là nhận thức, thế nào là thực tiễn, thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.

- Hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

2. Về kỹ năng

- Phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường trong cuộc sống hàng ngày và trong học tập.

- Giải thích được sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

3. Thái độ

- Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng.

- Tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của quê hương, đất nước, nhân loại.

- Có ý thức tìm hiểu thực tế, gắn lý thuyết với thực hành.

- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

  1. Một số câu hỏi trắc nghiệm

BÀI 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

Câu 1. Phủ định diễn ra do sự can thiệp tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng được gọi là

A. phủ định biện chứng. B. phủ định siêu hình.

C. phủ định của phủ định. D. phủ định vô hình.

Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 3. Đâu là phủ định siêu hình trong các trường hợp dưới đây?

A. Tre già măng mọc. B. Nước chảy đá mò

C. Chim có tổ, người có tông. D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 4. Phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển thành sự vật hiện tượng mới được gọi là

A. phủ định biện chứng. B. phủ định siêu hình.

C. phủ định của phủ định. D. phủ định tuyệt đối.

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. gió bão làm đổ cây. B. hóa chất làm chết cỏ.

C. chim ăn sâu. D. quả trứng nở ra con gà.

Câu 6. Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng cho thấy tính chất nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. tính khách quan. B. tính chủ quan.

C. tính kế thừa. D. tính phủ định sạch trơn.

Câu 7. Sự đấu tranh giữa biến dị và di truyền làm cho

A. tế bào mới xuất hiện. B. giống loài mới xuất hiện.

C. kiểu hình mới xuất hiện. D. gen trội xuất hiện.

Câu 8. Phản ứng hóa học NaOH + HCl = NaCl + H2O cho thấy

A. tính khách quan của phủ định biện chứng.B. tính chủ quan của phủ định biện chứng.

C. tính kế thừa của phủ định biện chứng. D. tính kế thừa của phủ định siêu hình.

Câu 9. Cái mới ra đời thay thế cho cái cũ nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định, quá trình này được gọi là

A. phủ định cái mới. B. phủ định sạch trơn.

C. phủ định của phủ định. D. phủ định tuyệt đối.

Câu 10. Ếch trưởng thành đẻ trứng, trứng ếch nở ra nòng nọc, nòng nọc rụng đuôi phát triển các chi trở thành ếch con. Vòng đời của loài ếch thể hiện

A. phủ định siêu hình. B. phủ định sạch trơn.

C. phủ định của phủ định. D. phủ định tuyệt đối.

Câu 11. “Trời còn có bữa sao quên mọc. Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em”. Câu thơ trong bài “Đêm sao sáng” của nhà thơ Nguyễn Bính được hiểu là

A. anh không hề nhớ em. B. anh đêm nào cũng nhớ em.

C. anh chưa bao giờ nhớ em. D. anh hiếm khi nhớ em.

Câu 12. Đêmôcrit nói “Tôi chỉ không nghi ngờ có một điều, đó là điều mà tôi đang nghi ngờ”. Đêmôcritcó nghi ngờ không?

A. luôn luôn. B. đôi khi. C. ít khi. D. không.

Câu 13. Quá trình vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn được gọi là

A. nguồn gốc của sự phát triển. B. cách thức của sự phát triển.

C. khuynh hướng của sự phát triển. D. đặc trưng của sự phát triển.

Câu 14. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Luôn luôn ủng hộ tất cả những cái mới.

B. Không nên ảo tưởng nhưng phải tin tưởng vào sự tất thắng của cái mới.

C. Đôi khi cái mới tạm thời bị thất bại nhưng cái mới luôn luôn chiến thắng cái cũ.

D. Sự ra đời của cái mới không đơn giản dễ dàng mà phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách.

Câu 15. Cái mới theo ý nghĩa triết học là

A. cái lạ hơn so với cái trước. B. cái ra đời sau so với cái trước.

C. cái phức tạp hơn so với cái trước. D. cái ra đời sau nhưng hoàn thiện hơn.

BÀI 7. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Câu 1. Quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào trong bộ não của con người để tạo nên những hiểu biết về chúng được gọi là

A. vô thức. B. ý thức. C. tâm thức. D. nhận thức.

Câu 2. Giai đoạn đầu của nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các giác quan với sự vật hiện tượng, đem lại hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng là giai đoạn

A. nhận thức cảm xúc. B. nhận thức cảm tính.

C. nhận thức lý tính. D. tư duy trừu tượng.

Câu 3.“Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang”. Nhận thức này là

A. cảm tính. B. lý tính. C. phân tích. D. tổng hợp.

Câu 4. Nhận thức cảm tính có đặc điểm

A. hệ thống, trừu tượng. B. trực quan, sinh động.

C. chặt chẽ, chính xác. D. sâu sắc, khó hiểu.

Câu 5. Nhận thức cảm tính giúp chúng ta có được những tri thức về

A. bản chất bên trong sự vật, hiện tượng.

B. các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng.

C. quy luật vận động của sự vật hiện tượng.

D. tính khách quan của sự vật, hiện tượng.

Câu 6. Giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức, thông qua các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát…để tìm ra quy luật, bản chất bên trong của sự vật hiện tượng được gọi là

A. cảm tính. B. lý tính. C. tư duy. D. trực quan.

Câu 7.“Đường thẳng a song song với đường thẳng b, đường thẳng b vuông góc với đường thẳng c cho nên đường thẳng a cũng vuông góc với c”. Phương pháp nhận thức trong trường hợp này là

A. phán đoán. B. phân tích. C. tổng hợp. D. suy luận.

Câu 8. Hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. nhận thức. B. nghiên cứu. C. thực tiễn. D. xã hội.

Câu 9. Hoạt động thực tiễn nào là cơ bản nhất, quyết định các hoạt động còn lại?

A. Sản xuất của cải vật chất. B. Chính trị xã hội.

C. Thực nghiệm khoa học. D. Văn hóa nghệ thuật.

Câu 10.“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Kiến thức thiên văn trong nhận định trên cho thấy

A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 11. Nhiệm vụ điều trị những vết thương mãn tính cho thương binh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã thúc đẩy bác sỹ Đặng Văn Ngữ nghiên cứu điều chế thành công pênixilin cho thấy

A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 12. Câu tục ngữ nào dưới đây cho thấy thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Cái khó ló cái khôn. B. Con vua thì lại làm vua

C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Câu 13. Bác Hồ nói: “Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” đã khẳng định

A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 14. Nhờ phát minh ra kính viễn vọng, nhà vật lý Galile đã quan sát bầu trời và kết luận thuyết nhật tâm của Copecnich (trái đất quay quanh mặt trời) là đúng, điều này cho thấy

A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 15. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đề cao vai trò của

A. hoạt động nhận thức. B. hoạt động đi lại.

C. hoạt động thực tiễn. D. hoạt động học tập.

Câu 16. Những tri thức đã được thực tiễn kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn được gọi là

A. sinh lý. B. tâm lý. C. luân lý. D. chân lý.

BÀI 9. CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ

VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Câu 1. Đâu không phải là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội?

A. Xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công.

B. Con người được phát triển toàn diện.

C. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

D. Con người được đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần.

Câu 2. Chủ nghĩa xã hội muốn trở thành hiện thực trước hết phải có

A. con người xã hội chủ nghĩa. B. quan hệ sản xuất phù hợp.

C. nguồn vốn và hạ tầng hiện đại. D. nền kinh tế phát triển cao.

Câu 3: Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó,

A. biểu thị đặc điểm bên ngoài của sự vật và hiện tượng.

B. dùng nó để so sánh với các sự vật khác.

C. phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

D. biểu thị bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.

Câu 4: Những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến tự do, hạnh phúc của con người?

A. Bệnh tật, nghèo đói, thất học.

B. Trồng cây, gây rừng, không khai thác tài nguyên bừa bãi.

C. Ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng Ozon

D. Nguy cơ khủng bố và phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo.

Câu 5: Mục tiêu sự phát triển của xã hội là vì

A. sự bình đẳng. B. con người. C. ấm no, hạnh phúc. D. tự do.

Câu 6: Động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội là

A. phấn đấu vì tự do.

B. ra đời chế độ xã hội mới.

C. nhu cầu vật chất ngày càng tăng.

D. nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

A. Vịnh Hạ Long. B. Truyện Kiều của Nguyễn Du.

C. Phương tiện đi lại. D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 8: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất do con người tạo ra?

A. Động Thiên Đường. B. Tư liệu sinh hoạt.

C. Bình Ngô đại cáo. D. Động Phong Nha - Kẻ Bàng.

Câu 9: Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội để con người phát triển toàn diện mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội

A. dân chủ, công bằng, văn minh. B. dân chủ, văn minh đoàn kết.

C. dân chủ, bình đẳng, tự do. D. dân chủ, giàu đẹp, văn minh.

Câu 10: Việc làm nào dưới đây không phải vì con người?

A. Chế tạo vũ khí hủy diệt. B. Bỏ rác đúng nơi quy định.

C. Nghiên cứu vắcxin phòng bệnh.

D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định.

Câu 11: Khẳng định nào dưới đây không phải là đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa?

A. Xã hội không có tình trạng áp bức, bóc lột.

B. Mọi người có cuộc sống tự do hạnh phúc.

C. Xã hội thống nhất giữa văn minh với nhân đạo.

D. Xã hội đề cao những người sở hữu nhiều tư liệu sản xuất.

Câu 12: C. Mác cho rằng: “Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất”. Điều này đề cập đến nội dung

A. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

B. con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.

C. con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Nhi

D. con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.

Câu 13: Sau giờ học bạn B đã giúp đỡ bố mẹ ra đồng gặt lúa. Như vậy bạn B cùng gia đình đã tạo nên

A. giá trị khoa học của xã hội. B. giá trị vật chất của xã hội.

C. giá trị nghệ thuật của xã hội. D. giá trị tinh thần của xã hội.

Câu 14: Khi thấy gia đình mình có sử dụng chất bảo quản trong sản xuất, kinh doanh. Em sẽ khuyên gia đình mình như thế nào?

A. Nên làm vì đây là bí quyết sản xuất.

B. Việc làm này giúp kinh tế gia đình phát triển tốt.

C. Tiếp tục sử dụng để bảo quản hàng hoá được lâu hơn.

D. Không nên vì đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Câu 15: Câu nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" là của

A. C.Mác B. Hồ Chí Minh. C. Khổng Tử. D. Nguyễn Trãi.

IV. Một số câu hỏi tự luận

Câu 1. Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi

Có một lần sinh viên hỏi Clốt Béc-na (1813 - 1878), nhà sinh lí học người Pháp:

- Thưa thầy, điều gì quan trọng nhất trong y học?

- Những sự kiện thực tiễn! – Ông rành rọt trả lời.

Dựa vào những hiểu biết của mình em hãy cho biết:

a) Ý kiến của Clốt Béc-na đúng hay sai?

b) Thực tiễn là gì? Thực tiễn có những vai trò gì đối với nhận thức? Với mỗi vai trò cho ví dụ cụ thể.

(Nguồn: Trang 51 – Sách bài tập GDCD 10, NXB giáo dục Việt Nam năm 2010)

Câu 2. Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

Hăng-ri Đuy-năng (1827 - 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 000 người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a ở Xô-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều khác băng bó cho người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

Ba năm sau ông viết cuốn Kỉ niệm về Xô-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến của Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

(Nguồn: Trang 59 - SGK GDCD 10, NXB giáo dục Việt Nam năm 2019)

Câu hỏi:

a) Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b) Em có thể học được điều gì ở Đuy-năng?

Câu 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”.

  1. Câu nói trên thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

  2. Trình bày nội dung cuả vai trò trên.

c) Chúng ta đã vận dụng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nguyên lí giáo dục nào? Hãy liên hệ với quá trình học tập của bản thân em.

Câu 4. Tại sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội? Lấy ví dụ chứng minh xã hội nước ta hiện nay là một xã hội phát triển vì con người.

Câu 5. Nhận thức là gì?

DUYỆT HPCM Giáo viên bộ môn

Phùng Thị Phương Lan Nguyễn Thị Thủy