Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập HKI môn Công nghê 10 năm học 2020-2021, trường THPT Chuyên Bảo Lộc

c3e21c593f3d7bd5f95df517cf2da4c7
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 14:09:49 | Được cập nhật: 25 tháng 3 lúc 0:15:35 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 269 | Lượt Download: 0 | File size: 0.061952 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập Công Nghệ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021

CÔNG NGHỆ 10

Câu 1 : Những đóng góp của sản xuất nông , lâm , ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân :

  • Ngành sản xuất nông , lâm ngư nghiệp đóng góp một phần lớn vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước .

  • Cung cấp lương thực , thực phẩm cho tiêu dùng trong nướcnguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến .

  • Có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và xuất khẩu .

  • Chiếm 50% tổng lao động tham gia các ngành kinh tế .

Câu 2 :

  • Những thành tựu quan trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp :

  • Sản xuất đủ lương thực để cung cấp cho nhân dân , giữ trữ quốc gia , phục vụ chăn nuôi gia súc , gia cầm và xuất khẩu .

  • Hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng tập trung đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu .

  • Nhiều sản phẩm nông , lâm , ngư nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

  • Nhiệm vụ chính của sản xuất nông , lâm , ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới :

  • Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia .

  • Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính .

  • Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái – 1 nền nông nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu lương thực thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhưng không làm ô nhiễmsuy thoái môi trường .

  • Áp dụng khoa học , kĩ thuật vào lĩnh vực chọntạo giống vật nuôi , cây trồng để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm .

  • Đưa khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản và chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông , lâm , thủy sản.

Câu 3 :

  • Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô TB :

  • Dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật : các TB hoặc mô của các cơ quan rễ , thân , lá đều chứa hệ gen quy định đặc điểm của loài và có khả năng sinh sản vô tính .

  • Tính phân chia TB : hợp tử => TB phôi sinh => TB chuyên hóa

  • => mô, cơ quan => cơ thể hoàn chỉnh .

  • Dựa vào tính phân hóa và phản phân hóa của TB .

  • Kết luận : Là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của TB thực vật có định hướng dựa vào tính phân hóa và phản phân hóa , tính toàn năng của TB thực vật khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo và vô trùng .

  • Ý nghĩa nhân giống bằng nuôi cấy mô TB :

  • Đối tượng nhân giống nuôi cấy mô có thể diễn ra trên quy mô công nghiệp.

  • Hệ số nhân giống cao .

  • Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền .

  • Nếu nguyên liệu ban đầu sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sạch bệnh .

  • Các bước của quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô TB:

  1. Chọn vật liệu nuôi cấy

  2. Khử trùng

  3. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo

  4. Tạo rễ

  5. Cấy cây vào môi trường thích ứng

  6. Trông cây trong vườn ươm .

  • Các giống cây trồng được nhân lên bằng nuôi cấy mô :

  • Cây nông nghiệp : lúa , khoai tây , …

  • Cây ăn quả : chuối , dứa ,…

  • Hoa : hoa đồng tiền , cẩm chướng , lan ,…

  • Cây lâm nghiệp : bạch đàn , trầm hương ,…

Câu 4 :

  • Tính chất của đất xám bạc màu :

  • Đất nghèo dinh dưỡng , hoạt động vi si vật yếu

  • Đất chua , rất chua

  • Đất khô hạn , tầng mặt đất mỏng , thành phần cơ giới nhẹ .

  • Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu :

Biện pháp cải tạo

Tác dụng

- Xây dựng bờ vùng , bờ thuở , tưới tiêu hợp lí

- Khắc phục hạn hán , tạo đất ẩm => tăng cường hoạt động của vi sinh vật

- Cày sâu dần

- Tăng cường độ dày của tầng mặt đất

- Bón vôi

- Giảm độ chua

- Luân canh ( chú ý cây phân xanh , cây họ đậu )

-Tăng cường vi sinh vật cho đất , khắc phục hiện tượng nghèo chất dinh dưỡng cho đất

- Bón phân hợp lí

- Tăng cường chất dinh dưỡng , chất mùn cho đất

Câu 5 :

  • Khái niệm sói mòn đất : là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa , nước tưới , tuyết tan hoặc gió

  • Nguyên nhân gây sói mòn đất :

  • Địa hình dốc làm sói mòn , rửa trôi đất

  • Nước mưa rơi vào đất , phá vỡ kết cấu của đất

  • Hiện tượng chặt phá rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn .

  • Vai trò của biện pháp nông học trong cải tạp đất xói mòn

Biện pháp

Tác dụng

- Canh tác theo đường đồng mức , trồng cây thành băng

- Hạn chế tối đa dòng chảy

- Bón phân hữu cơ để kết hợp phân khoáng

- Tăng độ phì nhiêu , độ mùn , vi sinh vật

- Bón vôi cải tạo đất

- Giảm độ chua

- Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng

- Giảm độ bạc màu

- Canh tác nông- lâm kết hợp

- Tăng độ che phủ

- Trồng cây bảo vệ rừng đầu nguồn

- Hạn chế lũ lụt

Câu 6 :

Đặc điểm

Cách sử dụng

Phân hóa học

  • Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao .

  • Dễ hòa tan ( trừ phân lân ) => cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh .

  • Bón phân hóa học , bón liên tục nhiều năm nhất là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hóa chua

  • Phân dễ tan ( phân đạm và phân kali )

+ Dùng để bón thúc là chính .

+ Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ .

+ Khi bón nhiều năm liên tục cần phải bón vôi để cải tạo đất.

  • Phân lân khó tan : thường dùng để bón lót .

  • Phân N-P-K : chứa 3 nguyên tố nitơ , phootpho , kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất , từng loại cây . Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc .

Phân hữu cơ

  • Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đại lượng , trung lượng và vi lượng .

  • Có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng ổn định .

  • Những khoáng chất trong phân hữu cơ không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa mới sử dụng được => phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu quả chậm

  • Bón phân hữu cơ nhiều năm không làm hại đất ,

- Dùng để bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng phải cho ủ hoại mục .

Câu 7 :

  • Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật : nhân giống chủng vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với chât nền ( than bùn , nước , chất khoáng ). Từ đây có thể sản xuất ra các loại phân vi sinh vật .

  • Các loại phân vi sinh :

Phân vi sinh vật cố định đạm

Phân vi sinh vật chuyển hóa lân

Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

Định nghĩa

-Phân VSV cố định đạm là loại phân có chứa các nhóm VSV cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây khác.

Là loại phân bón có chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc VSV chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.

-Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Thành phần

  • Than bùn

  • VSV nốt sần cây họ đậu

  • Các chất khoáng

  • Nguyên tố vi lượng

  • Than bùn

  • Bột photphorit hoặc apatit

  • Các nguyên tố khoáng và vi lượng.

- Chất nền (than bùn và xác thực vật).

- Khoáng và vi lượng.

- Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

Cách sử dụng

- Tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng.

- Bón trực tiếp vào đất.

-Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay.

- Tẩm hạt giống trước khi gieo (phophobacterin ) , hoặc bón trực tiếp vào đất .

- Bón trực tiếp vào đất.

- Làm chất độn khi ủ phân.