Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án kiểm tra chuyên đề số 2

362ed9be1302be0077cababdecd0d0bc
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 1 2021 lúc 17:33:31 | Được cập nhật: 22 tháng 3 lúc 7:56:47 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 231 | Lượt Download: 2 | File size: 0.449543 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

 Đăng kí học online: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh https://www.facebook.com/xanh.co.5249349) HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 1. D 2. C 3. B 4. A 5. D 6. A 7. D 8. B 9. D 10. D 11. A 12. B 13. A 14. A 15. C 16. D 17. A 18. A 19. D 20. A Câu 1: Cấu trúc sinh học có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin là: A. rARN. B. ADN. C. mARN. D. tARN. Cấu trúc có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin là tARN → Đáp án D Câu 2: Sản phẩm của quá trình dịch mã là gì? A. ADN. B. ARN. C. prôtêin. D. mARN. Sản phẩm của quá trình dịch mã là protein → Đáp án C Câu 3: Mạch bổ sung của một gen có trình tự nuclêôtit: 5’ATT GAG XXX TTT XGX3’. Trình tự nuclêôtit của mARN được phiên mã từ gen nói trên: A. 3’TAA XTX GGG AAA GXG5’. B. 5’AUU GAG XXX UUU XGX3’. C. 3’AUU GAG XXX UUU XGX5’. D. 5’TAA XTX GGG AAA GXG3’. Trình tự nu của mARN về cơ bản giống với trình tự nu của mạch bổ sung của gen, chỉ khác ở mARN là U còn ở mạch bổ sung là T. Mạch bổ sung của một gen có trình tự nu: 5’ATT GAG XXX TTT XGX3’. Trình tự nu của mARN được phiên mã từ gen nói trên: 5’AUU GAG XXX UUU XGX3’. → Đáp án B Câu 4: Nuclêôtit tự do của môi trường không phải là nguyên liệu của quá trình phiên mã là A. Timin. B. Uraxin. C. Xitôzin. D. Ađênin. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó: A môi trường liên kết với T mạch gốc, U môi trường liên kết với A mạch gốc, G môi trường liên kết với X mạch gốc, X môi trường liên kết với G mạch gốc → Timin không phải là nguyên liệu của quá trình phiên mã → Đáp án A Câu 5: Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit, loại tARN có bộ ba đối mã nào sau đây sẽ được sử dụng đầu tiên để vận chuyển axit amin tiến vào tiểu phần bé của riboxom? A. tARN có bộ ba đối mã 5UAX3 . B. tARN có bộ ba đối mã 3GUA5 . C. tARN có bộ ba đối mã 3AUG5 . D. tARN có bộ ba đối mã 5XAU3 . Bộ ba đối mã 5XAU3 khớp với bộ ba mở đầu 3GTA5 . Trong quá trình dịch mã, tARN mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom và tiến hành dịch mã đầu tiên → Đáp án D Câu 6: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. B. cần có sự tham gia của enzim ligaza. C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất. D. cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A, T, G, X. Vì trong quá trình phiên mã, chỉ có 1 mạch của gen là mạch gốc để tổng hợp mARN; mạch còn lại không được enzim sử dụng làm mạch gốc → Đáp án A Câu 7: Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mã mở đầu. II. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3’ của mARN. III. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG. IV. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mở đầu. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. I đúng. Trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba AUG làm nhiệm vụ mã mở đầu. II sai. Vì bộ ba AUG nằm ở đầu 5’ của mARN chứ không phải nằm ở đầu 3’. III sai. Vì trên mỗi mARN sẽ có nhiều bộ ba AUG, việc xuất hiện các bộ ba là ngẫu nhiên nên mỗi bộ ba sẽ được xuất hiện nhiều lần trên mARN. Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 1/5  Đăng kí học online: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh https://www.facebook.com/xanh.co.5249349) IV sai. Vì chỉ có duy nhất một bộ ba AUG nằm ở đầu 5’ của mARN thì mới có khả năng trở thành bộ ba mở đầu. Chỉ có I đúng → Đáp án D Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử protein. (4) Quá trình dịch mã. A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Vì ở phân tử tARN có sự kết cặp bổ sung giữa A và U; ở quá trình phiên mã có sự kết cặp bổ sung giữa A và U → Đáp án B Câu 9: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về các loại phân tử ARN? I. Cả 3 loại ARN đều có cấu trúc một mạch, được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X. II. Phân tử mARN không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung nhưng phân tử tARN và rARN thì có nguyên tắc bổ sung. III. mARN: Được dùng để làm khuôn cho quá trình dịch mã, bộ ba mở đầu (AUG) nằm ở đầu 5’ của mARN. IV. tARN: Vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã. Mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã, chỉ gắn đặc hiệu với 1 aa. V. rARN: Kết hợp với prôtêin để tạo nên riboxom. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp protein. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Cả 5 ý đều đúng → Đáp án D Câu 10: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế nào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. II. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. III. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. IV. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Trong cùng một tế bào, các gen trong nhân có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì khi tế bào phân chia thì tất cả các ADN và NST đều thực hiện nhân đôi. Tế bào nguyên phân k lần thì các ADN, NST nhân đôi bấy nhiêu lần. Các gen có số lần phiên mã khác nhau. Nguyên nhân là vì sự phiên mã của gen phụ thuộc vào chức năng hoạt động của gen. Trong cùng một tế bào, có gen thường xuyên phiên mã nhưng có gen không phiên mã. Chỉ có I đúng → Đáp án D Câu 11: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 − tARN ( aa 1 : axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Riboxom dịch đị một cô đon trên mARN theo chiều 5 → 3 . (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa 1 . Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là: A. ( 3) → (1) → ( 2) → ( 4) → ( 6) → (5) . B. ( 5) → ( 2) → (1) → ( 4) → ( 6) → (3) . Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 2/5  Đăng kí học online: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh https://www.facebook.com/xanh.co.5249349) C. (1) → ( 3) → ( 2) → ( 4) → ( 6) → (5) . D. ( 2) → (1) → ( 3) → ( 4) → ( 6) → (5) . Thứ tự đúng là ( 3) → (1) → ( 2) → ( 4) → ( 6) → (5) → Đáp án A Câu 12: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG–Gly; XXX−Pro; GXU−Ala; XGA−Arg; UXG−Ser; AGX−Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5AGXXGAXXXGGG3 . Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 loại axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Ala−Gly−Ser−Pro. B. Pro−Gly−Ser−Ala. C. Pro−Gly−Ala−Ser. D. Gly− Pro−Ser−Ala. Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5 AGXXGAXXXGGG 3 thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3 GGGXXXAGXXGA 5 . Mạch ARN tương ứng là: 5 XXXGGGUXGGXU 3 . Trình tự các bộ ba trên mARN là 5XXX GGG UXG GXU3 . Trình tự các aa tương ứng là Pro – Gly – Ser – Ala. → Đáp án B Câu 13: Một gen có chiều dài 1360Å. Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại A = 2T ; có G = A + T ; có X = 4T . Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai? I. Số nuclêôtit loại A của gen là 120. II. Tổng số liên kết hiđrô của gen là 1080. A +T 3 III. Tỉ lệ 1 1 = . G1 + X 1 2 IV. Tỉ lệ T +G =1. A+ X A. 1. B. 2. - Tổng số nuclêôtit của mạch 2 là = C. 3. D. 4. 1360 = 400 . 3, 4 → A2 + T2 + G2 + X 2 = 400 . - Theo bài ra ta có: A2 = 2T2 ; G2 = A2 + T2 = 3T2 ; X 2 = 4T2 . → A2 + T2 + G2 + X 2 = 2T2 + T2 + 3T2 + 4T2 = 10T2 = 400 . 400 = 40 . 10 - Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 là: T2 = 40; A2 = 40  2 = 80; G2 = 40  3 = 120; X 2 = 40  4 = 160 . → T2 = - Số nuclêôtit loại A của gen là: Agen = Tgen = A2 + T2 = 80 + 40 = 120. → I đúng Ggen = Xgen = G2 + X2 = 120 + 160 = 280. Tổng số liên kết hiđrô của gen là H = 2 x 120 + 3 x 280 = 1080. → II đúng T +G Tỉ lệ luôn = 1. → IV đúng A+ X Chỉ có III sai → Đáp án A Câu 14: Một gen có tổng số 90 chu kì xoắn. Trên một mạch của gen có số nuclêôtit loại A = 4T ; có G = 3T ; có X = T . Tổng số liên kết hiđrô của gen là A. 2200. B. 2520. C. 4400. D. 1100. - Tổng số nuclêôtit của gen là = 90  20 = 1800 . - Tổng số nuclêôtit của một mạch gen là 1800: 2 = 900 . → A2 + T2 + G2 + X 2 = 900 . - Theo bài ra ta có: A2 = 4T2 ; G2 = 3T2 ; X 2 = T2 . Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 3/5  Đăng kí học online: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh https://www.facebook.com/xanh.co.5249349) → A2 + T2 + G2 + X 2 = 4T2 + T2 + 3T2 + T2 = 9T2 = 900 . 900 = 100 . 9 - Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 là: T2 = 100; A2 = 100  4 = 400; G2 = 100  3 = 300; X 2 = 100 . → T2 = - Số nuclêôtit mỗi loại của gen Agen = Tgen = A2 + T2 = 400 + 100 = 500 . Ggen = X gen = G2 + X 2 = 300 + 100 = 400 . Tổng số liên kết hiđrô của gen = 2 A + 3G = 2  500 + 3 400 = 2200 . → Đáp án A Câu 15: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 1200 nuclêôtit và trên mạch 1 của đoạn ADN này có tỉ lệ A : T : G : X = 2: 3:1: 4 . Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Gen nhân đôi 3 lần số nucleotit môi trường cung cấp cho Adenin và Guanin bằng nhau. II. Có 600 liên kết hiđrô giữa Adenin và Timin. III. Hiệu số giữa Adenin và Xitozin trên mạch 2 của gen là 120. A IV. Tỉ lệ 1 = 50%. A2 A. 1. B. 2. C. 3. Ta có số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của đoạn ADN này: 2 1200 2400 3 1200 3600 A1 = = = 120 ; T1 = = = 180 ; 2 ( 2 + 3 + 1 + 4) 20 2 ( 2 + 3 + 1 + 4) 20 G1 = D. 4. 11200 1200 4 1200 4800 = = 60 ; X1 = = = 240 . 2 ( 2 + 3 + 1 + 4) 20 2 ( 2 + 3 + 1 + 4) 20 AADN = TADN = A1 + T1 = 120 + 180 = 300 ; GADN = X ADN = G1 + X1 = 60 + 240 = 300 . I, II, III đúng → Đáp án C Câu 16: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quá trình phiên mã? I. ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3 → 5 . Chỉ có mạch gốc (mạch 3 → 5 ) của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN. II. Khi enzim ARN polimerazaza gặp tín hiệu kết thúc (vùng kết thúc) ở trên gen thì quá trình phiên mã dừng lại. III. Một gen tiến hành phiên mã 10 lần thì sẽ tổng hợp được 10 phân tử mARN. Vì quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nên các phân tử mARN này đều có cấu trúc hoàn toàn giống nhau. IV. Enzim ARN polimeraza vừa có chức năng tháo xoắn ADN, tách 2 mạch ADN vừa có chức năng tổng hợp, kéo dài mạch polinucleotit mới. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Cả 4 ý đều đúng → Đáp án D Câu 17: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 0,612 μm và có 4650 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Gen này phiên mã 1 lần cần môi trường nội bào cung cấp 540 ađênin, tính theo lí thuyết, môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit loại uraxin, guanin, xitozin lần lượt là A. 210, 180, 870. B. 540, 870, 180. C. 870, 180, 210. D. 180, 870, 540. Gen: A = 750; G = 1050. Mạch 1: A = 540; T = 210; G = 180; X = 870. Mạch 2: T = 540; A = 210; X = 180; G = 870. Gen phiên mã cần môi trường cung cấp A = 540 → Mạch 2 làm gốc. Số nu môi trường nội bào cung cấp loại uraxin, guanin, xitozin lần lượt là 210, 180, 870 → Đáp án A Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 4/5  Đăng kí học online: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh https://www.facebook.com/xanh.co.5249349) Câu 18: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quá trình dịch mã? I. Dịch mã là quá trình chuyển động thông tin từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. II. Trong quá trình dịch mã cần có 4 thành phần tham gia là mARN, tARN, riboxom, axit amin. Trong đó tARN đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin). III. Dịch mã có 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp polipeptit. IV. Nhiều riboxom cùng dịch mã trên mARN được gọi là pôliriboxom. Sự có mặt của pôliriboxom sẽ làm tăng tốc độ dịch mã. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Cả 4 ý đều đúng → Đáp án A Câu 19: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể thông qua 2 quá trình là phiên mã và dịch mã. Cả phiên mã và dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. II. Trong các enzim tham gia cơ chế di truyền ở cấp phân tử chỉ có enzim ARN polimerazaza có khả năng tháo xoắn phân tử ADN và tổng hợp mạch polinucleotit mới. III. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza chỉ sử dụng mạch có chiều 3 − 5 so với chiều trượt của nó để làm khuôn tổng hợp ARN. Vì vậy, gen có 2 mạch nhưng chỉ có 1 mạch được sử dụng làm mạch khuôn tổng hợp ARN. IV. Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung và ngược chiều với bộ ba mã sao trên mARN. V. Trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã. A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Cả 5 ý đều đúng → Đáp án D Câu 20: Một mARN được cấu tạo từ 4 loại ribonucleotit là A, U, G, X. Số bộ ba chứa ít nhất 1 ribonucleotit loại G làm nhiệm vụ mã hóa cho các axit amin trên phân tử mARN này là: A. 35. B. 34. C. 25. D. 27. Một mARN được cấu tạo từ 4 loại ribonucleotit là A, U, G, X thì số bộ ba được tạo thành là: 43 = 64 bộ ba. Số bộ ba không chứa G là: 3.3.3 = 27 bộ ba. Số bộ ba chứa ít nhất 1G là: 64 - 27 = 37 bộ ba. Trong các bộ ba chứa G đó thì có 2 bộ ba: UAG, UGA không mã hóa cho axit amin. Vậy số bộ ba chứa ít nhất 1 ribonucleotit loại G làm nhiệm vụ mã hóa cho các axit amin trên phân tử mARN này là: 37 - 2 = 35 → Đáp án A ----------------------------------- Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 5/5