Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập HKI Hóa 12 năm học 2019-2020, THPT Phan Chu Trinh - Đà Nẵng

4193444a7e31de9182f95a6cf3cf7585
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 8:19:03 | Được cập nhật: 10 tháng 4 lúc 12:35:29 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 599 | Lượt Download: 14 | File size: 0.713948 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I – HÓA HỌC 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Este - lipit - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este. - Tính chất hóa học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá). - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hóa. - Ứng dụng của một số este tiêu biểu. - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit, ... bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hóa. - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo. - Cách chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn. - Viết được các phương trình hóa học minh hoạ tính chất của chất béo. - Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học. 2. Cacbohiđrat - Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. - Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ. - Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức, phản ứng lên men rượu. - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí ( trạng thái, màu, mùi, vị , độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ, (thủy phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp. - Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thủy phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3), ứng dụng. - Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hóa học. - Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hóa học. - Tinh khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thủy phân các chất theo hiệu suất. - Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của glucozơ. - Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng. 3. Amin - Amino axit - Peptit - Protein - Khái niệm, phân loại, cách gọi tên amin (theo danh pháp thay thế và gốc - chức). - Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin. - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước. - Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo. - Viết các PTHH minh họa tính chất của amin, anilin. - Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho. - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit. - Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hóa, phản ứng trùng ngưng của  và -amino axit). - Viết các PTHH chứng minh tính chất của amino axit. - Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học. - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của peptit (phản ứng thủy phân, phản ứng màu của tripeptit trở lên). - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2), vai trò của protein đối với sự sống). - Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác. 4. Polime - Vật liệu polime - Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng). - Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng. - Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo. - Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp. - Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng. - Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống. 5. Đại cương kim loại - Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại. - So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị. - Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. - Tính chất hóa học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối). - Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại và ý nghĩa. - Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hóa. - Viết được các PTHH phản ứng oxi hóa - khử chứng minh tính chất của kim loại. - Tính phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp. B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – KHỐI 12 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (30 câu - 10 điểm) Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Este - lipit 2 2 1 1 6 Cacbohiđrat 3 2 1 Amin - Amino axit Peptit - Protein 3 3 2 Polime 2 2 Tính chất - Dãy điện hóa của kim loại 1 5 1 9 1 5 1 2 Thực hành 1 1 Tổng số câu 11 11 5 3 30 Tổng số điểm 3,67 3,67 1,66 1,0 10,0 C. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA 2 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ HÓA HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ SỐ 1 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba =137. Câu 1: Chất X có công thức phân tử C4H8O2, tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H5. Câu 2: Công thức cấu tạo thu gọn của metyl propionat là A. HCOOCH3. B. C2H5COOCH3. C. C3H7COOCH3. D. C2H5COOH. Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 11,6 gam este của ancol etylic với một axit cacboxylic no, đơn chức cần 200 ml dung dịch KOH 0,5M. Công thức cấu tạo của este là A. C2H5COOC3H7. B. C3H7COOC2H5. C. CH3COOC3H7. D. C2H5COOC2H5. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. B. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ  X  Y  CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO. C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2. Câu 6: Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 55,2 gam kết tủa. Nếu hiệu suất lên men là 92% thì giá trị của m là A. 54. B. 58. C. 84. D. 46. Câu 7: Thủy phân saccarozơ thu được sản phẩm A. chỉ có ancol etylic. B. gồm glucozơ và fructozơ. C. chỉ có glucozơ. D. chỉ có fructozơ. Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh. D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. Câu 9: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hòa tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân. Câu 10: Trong các chất sau, chất có tính bazơ yếu nhất là A. anilin. B. metylamin. C. amoniac. D. đimetylamin. Câu 11: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H5N. D. CH5N. Câu 12: 0,1 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH. Công thức X có dạng A. (H2N)2R(COOH)3. B. H2NRCOOH. C. H2NR(COOH)2. D. (H2N)2RCOOH Câu 13: Glyxin không tác dụng với A. H2SO4 loãng. B. Ca(OH)2. C. C2H5OH. D. NaCl. Câu 14: Thủy phân 73,8 gam một peptit X chỉ thu được 90 gam glyxin. X là A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. tripeptit. Câu 15: Trong số các polime sau, polime cùng loại với cao su Buna (theo cách tổng hợp) là A. tơ capron. B. nhựa phenolfomanđehit. C. tơ nilon 6,6. D. tơ lapsan. Câu 16: Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam Br2 trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là A. 2/3. B. 1/2. C. 1/3. D. 3/5. Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều có phản ứng với dung dịch CuSO4? A. Mg, Al, Ag. B. Fe, Mg, Na. C. Ba, Zn, Hg. D. Na, Hg, Ni. Câu 18: Nhúng một thanh Fe nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là A. 2,3M. B. 0,27M. C. 1,8M. D. 1,36M. Câu 19: Ngâm một thanh sắt vào dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sủi bọt khí. Bọt khí sẽ thoát ra nhanh nhất khi thêm vào hỗn hợp dung dịch nào sau đây? A. H2O. B. CuSO4. C. NaCl. D. ZnCl2. Câu 20: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Fe + dung dịch CuSO4. B. Cu + dung dịch HCl. C. Cu + dung dịch HNO3. D. Cu + dung dịch Fe2(SO4)3. Câu 21: Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là A. 3,2. B. 6,4. C. 4,6. D. 7,5. Câu 22: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng A. với dung dịch NaCl. B. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. C. thủy phân trong môi trường axit. D. với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng. Câu 23: Trong các chất sau: CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2COONa, CH3COOH, CH3CH2NH2, số chất có tính lưỡng tính là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Chất nào dưới đây là đipeptit? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Câu 25: Trong số các polime dưới đây, polime có cùng cấu trúc mạch với nhựa rezit là A. amilozơ. B. glicogen. C. cao su lưu hoá. D. xenlulozơ. Câu 26: Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. vàng. B. bạc. C. đồng. D. nhôm. Câu 27: Cho 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M thì dung dịch sau phản ứng chứa A. AgNO3. B. Fe(NO3)3. C. AgNO3 và Fe(NO3)3. D. AgNO3 và Fe(NO3)2. Câu 28: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của V là A. 1,12. B. 3,36. C. 2,24. D. 4,48. Câu 29: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử? A. Al, Fe, Zn, Mg. B. Ag, Cu, Mg, Al. C. Na, Mg, Al, Fe. D. Ag, Cu, Al, Mg. Câu 30: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOCH=CH2. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH=CH-CH3. TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ HÓA HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ SỐ 2 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba=137. Câu 1: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là A. CnH2n+2O2 (n  2). B. CnH2nO2 (n  2). C. CnH2nO (n  2). D. CnH2n–2O2 (n  2). Câu 2: Hóa hơi 5,0 gam este đơn chức E được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xà phòng hóa hoàn toàn 1,0 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được ancol X và 0,94 gam muối natri của axit cacboxylic Y. X là ancol A. isopropylic. B. metylic. C. anlylic. D. etylic. Câu 3: Số trieste khác nhau thu được tối đa từ hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có xúc tác H2SO4) là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 16,68 gam. B. 18,24 gam. C. 18,38 gam. D. 17,80 gam. Câu 5: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần từ trái sang phải? A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. C. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. D. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. Câu 6: Xenlulozơ đinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 25,2 kg xenlulozơ đinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg HNO3 (hiệu suất phản ứng đạt 70%). Giá trị của m là A. 18,0 kg. B. 16,2 kg. C. 22,9 kg. D. 12,6 kg. Câu 7: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại tham gia phản ứng tráng gương do A. saccarozơ đã thủy phân tạo glucozơ và fructozơ. B. trong phân tử saccarozơ có chứa nhóm OH hemiaxetal. C. saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit. D. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng. Câu 8: Dạng mạch hở của glucozơ có chứa các loại nhóm chức nào sau đây? A. -CHO, -COOH. B. -CHO, -OH. C. -COOH, -NH2. D. -OH, -COOH. Câu 9: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1), tan trong nước (2), tan trong nước Svayde (3), phản ứng với axit nitric đặc, xúc tác H2SO4 đặc (4), tham gia phản ứng tráng bạc (5), bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là: A. (3), (4), (5) và (6). B. (1), (3), (4) và (6). C. (1), (2), (3) và (4). D. (2), (3), (4) và (5). Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. B. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 6 nhóm OH kề nhau. C. Glucozơ tan tốt trong nước. D. Glucozơ tác dụng được với nước brom. Câu 11: Chất nào sau đây là amin bậc hai ? A. H2N-[CH2]6-NH2. B. CH3-(CH3)CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. C6H5OH. Câu 12: Để làm sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào sau đây? A. Rửa bằng xà phòng. C. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước. B. Rửa bằng nước. D. Rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước. Câu 13: Thành phần phần trăm về khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 14: 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH tạo 16,8 gam muối. Mặt khác, 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch có 0,2 mol HCl. Công thức cấu tạo phù hợp của X là A. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH. B. H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. D. H2N[CH2]3CH(NH2)-COOH. Câu 15: Alanin là tên gọi của amino axit có công thức A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2N[CH2]2COOH. C. CH3CH(NH2)CH2COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 16: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino. C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. Câu 17: Cho các nhận định sau: (a) Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch nước brom; (b) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ; (c) Lysin làm quỳ tím hóa xanh; (d) Axit -aminocaproic là nguyên liệu để sản xuất nilon-6. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C.3. D.4. Câu 18: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. B.H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH. D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH. Câu 19: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được dùng làm A. nhựa bakelit. B. nhựa PVC. C. tơ nilon-6. D. thủy tinh hữu cơ. Câu 20: Cho các vật liệu polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại vật liệu có nguồn gốc từ xenlulozơ là: A. 2, 6, 7. B. 2, 3, 5, 7. C. 2, 3, 7. D. 2, 5, 6, 7. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi. B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường. C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau. D. Polietilen là polime thiên nhiên, tinh bột là polime tổng hợp, xenlulozơ triaxetat là polime bán tổng hợp. Câu 22: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời loại ra các phân tử nhỏ (như H2O, NH3, HCl, ...) được gọi là A. sự tổng hợp. B. sự polime hóa. C. sự trùng ngưng. D. sự peptit hóa. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sự đông tụ xảy ra khi luộc trứng, lên men sữa chua, làm fomat, nấu riêu cua, ... B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên. C. Protein ít tan trong nước lạnh và dễ tan trong nước nóng. D. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 xuất hiện màu tím. Câu 24: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy thứ tự pH tăng dần từ trái sang phải là: A. (2), (1), (3). B. (3), (1), (2). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1). Câu 25: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hs 15% hs 95% hs 90% hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau: Metan  Axetilen  Vinyl clorua  PVC. Để tổng hợp 1,0 tấn PVC cần V m3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là A. 5,883. B. 5589,462. C. 5589,083. D. 5883,246. Câu 26: Kim loại dẻo nhất là A. vàng. B. bạc. C. đồng. D. nhôm. Câu 27: Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm? A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Ag. 2+ Câu 28: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu không bị khử bởi kim loại A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Zn. Câu 29: Cho 14,4 gam kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với 0,1 mol O2. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít khí H2 (đktc). M là A. Al. B. Ca. C. Mg. D. Fe. Câu 30: Chất nào sau đây khi tác dụng hết với dung dịch NaOH tạo ra glixerol? A. Triolein. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Metyl axetat. TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ HÓA HỌC ĐỀ SỐ 3 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba =137. Câu 1: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. kim loại Na. Câu 2: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải? A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. D. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. Câu 3: Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì công thức cấu tạo của este là A. CH3COOC2H5. B. HCOOC3H7. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 4: Số trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit C15H31COOH, C17H35COOH và C17H33COOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 5: Chất nào trong các chất: dầu mè (1), mỡ bò (2), dầu nhớt (3), bơ (4), sữa chua (5) là lipit? A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol. C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2. D. Phản ứng giữa axit và ancol (có mặt H2SO4 xúc tác) là phản ứng một chiều. Câu 7: Đun 12 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng dừng lại thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 70%. B. 75%. C. 62,5%. D. 50%. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột có trong tế bào thực vật. B. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh. C. Phương pháp nhận biết hồ tinh bột là dùng iot. D. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên. Câu 9: Mô tả nào sau đây không đúng với glucozơ? A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt. B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín. C. Còn có tên gọi là đường nho. D. Có 0,1% trong máu người. Câu 10: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 45. B. 22,5. C. 33,75. D. 40. Câu 11: Để tráng một cái gương cần 54 gam bạc. Nếu dùng dung dịch glucozơ 80% làm nguyên liệu tráng gương với hiệu suất 90% thì khối lượng dung dịch glucozơ đã dùng là A. 49,5 gam. B. 45 gam. C. 61,875 gam. D. 62,5 gam. Câu 12: Xà phòng hóa m gam một este no, đơn chức, mạch hở X cần dùng 150 ml dung dịch NaOH 1M và thu được (m+1,2) gam muối. Đốt cháy m gam X thu được 13,44 lít (đktc) khí CO2. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH3. Câu 13: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sản phẩm thu được là hỗn hợp các amino axit. B. Khối lượng phân tử của một amino axit chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH luôn là số lẻ. C. Các amino axit đều tan trong nước. D. Các dung dịch amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. Câu 15: Glyxin không phản ứng được với A. C2H5OH/HCl. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl. Câu 16: Hỗn hợp X gồm 2 α-amino axit mạch hở no (chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH), đồng đẳng kế tiếp có phần trăm khối lượng oxi là 37,427%. Cho m gam X tác dụng với 600 ml dung dịch KOH 1M (dư) sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 60,6 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 26,7. B. 37,8. C. 34,2. D. 38,65. Câu 17: Thủy phân 73,8 gam một peptit X chỉ thu được 90 gam glyxin. X là A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. tripeptit. Câu 18: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino. C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. Câu 19: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch Br2. C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit; (b) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit; (c) Số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc - amino axit là n -1; (d) Có 3 -amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 tripeptit khác nhau có đầy đủ các gốc -amino axit đó. Số nhận định đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 21: Trong cơ thể protein chuyển hóa thành A. axit hữu cơ. B. glucozơ. C. axit béo. D. amino axit. Câu 22: Cho các chất sau: CH2=CH2 (1), CH2=C=CH-CH3 (2), CH2=CH–Cl (3), CH3–CH3 (4). Những chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là: A. (3), (2). B. (1), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 23: Polime có cấu tạo mạng không gian là A. cao su Buna-S. B. P.E. C. poliisopren. D. cao su lưu hóa. Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên. B. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin. C. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol. D. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. Câu 25: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346u và của một đoạn mạch tơ capron là 17176u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là A. 121 và 114. B. 113 và 152. C. 121 và 152. D. 113 và 114. Câu 26: Cho 5,4 gam kim loại M tác dụng hết với khí Cl2 thu được 26,7 gam muối. M là A. Zn. B. Al. C. Fe. D. Mg. Câu 27: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 28: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm là: A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. Câu 29: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi kim loại A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Zn. Câu 30: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. NH2CH2COOH. B. H2NCH2COONa. C. H2NCH2COOCH3. D. CH3CH2NH2. TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ HÓA HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ SỐ 4 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba =137. Câu 1: Cho các nhận xét sau: (a) Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.; (b) Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực; (c) Fructozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong amoniac; (d) Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2. Số nhận xét đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 2: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành A. glucozơ. B. glucozơ và fructozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ. Câu 3: Cho 8,9 gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn khan thu được là A. 16,9 gam. B. 22,2 gam. C. 15,1 gam. D. 11,1 gam. Câu 4: Chất nào sau đây là amin bậc hai? A. NH2-[CH2]6-NH2. B. (CH3)3N. C. C2H5NH2. D. CH3-NH-CH3. Câu 5: Trong các chất sau: metylamin, anilin, amoniac, điphenylamin. Chất có tính bazơ mạnh nhất là A. metylamin. B. anilin. C. amoniac. D. điphenylamin. Câu 6: Sơi bông thuộc loại A. tơ thiên nhiên. B. tơ tổng hợp. C. polime tổng hợp. D. tơ nhân tạo. Câu 7: Trong phản ứng: 2NaOH + 2Al + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2. Al đóng vai trò là A. chất lưỡng tính. B. chất môi trường. C. chất oxi hóa. D. chất khử. Câu 8: Cho 8,85 gam amin X (đơn chức, bậc một) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 14,325 gam muối khan. Số công thức cấu tạo của X thõa mãn là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 9: Trong các chất dưới đây, chất không tham gia phản ứng màu biure là A. Ala-Val-Gly-Val. B. Gly-Ala. C. Gly-Ala-Ala. D. Val-Gly-Ala. Câu 10: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo 5 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là A. 3,370 gam. B. 5,625 gam. C. 2,000 gam. D. 9,000 gam. Câu 11: Trường hợp nào sau đây kim loại bị oxi hóa? A. Đốt nóng sắt trong khí Cl2. B. Đun nóng Au trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. C. Cho Cu vào dung dịch HCl đặc. D. Cho Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Câu 12: Phản ứng chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử C trong phân tử là A. glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. B. glucozơ tác dụng với dung dịch Br2. C. tạo este chứa 5 gốc axit. D. khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. Câu 13: Công thức cấu tạo thu gọn của etyl axetat là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC2H3. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 14: Cho các polime sau: tơ nitron (hay olon), tơ nilon-6,6, PE, PVC. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu hồng? A. Glyxin B. Alanin C. Lysin D. Axit glutamic Câu 16: Chất làm mất màu dung dịch nước Br2 là A. axit stearic. B. tripanmitin. C. triolein. D. tristearin. Câu 17: Dung dịch phản ứng với anilin có hiện tượng kết tủa màu trắng là A. H2O. B. HCl. C. Br2. D. H2SO4. Câu 18: Cho 18 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al, Cu phản ứng hoàn toàn với oxi thu được 25,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích dung dịch H2SO4 1M vừa đủ tác dụng với lượng oxit trên là A. 0,9 lít. B. 0,225 lít. C. 0,45 lít. D. 0,4 lít. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este no, đơn chức, mạch hở, không phân nhánh X thu được 24,8 gam hỗn hợp CO2, H2O. Mặt khác 17,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 13,6 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOCH2CH2CH3. B. CH3CH2COOCH3. C. HCOOCH(CH3)2. D. CH3COOCH2CH3. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin, propylamin bằng oxi thu được V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. Câu 21: Số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C3H6O2 tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,8. B. 0,9. C. 4,5. D. 3,6. Câu 23: Cho dãy các chất glucozơ, fructozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 24: Cho tetrapeptit có công thức Val-Gly-Ala-Gly. Amino axit đầu C là A. (CH3)2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH. C. NH2CH2CH2COOH. D. NH2CH2COOH. Câu 25: Cho 0,3 mol metyl axetat vào 100 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 16,4 gam. B. 24,6 gam. C. 23,8 gam. D. 30,2 gam. Câu 26: Cho các chất sau: HCOOC2H5, CH3COOH, CH3COCH3, C3H5(OH)3. Số chất thuộc loại este là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 27: Thí nghiệm nào sau đây thu được sản phẩm là etyl axetat? A. Đun nóng hỗn hợp gồm etanol và axit axetic, có H2SO4 đặc làm xúc tác. B. Đun nóng hỗn hợp gồm ancol metylic và axit axetic, có H2SO4 đặc làm xúc tác. C. Sục khí axetilen vào dung dịch axit axetic. D. Cho ancol etylic tác dụng với natri axetat. Câu 28: Butan-1-amin có công thức cấu tạo là A. (CH3)3C-NH2. B. (CH3)2CH-CH2NH2. C. CH3(CH2)3NH2. D. CH3CH(NH2)CH2CH3. Câu 29: Cho một lượng Na vào 400 ml dung dịch HCl xM, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai chất tan có nồng độ phần trăm bằng nhau, đồng thời thoát ra 11,032 lít H2 (đktc). Giá trị của x là A. 2,4625. B. 1,000. C. 1,4625. D. 2,000. Câu 30: Hòa tan 7,7 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là A. 2,3 gam. B. 5,0 gam. C. 3,42 gam. D. 1,22 gam. TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ HÓA HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ SỐ 5 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba =137. Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là: A. Glucozơ, fructozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Glucozơ, fructozơ, etyl fomat, saccarozơ. C. Fructozơ, etyl fomat, glixerol, anđehit axetic. D. Glucozơ, glixerol, fructozơ, axit fomic. Câu 3: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với natri. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH2COOH. B. CH3COOCH3. C. HCOOCH3. D. OHCCH2OH. Câu 4: Không thể phân biệt etyl axetat và axit axetic bằng hóa chất nào sau đây? A. CaCO3. B. NaOH. C. Quỳ tím. D. Mg(OH)2. Câu 5:Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim của kim loại? A. Cấu tạo mạng tinh thể kim loại. B. Khối lượng riêng của kim loại. C. Bán kính nguyên tử kim loại. D. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. Câu 6: Cho 5,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch AgNO3 1,6M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số gam chất rắn thu được là A. 25,92. B. 18,4. C. 21,6. D. 12,96. Câu 7: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen. Câu 8: Chất nào sau đây là amin bậc 2? A. H2N-[CH2]6–NH2. B. CH3–CH(CH3)–NH2. C. CH3–NH–CH3. D. C6H5NH2. Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Câu 10: Khối lượng dung dịch glucozơ 80% tạo ra 54 gam bạc với hiệu suất 90% là A. 49,5 gam. B. 45 gam. C. 61,875 gam. D. 62,5 gam. Câu 11: Polime nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? A. tơ tằm. B. tơ visco. C. tơ nitron. D. tơ nilon-6,6. Câu 12: Thuốc thử dùng để phân biệt tripeptit với đipeptit là A. Cu(OH)2. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. Câu 13: Phản ứng nào sau đây không dùng để chứng minh sự tồn tại của nhóm chức anđehit trong glucozơ? A. Khử glucozơ bằng H2 (Ni, to) tạo ra sobitol. B. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 . C. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. D. Cho dung dịch glucozơ với nước brom. Câu 14: Công thức phân tử của amin đơn chức chứa 19,718% nitơ về khối lượng là A. C3H9N. B. C3H7N. C. C4H11N. D. C4H9N. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất một số tơ nhân tạo. B. Saccarozơ được dùng trong công nghiệp tráng gương. C. Glucozơ được dùng trong công nghiệp sản xuất saccarozơ. D. Tinh bột được dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo. Câu 16: Anilin không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. Nước Br2. B. HCl. C. NaOH. D. H2SO4. Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, ancol etylic. C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic. Câu 18: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với hợp chất CH3–CH(CH3)–NH2? A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin. Câu 19: Polime nào sau đây được điều chế trực tiếp bằng phản ứng trùng hợp? A. Polisaccarit. B. Poli(vinyl clorua). C. Protein. D. Nilon-6,6. Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 445 gam một chất béo thu được 46 gam glixerol và axit béo X. X là A. C17H31COOH. B. C17H33COOH. C. C17H35COOH. D. C15H31COOH. Câu 21: Thủy phân este Z có công thức phân tử C4H8O2 trong NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên gọi của Z là A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. propyl fomat. Câu 22: Tiến hành trùng hợp 20,8 gam stiren (C6H5-CH=CH2). Hỗn hợp thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch Br2 0,3M. Phần trăm khối lượng stiren đã tham gia trùng hợp là A. 50%. B. 60%. C. 75%. D. 25%. Câu 23: Glucozơ không thuộc loại A. hợp chất tạp chức. B. cacbohiđrat. C. monosaccarit. D. đisaccarit. + 6 Câu 24: Cation R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p . R là A. F. B. K. C. Ca. D. Na. Câu 25: Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 55,2 gam kết tủa trắng. Nếu hiệu suất lên men là 92% thì khối lượng glucozơ đã lên men là A. 54. B. 58. C. 84. D. 46. Câu 26: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là A. CH2=CHCH2COOCH3. B. CH2=CHCOOCH2CH3. C. CH3 COOCH=CHCH3. D. CH3CH2COOCH= CH2. Câu 27: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng toàn bộ lượng X với H2SO4 đặc ở 140°C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là A. 4,05. B. 8,10. C. 18,00. D. 16,20. Câu 28: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường là: A. Glucozơ, glixerol, axit axetic. B. Glucozơ, metylamin, natri axetat. C. Glucozơ, glixerol, ancol etylic. D. Glucozơ, glixerol, natri axetat. Câu 29: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3-COO-CH2-CH=CH2. B. CH3-CH2-COO-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-CH3. D. CH3-COO-CH=CH2. Câu 30: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Mg, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là A. Mg. B. Ag. C. K. D. Fe. TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ HÓA HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ SỐ 6 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cho H=1; N=14; O=16; Na=23; K=39; Al=27; Ca=40; Cu=64; Cl=35,5; Fe=56; Mg=24; Zn= 65; C=12; Ag=108; Ba=137; Br=80; S= 32 Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên? A. Polietilen. B. Cao su isopren. C. Tơ tằm. D. Nilon-6,6. Câu 2: Cho các dung dịch: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, hồ tinh bột. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 3: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là A. glucozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 4: Loại vật liệu nào sau đây chứa nguyên tố nitơ? A. Cao su Buna. B. Poli(vinyl clorua). C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6. Câu 5: Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là A. polistiren. B. polibutađien. C. cao su buna-N. D. cao su buna-S. Câu 6: Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ thì xuất hiện A. kết tủa màu vàng. B. dung dịch không màu. C. hợp chất màu tím. D. dung dịch màu xanh lam. Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng? A. Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit. B. Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau. C. Thủy phân hoàn toàn peptit thu được α-amino axit. D. Các protein đều dễ tan trong nước. Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa hồng? A. H2NCH2COOH. B. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. C. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. D. H2NCH(CH3)COOH. Câu 9: Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là A. C4H8O2. B. C4H10O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no. B. Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu. C. Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohiđric. D. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn. Câu 11: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân? A. Fructozơ. B. Triolein. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng? A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl. B. Các amin đều tan tốt trong nuớc. C. Số nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn. D. Các amin đều làm quì tím hóa xanh. Câu 13: Amin nào sau đây là amin bậc ba? A. (C6H5)2NH. B. (CH3)2CHNH2. C. (CH3)3N. D. (CH3)3CNH2. Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo có nhiều ứng dụng trong đời sống. B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa. C. Chất béo là hợp chất thuộc loại trieste. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. Câu 16: Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 17: Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hỗn hợp đồng nhất? A. Ngâm một mẩu nhỏ poli(vinyl clorua) trong dung dịch HCl. B. Cho glyxin vào dung dịch NaOH. C. Cho anilin lỏng vào dung dịch HCl dư. D. Ngâm một mẩu nhỏ polibutađien trong benzen dư. Câu 19: Thủy phân đến cùng protein thu được A. glucozơ. B. amino axit. C. axit béo. D. chất béo. Câu 20: Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là A. glucozơ. B. fructozơ. C. amilozơ. D. saccarozơ. Câu 21: Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau: (1) X + 2Y3+  X2+ + 2Y2+ và (2) Y + X2+  Y2+ + X. Kết luận nào sau đây đúng? A. Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn X2+. B. X khử được ion Y2+. C. Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn X2+. D. X có tính khử mạnh hơn Y. Câu 22: Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazơ mạnh nhất là A. C6H5NH2. B. CH3CH2NH2. C. H2NCH2COOH. D. NH3. Câu 23: Nhận định nào sau đây về amino axit không đúng? A. Tương đối dễ tan trong nước. B. Có tính chất lưỡng tính. C. Ở điều kiện thường là chất rắn. D. Dễ bay hơi. Câu 24: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 60 gam. Câu 25: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là A. 165,6. B. 123,8. C. 171,0. D. 112,2. Câu 26: Cho 0,2 mol -amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là A. 89. B. 75. C. 117. D. 146. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch chứa hai axit HCl 0,6M và H2SO4 0,45M. Giá trị của m là A. 7,68. B. 10,08. C. 9,12. D. 11,52. Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77 gam muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81 gam muối. Giá trị của m là A. 18,36. B. 17,25. C. 17,65. D. 36,58. Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một ancol Y. Toàn bộ lượng Y tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lít H2 (đktc). X gồm A. một este và một ancol. B. hai este. C. một axit và một ancol. D. một axit và một este. Câu 30: Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong một phân tử X là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2018 – 2019 Môn: Hóa học - Lớp 12 THPT Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Số câu trả lời trắc nghiệm: 30 câu (đề có 03 trang) Học sinh làm bài bằng cách chọn và tô kín một ô tròn trên Phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng của mỗi câu. Mã đề 332 Họ và tên thí sinh: ........................................................... Lớp: .................................................................................. Số báo danh: ....................... Phòng thi :...................... Trường: THPT ................................................................... Câu 1: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Poli (vinyl clorua). B. Tơ nitron. C. Tơ tằm. D. Tơ nilon -6,6. Câu 2: Tên thay thế của axit α-aminopropionic là A. axit 3–aminopropanoic. B. axit 3–aminopropionic. C. axit 2–aminopropionic. D. axit 2–aminopropanoic. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam trilinolein cần dùng 15,7 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị m là A. 175,6. B. 131,7. C. 166,5. D. 219,5. Câu 4: Cho Fe lần lượt tác dụng với lượng dư các dung dịch: HCl, AgNO3, Cu(NO3)2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng, NaOH. Số trường hợp tạo muối sắt (III) là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit acrylic với ancol metylic có mặt H SO đặc làm xúc tác, thu được este Câu 5: 2 4 X có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOC2H5. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 6: Trong dãy chất saccarozơ, etyl axetat, ancol etylic, tripanmitin và Ala-Gly, số chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 7: Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 kg sobitol với hiệu suất phản ứng 70% có giá trị gần nhất là A. 1,82 kg. B. 1,80 kg. C. 2,6 kg. D. 1,44 kg. Câu 8: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2n-2O2 (n ≥ 3). D. CnH2n-2O2 (n ≥ 2). Câu 9: Kim loại cứng nhất là A. Os. B. Cr. C. Fe. D. W. Câu 10: Cho các protein sau: fibroin, hemoglobin, anbumin. Số protein có thể tan trong nước là A. 3. B. 0. C. 1. D. 2. Câu 11: Cho các dung dịch riêng biệt: anilin, glyxin, axit glutamic, lysin, valin, alanin. Số dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 12: Cacbohiđrat không bị thuỷ phân trong môi trường axit là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ. Câu 13: Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau? A. Etyl axetat và metyl propionat. B. Saccarozơ và mantozơ. C. Tinh bột và xenlulozơ. D. Metyl axetat và etyl fomat. Câu 14: Dãy gồm các kim loại và ion được xếp theo chiều tính khử tăng dần là A. Cu, Fe2+, Mg. B. Mg, Cu, Fe2+. C. Mg, Fe2+, Cu. D. Fe2+, Cu, Mg. Câu 15: X là kim loại tác dụng được với lưu huỳnh ở điều kiện thường, X còn được sử dụng chế tạo nhiệt kế. Kim loại X là A. Mg. B. Hg. C. Ag. D. Al. Câu 16: Khi thủy phân hoàn toàn tristearin trong môi trường kiềm, thu được sản phẩm là A. C17H35COONa và glixerol. B. C15H31COOH và glixerol. C H COOH và glixerol. C. 17 35 D. C15H31COONa và glixerol Câu 17: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Val-Glu là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Al trong dung dịch HCl dư, thể tích khí thu được (ở đktc) là A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 10,08 lít. D. 13,44 lít. Câu 19: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp? A. Polisaccarit. B. Polistiren. C. Xenlulozơ. D. Tơ lapsan. Câu 20: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin thì dung dịch chuyển thành A. màu hồng. B. màu đỏ. C. màu tím. D. màu xanh. Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm etyl axetat và etyl acrylat với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 22,3 gam muối. Phần trăm khối lượng của etyl acrylat trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là A. 40%. B. 63%. C. 36%. D. 60%. Hỗn hợp X gồm este Y (C H O ) và este Z (C H O ) đều mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm Câu 22: 5 10 2 4 6 4 chức. Cho 0,3 mol X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một ancol duy nhất T và m gam muối. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 13,95 gam. Giá trị của m là A. 25,6. B. 21,4. C. 26,2. D. 43,8. Câu 23: Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptit có công thức Val-Ala-Gly-Ala-Gly thì dung dịch thu được có tối đa bao nhiêu peptit có thể tham gia phản ứng màu biure? A. 3. B. 2. C. 6. D. 5. Câu 24: Chia m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,28 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). - Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị m là A. 19,2. B. 24,8. C. 37,6. D. 18,8. Câu 25: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 60794 đvC và một đoạn mạch tơ nilon-6 là 30397 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và nilon-6 nêu trên lần lượt là A. 113 và 152. B. 269 và 269. C. 121 và 114. D. 113 và 114. Câu 26: Cho m gam metylamin tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là A. 18,20. B. 9,30. C. 13,95. D. 4,65. Câu 27: Cho các phát biểu sau đây: (a) Trong máu người, lượng glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. (b) Đường saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt. (c) Muối của amino axit dùng làm gia vị thức ăn là mononatri glutamat. (d) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo. (e) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol. (b) Thủy phân hoàn toàn vinyl fomat trong môi trường kiềm đun nóng, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. (c) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit. (d) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin và axit glutamic. (e) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl. Số phát biểu không đúng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 29: Cho 9,97 gam hỗn hợp X gồm lysin và alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,73 gam muối. Mặt khác 9,97 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 14,715. B. 18,205. C. 12,890. D. 18,255. Câu 30: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 35,28 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 69,35 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng muối của axit Y là A. 16,5 gam. B. 14,4 gam. C. 12,3 gam. D. 10,2 gam. ------------ HẾT ---------Học sinh được dùng bảng tuần hoàn, bảng tính tan và máy tính cầm tay theo quy định. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 1 C 16 B 2 B 17 B 3 B 18 C 4 C 19 B 5 B 20 B 6 A 21 B 7 B 22 B 8 A 23 A 9 D 24 B 10 A 25 C 11 D 26 B 12 D 27 C 13 D 28 B 14 B 29 D 15 A 30 B 11 C 26 A 12 D 27 B 13 D 28 B 14 B 29 A 15 A 30 A 11 D 26 B 12 C 27 A 13 C 28 A 14 D 29 B 15 D 30 A 11 A 26 D 12 D 27 A 13 A 28 C 14 C 29 B 15 D 30 B 11 A 26 D 12 A 27 B 13 D 28 A 14 D 29 D 15 C 30 B 11 A 26 A 12 A 27 C 13 C 28 B 14 C 29 D 15 B 30 A ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 1 B 16 A 2 D 17 D 3 C 18 B 4 D 19 D 5 C 20 B 6 A 21 D 7 A 22 C 8 B 23 C 9 B 24 A 10 B 25 D ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 1 C 16 C 2 D 17 B 3 C 18 A 4 C 19 C 5 C 20 C 6 A 21 D 7 C 22 B 8 B 23 D 9 A 24 A 10 C 25 C ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 1 B 16 C 2 B 17 C 3 C 18 C 4 D 19 A 5 A 20 B 6 A 21 C 7 D 22 A 8 A 23 D 9 B 24 D 10 B 25 A ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 1 C 16 C 2 A 17 B 3 C 18 D 4 B 19 B 5 D 20 C 6 B 21 A 7 D 22 D 8 C 23 D 9 B 24 B 10 D 25 A ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6 1 C 16 C 2 B 17 A 3 D 18 A 4 D 19 B 5 D 20 A 6 C 21 C 7 C 22 B 8 C 23 D 9 D 24 B 10 B 25 D