Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập chương 7 Vật lí 10

02ea8647966a7bf377fc4a9442739232
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 1 2021 lúc 22:49:29 | Được cập nhật: 3 giờ trước (15:28:58) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 706 | Lượt Download: 33 | File size: 0.020992 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG VII VẬT LÝ 10 09-10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG VII VẬT LÝ 10 09-10

I.Lý thuyết

Câu 1: Thế nào là cấu trúc tinh thể (hay tinh thể)? Kích thước của tinh thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 2: Thế nào là chất rắn kết tinh? Nêu những đặc tính của chất rắn kết tinh?

Câu 3: Thế nào là chất rắn vô định hình và những đặc tính của chất rắn này.

Câu 4: Thế nào là sự nở dài? Độ nở dài của vật rắn đồng chất hình trụ phụ thuộc vào những yếu tố nào. Viết công thức tính độ nở dài và chiều dài của vật rắn theo độ tăng nhiệt độ.

Câu 5: Thế nào là sự nở khối? Viết công thức tính độ nở khối và thể tích của vật rắn đồng chất đẳng hướng.

Câu 6: Thế nào là lực căng bề mặt? Nêu những đặc điểm của lực căng bề mặt? Viết công thức tính lực căng bề mặt. Hãy cho biết hệ số căng bề mặt của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 7: Thế nào là hiện tượng mao dẫn? Nêu một vài ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.

Câu 8: Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Thế nào là nhiệt nóng chảy? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy và cho biết ý nghĩa của nhiệt nóng chảy riêng?

Câu 9: Thế nào là sự sôi? Hãy cho biết nhiệt độ sôi của các chất lỏng ở áp suất chuẩn. Thế nào là nhiệt hóa hơi? Viết công thức tính nhiệt hóa hơi và cho biết ý nghĩa của nhiệt hóa hơi riêng?

II. Bài tập

Câu 1: Một thanh nhôm ở 100C có chiều dài 2m. Tính độ nở dài và chiều dài của thanh nhôm khi nhiệt độ của nó là 500C. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1.

Câu 2: Một thanh đường ray bằng sắt ở 200C có chiều dài 12,5m. Muốn thanh ray dài thêm 4mm thì nhiệt độ của thanh ray là bao nhiêu? Cho biết hệ số nở dài của sắt là 11.10-6 K-6.

Câu 3: Ở 200C một thanh thép có chiều dài 2m. Tính nhiệt độ của thanh thép khi nó có chiều dài là 2002mm.Cho biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6K-1.

Câu 4: Ở 100C, hai thanh sắt và nhôm có chiều dài bằng nhau và bằng 2500mm. Hỏi ở nhiệt độ nào chiều dài 2 thanh chênh lệch nhau một đoạn 2,5mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là 11.10-6K-1 và của nhôm là 24.10-6 K-1.

Câu 5: Ở 150C chiều dài hai thanh thép và đồng bằng nhau và bằng lo. Ở 1200C chiều dài hai thanh chênh lệch nhau một đoạn 4mm. Tính chiều dài ban đầu của mỗi thanh. Cho biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6 K-1 và hệ số nở dài của đồng là 17.10-6 K-1.

Câu 6: Ở 00C chiều dài của một thanh đồng là 2502mm và của thanh kẽm là 2000mm. Khi tăng nhiệt độ hai thanh đến bao nhiêu thì chiều dài của hai thanh bằng nhau? Cho biết hệ số nở dài của đồng 17.10-6 K-1 và của kẽm là 34.10-6 K-1.

Câu 7: Một quả cầu bằng nhôm ở 100C có bán kính 3,6cm. Tính độ nở khối và thể tích của quả cầu đó khi nhiệt độ của nó là 500C. cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1.

Câu 8: Một quả cầu bằng thép ở 00C có bán kính Ro. Khi nhiệt độ của quả cầu là 800C thì thể tích của nó là 3600mm3. Tính bán kính Ro của quả cầu. cho biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6 K-1.

Câu 9: Ở 100C hai quả cầu bằng thép và đồng có cùng bán kính 15mm. Hỏi ở nhiệt độ bao nhiêu thể tích hai quả cầu chênh lệch nhau 45mm3. Cho biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6 K-1 và của đồng là 17.10-6 K-1.

Câu 10: Trong thí nghiệm vòng chỉ về lực căng bề mặt, sau khi chọc thủng phần màng xà phòng bên trong vòng chỉ người ta thấy vòng chỉ có dạng đường tròn bán kính 10cm. Biết hệ số căng bề mặt của màng xà phòng là 25.10-3N/m. Tính lực căng bề mặt tác dụng lên vòng chỉ.

Câu 11: Một vòng nhôm có đường kính trong và đường kính ngoài lần lượt là 45mm và 50mm được treo bằng một lực kế sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực kéo nhỏ nhất để kéo vòng nhôm bứt khỏi mặt nước là bao nhiêu. Biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m và trọng lượng vòng nhôm là 50mN.

Câu 12: Một thanh kim loại AB bằng đồng dài 10cm được giữ cân bằng nằm ngang nhờ lực căng bề mặt của màng xà phòng trong khung dây kim loại hình chữ nhật treo thẳng đứng. Tính khối lượng của thanh. Biết hệ số căng bề mặt của màng xà phòng 0.05N/m. Lấy g=10m/s2.

Câu 13: Một vòng kim loại mỏng có đường kính 40mm. Trọng lượng của vòng kim loại là 60mN. Lực kéo vừa đủ để làm bứt vòng kim loại này khỏi bề mặt của một chất lỏng là 100mN. Tính hệ số căng bề mặt của chất lỏng.

Câu 14: Một ống thuốc nhỏ mắt có đường kính đầu ống nhỏ là 2mm. Tính khối lượng của giọt thuốc khi vừa rơi khỏi đầu ống, biết hệ số căng bề mặt của thuốc là 0,05N/m. Lấy g=10m/s2.

Câu 16: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 400g nước ở nhiệt độ 250C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.

Câu 20: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển 250g nước đá ở -100C thành hơi nước hoàn toàn. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.

Câu 21: Một người muốn đun sôi 2000g nước từ trạng thái có nhiệt độ 250C,nhưng người này để quên một thời gian nên sau khi lấy xuống thấy lượng nước trong bình còn lại 1200g. Tính nhiệt lượng mà lượng nước đã hấp thụ. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.

Câu 22: Một miếng sắt khối lượng 250g ở nhiệt độ 1300C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn miếng sắt đó. Cho biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của sắt là 2,72.105J/kg. Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 15300C.