Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lý 6 trường TH-THCS Sơn Định năm 2020-2021

95f32f7f8a0a6ec099cd9899f08691cd
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 5 2022 lúc 22:48:09 | Được cập nhật: 2 giờ trước (0:09:01) | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 210 | Lượt Download: 1 | File size: 0.081625 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT SƠN HÒA

TRƯỜNG TH&THCS SƠN ĐỊNH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NH: 2020 – 2021

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Câu 2: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

A. Không có gì thay đổi.

B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 3: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

A. Làm nóng nút.         B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ.         D. Làm lạnh đáy lọ.

Câu 4: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi.

C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 5: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.

C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.

D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

Câu 6: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng. B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.

C. Khối lượng tăng, thể tích giảm. D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.

Câu 7: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ………

A. giống nhau         B. không giống nhau C. tăng dần lên         D. giảm dần đi

Câu 8: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.

B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.

C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.

D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

Câu 9: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Câu 11: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Câu 12: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.

B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.

D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

Câu 13: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.

B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.

C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.

C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.

D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Câu 15. GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế ở hình 22.2 là

A. 50oC và 1oC B. 50oC và 2oC C. từ 20oC đến 50oC và 1oC D. từ -20oC đến 50oC và 1oC

Câu 16: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay ddooior vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

C. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

D. Lõi thép là vật đàn hòi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Câu 17: Nước sôi ở bao nhiêu 0F?

A. 100.      B. 212. C. 32.      D. 180.

Câu 18: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là?

A. 00C và 1000C.      B. 00C và 370c. C. -1000C và 1000C.      D. 370C và 1000C.

II. TỪ LUẬN

Câu 1. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, một bạn học sinh dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?

Câu 2: Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

Câu 3: Em hãy giải thích vì sao tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gợn sóng?

Câu 4. 

a) Nếu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

b) Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm?

Câu 5:

a) Nếu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất khí

b) Vì sao vào mùa hè không nên bơm săm xe đạp quá căng?

Câu 6: 

a) Nếu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn

b) Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu. Dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Câu 7:

a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí?

b) Cho 3 chất: thép, nước ngọt, khí oxi, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

Câu 8:

a) Nhiệt kế là dùng để làm gì? Kể tên và nêu công dụng của một số nhiệt kế mà em đã biết?

b) Đổi đơn vị:

- 75oC bằng bao nhiêu oF?

- 256oF bằng bao nhiêu oC?

KÍNH GỬI ĐẾN QUÝ THẦY CÔ, MONG MUỐN GIAO LƯU, TRAO ĐỔI CHIA SẺ GIÁO ÁN, BÀI KIỂM TRA, SKKN…MÌNH CÙNG NHAU KẾT BẠN TẠO NHÓM ZALO …. (KHÔNG MUA BÁN, YÊU CẦU GÌ HẾT Ạ) THẦY CÔ QUAN TÂM KẾT BẠN VỚI ZALO: 0862276487 VÀ MAIL: [email protected]

CÙNG NHAU LAN TOẢ SỐNG TỬ TẾ.

CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ!.