Đáp án đề thi thử THPTQG 2020 lần 5 môn Sinh - THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang)
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Các tài liệu liên quan
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU]
BIO TEAM – THPT CHUYÊN
THOẠI NGỌC HẦU
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
MÃ ĐỀ: 1 – 005
BÀI: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1. Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu
trúc này không thể phát hiện ở tế bào:
A. Tảo lục
B. Vi khuẩn
C. Ruồi giấm
D. Sinh vật nhân thực
Câu 2. Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 vòng
của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là:
A. AND
B. Nuclêôxôm
C. Sợi cơ bản
D. Sợi nhiễm sắc
Câu 3. Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu
trúc này không thể phát hiện ở tế bào:
A. Tảo lục
B. Vi khuẩn
C. Ruồi giấm
D. Sinh vật nhân thực
Câu 4. Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể
là
A. Mất đoạn
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 5. Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
A. Nuclêôxôm
B. Sợi nhiễm sắc
C. Sợi siêu xoắn
D. Sợi cơ bản
Câu 6. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGHI
và abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên
với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện
tượng
A. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng
B. Nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng
C. Nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng
D. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.
Câu 7. Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau
nằm ở
A. Tâm động
B. Hai đầu mút NST C. Eo thứ cấp
D. Điểm khởi sự nhân đôi
Câu 8. Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng
A. Chuyển đoạn
B. Lặp đoạn
C. Đảo đoạn
D. Hoán vị gen
Câu 9. Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi
vào
A. Kì trung gian
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 10. Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon
là
A. Nuclêôxôm
B. Polixôm
C. Nuclêôtit
D. Sợi cơ bản
Câu 11. Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng:
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Câu 12. Trong nguyên phân những thể đa bội nào sau đây được tạo thành
A. 3n, 4n
B. 4n, 5n
C. 4n, 6n
D. 4n, 8n
T r a n g 1|7
[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU]
Câu 13. Đặc điểm của cây trồng đa bội chẵn là
A. Không có khả năng sinh sản sinh dưỡng
B. Có các cơ quan sinh dưỡng rất to lớn
C. Không có khả năng sinh sản vô tính
D. Cả A, B và C đúng
Câu 14. Trong các dạng đột biến sau đây, có bao nhiêu dạng chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của
các gen trên NST mà không làm thay đổi hình thái NST?
(1) Đột biến gen.
(2) Đột biến đảo đoạn quanh tâm động.
(3) Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.
(4) Đột biến chuyển đoạn trong phạm vi một vai dài của NST.
(5) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15. Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính:
A. Chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể
B. Chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia
C. Không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường
D. Của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX
Câu 16. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc
thể là:
A. Lặp đoạn, chuyển đoạn
B. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST
C. Mất đoạn, chuyển đoạn
D. Chuyển đoạn trên cùng một NST
Câu 17. Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo
ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân
đã xảy ra đột biến:
A. Chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST
B. Đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
C. Chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
D. Đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
Câu 18. Cho các nội dung sau:
1. Đột biến mất đoạn NST thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể sinh vật
2. Đột biến đảo đoạn NST thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản
3. Đột biến lặp đoạn thường làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng
4. Đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác
Số phát biểu sai là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19. Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật hân chuẩn là:
A. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể
B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → chromatide → nhiễm sắc thể
C. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → chromatide → nhiễm sắc thể
D. Chromatide → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể
Câu20. Khi nghiên cứu NST của một cá thể sinh vật, người ta nhận thấy xuất hiện đột biến NST
trong đó trình tự của NST cá thể nghiên cứu là ABCDE*GHIKL, trong khi trình tự NST của loài
nói trên là ABCDEF*GHIKL. Theo anh chị dạng đột biến trên có vai trò:
A. Thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chúng tạo điều kiện cho các biến đổi gen, tạo nên
các gen mới trong quá trình tiến hóa
T r a n g 2|7
[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU]
B. Thường làm mất cân bằng các gen nên thường gây chết đối với thể đột biến, thường dùng để
loại bỏ các gen không mong muốn ra khỏi NST
C. Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, đặc biệt nếu quá trình trên được lặp đi
lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới hình thành loài mới
D. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
Câu 21. Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:
(1): ABGEDCHI
(2): BGEDCHIA
(3): ABCDEGHI
(4): BGHCDEIA.
Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó.
Trình tự xuất hiện các nòi là:
A. 1→2→4→3
B. 3→1→2→4.
C. 2→4→3→1
D. 2→1→3→4.
Câu 22. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính
ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 23. Người, sự rối loạn phân li của cặp NST 18 trong lần phân bào 1 của một tế bào sinh tinh
sẽ tạo ra
A. Tinh trùng không có NST 18 (chỉ có 22 NST, không có NST 18)
B. 2 tinh trùng bình thường (23 NST với 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST với 2
NST 18)
C. 2 tinh trùng thiếu NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST,
thừa 1 NST 18)
D. 4 tinh trùng bất thường, thừa 1 NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18)
Câu 24. Một cặp vợ chồng sinh ra một đứa con mắc hội chứng Đao, cơ sở tế bào học của trường
hợp này là
A. Sự rối loạn phân li cặp NST 21 xảy ra ở tế bào sinh trứng của người mẹ làm xuất hiện trứng bất
thường mang 24 NST với 2 NST 21 được thụ tinh bởi tinh trùng bình thường của bố
B. Sự rối loạn phân li cặp NST 21 xảy ra ở tế bào sinh tinh của bố làm xuất hiện tinh trùng bất
thươnbgf mang 24 NST với 2 NST 21 thụ tinh với trứng bình thường của mẹ
C. Do mẹ lớn tuổi nên tế bào bị lão hoá làm sự phân li của NST 21 dễ bị rối loạn
D. Cả A, B và C đúng
Câu 25. Nếu thế hệ F1 tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình
thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là
A. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8 Aaaa : 1 AAAA
B. 1 aaaa : 8 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA
C. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8 Aaaa : 1 aaaa
D. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa
Câu 26. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này
được kí hiệu từ I đến V có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng
như sau:
Thể đột biến
II
III
IIII IIV IV
V
448
884
872
736
360 6108
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng
T r a n g 3|7
[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU]
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng
nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI
B. I, II, III, V
C. I, III
D. I, III, IV, V
Câu 27. Cho vị trí các gen trên 1 NST như sau (tính bằng đơn vị bản đồ)
Khoảng cách từ các gen.
A
B
C
D
30
20
30
A
30
10
60
B
20
10
50
C
30
60
50
D
Trật tự phân bố của gen trên bản đồ di truyền là.
A. B – C – D – A
B. A – B – C – D
C. C – B – D – A
D. B – C – A – D
Câu 28. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện quá trình giảm phân, có 10% số tế bào bị rối
loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử ABbd là bao nhiêu?
A. 0,125
B. 0,0125
C. 1,25
D. 0,025
Câu 29. Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số
III như sau:
Nòi 1 :ABCDEFGHIK
Nòi 2: HEFBAGCDIK
Nòi 3: ABFEDCGHIK
Nòi 4: ABFEHGCDIK
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng
của sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1 3 4 2
B. 1 4 2 3
C. 1 3 2 4 D. 1 2 4 3
Câu 30. Người mặc hội chứng tocnơ sẽ có biểu hiện nào dưới đây
A. Chậm phát triển trí tuệ, cơ thể phát triển không bình thường, không có con, cổ ngắn, gáy rộng
và phẳng, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn
B. Người nữ, lùn, cổ ngắn, ngực gồ, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ
con nhỏ, trí tuệ kém phát triển
C. Người có chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, vô sinh, chậm phát triển trí tuệ
D. Người nữ, buồng trứng, dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, khó có con
Câu 31. Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:
(I) AAaaBBbb x AAAABBBb
(II) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(III) AaaaBBbb x AAAaBbbb
(IV) AAaaBbbb x AAaaBBbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình
thường. Nếu một cặp gen qui định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao
nhiêu phát biểu sau đây là đúng về kết quả ở đời F1 của các phép lai trên?
(1) Có 2 phép lai cho có 12 kiểu gen.
(2) Có 3 phép lai cho có 2 kiểu hình.
(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng.
(4) Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 32. Ở một loài, xét hai cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 1% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp
gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm
phân bình thường. Nếu khả năng sống sót và thụ tinh của các giao tử đều như nhau, có bao nhiêu
phát biểu sau đây là đúng về đời con của phép lai: ♂ AaBb x ♀ AaBb?
T r a n g 4|7
[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU]
(1) Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử
(2) Số kiểu gen tối đa là 32
(3) Số kiểu gen đột biến tối đa ở là 12
(4) Hợp tử có kiểu gen AAB chiếm tỉ lệ 0,125%
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 33. Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu
* biểu hiện cho tâm động). Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình giảm phân
của một tế bào sinh tinh đã tạo ra hai cromatit có cấu trúc MNCDE*FGH và ABOPQ*R. Có bao
nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với dạng đột biến này?
(1) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến khi ở thể dị hợp
(2) Xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng
(3) Chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết mà không thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
(4) Được ứng dụng để lập bản đồ di truyền và chuyển gen từ loài này sang loài khác
(5) Các giao tử tạo ra đều có bộ NST với số lượng bình thường.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 34. Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng
được mô tả ở hình bên.Cho một số nhận xét sau:
(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ
(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2
(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc
cùng một cặp NST tương đồng
(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng
(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2
(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình
phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường
Số kết luận đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 35. Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd thực hiện quá trình
nguyên phân. Giả sử một NST A của cặp Aa và một NST b của cặp Bb không phân li. Các tế bào
con có thể có thành phần nhiễm sắc thể là:
(1) AAaBBbDd và abDd
(4) ABDd và AaaBbbDd
(2) AAbbDd và aaBBDd
(5) AAaBDd và aBbbDd
(3) AAaBbbDd và abDd
(6) AAaBbbDd và aBDd.
A. (1), (2)
B. (3), (5)
C. (2), (4)
D. (5), (6)
T r a n g 5|7
[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU]
Câu 36. Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 24, nếu giả sử các thể ba kép vẫn có khả năng sinh
sản hữu tính bình thường. Cho một thể ba kép tự thụ phấn thì loại hợp tử có 26 NST chiếm tỉ lệ
bao nhiêu?
A. 37,5%
B. 12,5%
C. 31,25%.
D. 6,25%
Câu 37. Xét phép lai ♂ AaBbDdEe x ♀ AaBbDdee.Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở
10% tế bào sinh tinh có hiện tượng NST kép mang D không phân li trong giảm phân II, các cặp
NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở 20% tế bào sinh trứng
có hiện tượng NST kép mang d không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình
thường. Biết rằng các giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho một số nhận xét
sau:
(1) Số loại kiểu gen tối đa thu được ở đời con là 198.
(2) Theo lý thuyết, các thể ba có tối đa 36 kiểu gen.
(3) Theo lý thuyết, tỉ lệ của kiểu gen AABbDDEe ở đời con là 1,13%.
(4) Theo lý thuyết, tỉ lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con là 6,875%.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 38. Quan sát hình ảnh bên, hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gọi là nuclêôxôm.
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm.
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm.
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình
nguyên phân.
(6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 39. Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu
vàng, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế hệ P cho
T r a n g 6|7
[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU]
cây tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết các cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình
thường, không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là: 1:1:1:1:4:4
(2) F1 có tối đa 12 kiểu gen và 4 kiểu hình
37
(3) Tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp về một trong hai tính trạng ở F1 là
144
1
(4) Tỉ lệ của kiểu gen giống cây P thu được ở thế hệ lai là
4
(5) Trong số các cây quả đỏ, thân cao ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai tính trạng chiếm tỉ
34
lệ
35
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 40. Khi nhuộm các tế bào được tách ra từ vùng sinh sản ở ống dẫn sinh dục đực của một cá
thể động vật, người ta quan sát thấy ở có khoảng 20% số tế bào có hiện tượng được được mô tả ở
hình sau đây
Một số kết luận được rút ra như sau:
(1) Tế bào trên đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.
(2) Trong cơ thể trên có thể tồn tại 2 nhóm tế bào lưỡng bội với số lượng NST khác nhau.
(3) Giao tử đột biến có thể chứa 3 hoặc 5 NST.
(4) Đột biến này không di truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) Cơ thể này không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
(6) Loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường là 2n=4.
Số kết luận đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Hết Đề thi gồm có 7 trang
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
Thứ
Hai
Ngày
01/07/2019
Ba
02/07/2019
Tư
03/07/2019
LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 7
Giờ
Mục tiêu
08:00
Đăng đề số 4 – Nội dung: Sinh 12 bài 4
20:00
Đăng đáp án
08:00
Đăng đề số 5 – Nội dung: Sinh 12 bài 5, 6
20:00
Đăng đáp án
08:00
Đăng đề số 6 – Nội dung: Sinh 12 bài 4, 5, 6
20:00
Đăng đáp án
T r a n g 7|7