Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 17:53:41 | Update: 11 giờ trước (12:22:30) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1944 | Lượt Download: 66 | File size: 1.550848 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KỲ THI DUYÊN HÀI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP

NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

MÔN THI: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học TB
a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit,
ADN và prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể tên đơn phân và liên kết
hóa học đặc trưng của các đại phân tử đó.
b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?
 Thang điểm:
STT Nội dung
a

Điểm

Những đại phân tử có cấu trúc đa phân: tinh bột, xenlulôzơ, ADN và
prôtêin.
- Tinh bột: α-glucôzơ, liên kết α-1,4 glicozit (amilozo) và liên kết α-1,6

0,25

glicozit (amilopectin)

b

- Xenlulozo: β-glucozo, liên kết β-1,4 glicozit.

0,25

- ADN: nuclêôtit, liên kết photphodieste.

0,25

- Prôtêin: axit amin, liên kết peptit.

0,25

- Động vật hoạt động nhiều do đó cần nhiều năng lượng. Trong khí đó năng

0,50

lượng chứa trong tinh bột sẽ không đủ cung cấp cho hoạt động của động
vật.
Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh bột =>
quá trình ôxy hóa lipit sẽ cho nhiều năng lượng hơn tinh bột (gấp đôi).
- Lipit là những phân tử không phân cực, kị nước => khi vận chuyển không

0,25

phải vận chuyển kéo theo nước.
- Ngoài ra, mỡ có thể dự trữ được trong thời gian dài, mỡ có chức năng làm
đệm cơ học, chống lạnh, chống thấm, …
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc TB
1

0,25

a. Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chủ yếu là photphotlipit và prôtêin. Trình
bày các chức năng của prôtêin trong màng sinh chất?
b. Ở động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit nucleic của ba
tổ chức đó?
 Thang điểm
STT Nội dung

Điểm

a

1,0

Prôtêin trong màng có nhiều chức năng:
- Chức năng vận chuyển các chất qua màng.
- Chức năng enzim.
- Chức năng thu nhận và truyền đạt thông tin.
- Chức năng nhận biết tế bào.
- Chức năng nối kết.
- Chức năng neo màng.

b

- Ba tổ chức đó là: ribôxôm, ty thể và nhân.

0,25

- Phân biệt axit nucleic của ba tổ chức: ribôxôm, ty thể và nhân:

0,75

Tiêu chí

Ribôxôm

Ty thể

Nhân

Loại axit

rARN

ADN

ADN

Số mạch

1 mạch

2 mạch

2 mạch

Đặc điểm

Xoắn

Trần, dạng

Liên kết với

vòng.

histon, mạch
thẳng.

Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Đồng hóa)
Tảo đơn bào Chlorella được dung để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp chất
hữu cơ X và Y thuộc chu trình Calvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường nuôi và đo
tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một lượng
CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO 2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị tắt
và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở
hình A).

2

- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một
lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt trên hình
B) không bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.

Hình A

Hình B

a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích?
b. Nồng độ chất Y chứa phóng xạ và không chứa phóng xạ thay đổi như thế nào sau khi tắt
nguồn sáng trong thí nghiệm 1?
 Thang điểm:
STT Nội dung

Điểm

a

0,50

- Chất X là Axit phosphoglyceric (APG), Chất Y là RIDP
- Giải thích:

+ Ở thí nghiệm 1: KHi 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi sẽ xảy ra 0,50
phản ứng cacboxyl hóa RiDP và tạo thành APG (APG chứa 14C). Khi không
có ánh sáng nên pha sáng không xảy ra, không có sự cung cấp ATP và
NADPH dẫn đến APG không bị chuyển hóa thành các chất khác trong chu
trình Calvin  chất này tích lũy làm tăng tín hiệu phóng xạ, tương ứng với
chất X trên hình A  X là APG.
+ Ở thí nghiệm 2: Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết, phản ứng chuyển hóa RiDP 0,50
thành APG bị dừng lại, gây tích lũy RiDP (chứa 14C). Mặt khác, trong điều
3

kiện có ánh sáng, pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho các phản ứng
chuyển hóa APG (chứa 14C) theo chu trình Calvin và tái tạo RiDP  RiDP
có đánh dấu phóng xạ tăng lên, tương ứng với chất Y trên hình B  Y là
RiDP.
b

Nồng độ của chất Y (RiDP) không đánh dấu phóng xạ giảm đi sau khi tắt 0,50
ánh sáng. Còn chất Y không đánh dấu phóng xạ không được sinh ra nên
không có sự thay đổi.

Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Dị hóa)
a. Trình bày cấu trúc phân tử ATP? Năng lượng ATP được tế bào sử dụng trong những
hoạt động sống chủ yếu nào?
b. Trong tế bào thực vật, ATP được tạo ra những vị trí nào? Nêu điểm khác nhau cơ bản
trong cơ chế tổng hợp ATP ở các vị trí đó.
 Thang điểm
STT Nội dung

Điểm

A

0,50

- Cấu trúc ATP:
+ 1 Phân tử ATP gồm 1 bazo nito Adenin; 1 đường Ribozo, 3 gốc photphat.
+ 1 phân tử ATP có 2 liên kết cao năng,....
- Năng lượng ATP được sử dụng: Sinh công cơ học, tổng hợp các chất hữu

0,50

cơ, vận chuyển các chất, dẫn truyền xung thần kinh,...
b

– Trong tế bào thực vật ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, lục lạp.

0,25

- Khác nhau:
+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm photphat 0,25
linh động từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl hóa tới ADP tạo
ATP.
+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử 0,25
trong hô hấp được sử dụng để gắn nhóm photphat vô cơ vào ADP.
+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được hấp thụ
và chuyển hóa thành năng lượng tích lũy trong liên kết ADP và nhóm
photphat vô cơ tạo thành ATP.
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin TB và Phương án thực hành
4

0,25

a. Adrenalin là một loại hoocmoon gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glicogen thành glucozo; còn Testosteron là hoocmon sinh dục ảnh hưởng đến sự hình
thành các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin
của hai hoocmon trên có gì khác nhau?
b. Lấy 1 ml dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2; lấy 1ml hồ tinh bột cho vào
ống nghiệm số 3 và 4. Sau đó nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm số 1 và 3; nhỏ
1 ml thuốc thử Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4. Đun sôi 5 ml tinh bột với 1 ml HCl
trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng NaOH (thử bằng giấy quỳ). Sau đó lấy lần lượt
1 ml dịch cho vào ống nghiệm số 5 và số 6; rồi nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống số
5; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống số 6. Quan sát sự thay đổi màu của 6 ống nghiệm
và giải thích.
 Thang điểm
STT Nội dung
a

Điểm

Khác nhau:
Tiêu chí

Đối với Adrenalin

Đối

Thụ thểvới

Thụ thể đặc trưng ở trên

Thụ thể đặc trưng ở tế bào

Testosteron

màng tế bào.

chất.

Cơ chế

Phức hợp adrenalin – thụ

Phức hợp testosteron – thụ

thể hoạt hóa protei màng

thể đi vào nhân tế bào và

 hoạt hóa enzim

hoạt hóa các gen quy định

Adeninxiclaza, xúc tác

tổng hợp các enzim và

hình thành AMP vòng 

protein gây phát triển các

AMP vòng kích hoạt các

tính trạng sinh dục thứ cấp ở

enzim phân giải glicogen

nam giới.

0,50

0,50

thành glucozo.
b

Nhận xét:
- Ống 1 màu xanh tím nhạt, ống 3 màu xanh tím đậm. Vì cả hai ống nghiệm 0,25
đều có chứa tinh bột nên bắt màu với thuốc thử Lugol tạo màu xanh, nhưng
lượng tinh bột trong ống 3 nhiều hơn.
- Ống 2 và ống 4 không có sự thay đổi màu do Benedict không phải thuốc
5

0,25

thử nhận biết tinh bột.
- Ống 5: có màu của thuốc thử Lugol do tinh bột bị thủy phân thành

0,25

glucozo nên không bắt màu với Lugol.
- Ống 6: có kết tủa màu đỏ gạch do tinh bột bị thủy phân thành glucozo =>

0,25

chúng khử Cu2+ trong thuốc thử Benedict thành Cu2O kết tủa đỏ gạch.
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào (Lý thuyết)
a. Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào bao gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế hoạt động
chung của các thành phần đó?
b. Nêu ý nghĩa điểm chốt G1 và điểm chốt G2 trong chu kì tế bào?
 Thang điểm
STT Nội dung
A

Điểm

- Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào gồm cyclin và kinaza phụ thuộc cyclin
(Cdk).
+ Cyclin: là protein đặc biệt, có vai trò kiểm soát hoạt tính photphoryl hóa

0,50

của Cdk đối với các protein đích.
+ Cdk: là các protein kinaza phụ thuộc cyclin, có vai trò phát động các quá

0,50

trình đáp ứng bằng cách gây photphoryl hóa nhiều protein đặc trưng (kích
hoạt hoặc ức chế bằng cách gắn nhóm photphat.
- Cơ chế chung:

0,50

Khi cyclin liên kết với Cdk hình thành một phức hệ (MPF) thì Cdk ở trạng
thái hoạt tính, kích thích hàng loạt các protein => kích thích tế bào vượt
qua điểm kiểm saots và khi cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk không có hoạt
tính.
Như vậy bằng cơ chế tổng hợp và phân giải protein cyclin cùng cơ chế tạo
phức hệ và giải thể phức hệ cyclin – Cdk tế bào điều chỉnh chu kì sống của
mình.
b

- Điểm chốt G1: kiểm tra hoàn tất sự tăng trưởng, phát động quá trình nhân

0,25

đôi ADN.
- Điểm chốt G2: kiểm tra hoàn tất quá trình nhân đôi ADN, phát động đóng
xoắn NST, hình thành vi ống.
6

0,25

Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, CHVC của VSV
Trong ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí Pseudomonas,
tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
a. Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật đó trong ao hồ.
b. Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn
lưu huỳnh màu tía.
 Thang điểm:
STT Nội dung
a

b

Điểm

Sự phân bố của các vi sinh vật:
- Lớp mặt là tảo lục, vi khuẩn lam

0,25

- Lớp kế tiếp là vi khuẩn hiếu khí như Pseudomonas

0,25

- Lớp trung gian là vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

0,25

- Lớp đáy là vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan

0,25

Phương thức sống đều là quang tự dưỡng:
- Tảo lục, vi khuẩn lam: vi sinh vật hiếu khí, quang hợp thải oxi

0,50

- Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía: vi sinh vật kỵ khí, quang hợp không thải oxi, 0,50
sử dụng cơ chất H2S hoặc S làm nguồn cho e.
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV.
a. Người ta nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường thường xuyên được bổ sung dinh
dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. Một chủng thể thực khuẩn (virus) được bổ sung
vào môi trường đã gây ra sự biến động số lượng của cả vi khuẩn và virut như hình dưới
đây:

7

Hãy mô tả và giải thích kết quả quan sát được ở thí nghiệm trên?
b. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, chủng I có khả năng sinh enzim A; chủng II có khả năng
sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương án nuôi cấy (liên tục hoặc không liên tục) cho mỗi
chủng xạ khuẩn để thu được lượng sản phẩm cao nhất. Giải thích.
 Thang điểm:
STT Nội dung
a

Điểm

- Trước khi bổ sung virut, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh, tăng nhanh 0,25
số lượng.
- Sau khi bổ sung virut, số lượng quần thể vi khuẩn giảm mạnh chứng tỏ 0,50
virut này là virut đặc hiệu đối với chủng vi khuẩn thí nghiệm, virut xâm
nhập nhân lên và làm tan hàng loạt tế bào vi khuẩn.
- Ở giai đoạn sau quần thể vi khuẩn lại phục hồi số lượng, chứng tỏ vi rirut 0,25
này là virut ôn hòa, nó tích hợp hệ gen vào tế bào chủ và không tiêu diệt
hoàn toàn tế bào chủ, các vi khuẩn mang provirut tăng sinh trong môi
trường duy trì số lượng cân bằng với nguồn dinh dưỡng bổ sung thường
xuyên.
- Quần thể virut khi mới xâm nhập môi trường chúng nhân lên làm tan tế 0,25
bào chủ, giải phóng virut mới ra môi trường nên số lượng virut môi trường
tăng nhanh.
- Ở giai đoạn sau virut chuyển pha ôn hòa, tích hợp gen vào tế bào chủ nên 0,25
số lượng giảm mạnh. Ở pha ôn hòa vẫn có một số virut được sinh ra, duy trì
một số lượng virut ngoại môi trường ổn định ở mức thấp.

b

- Chủng I sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục. Vì xạ khuẩn sinh enzim 0,25
vào pha lag và pha log để thích nghi, sinh trưởng => vì vậy càng kéo dài
pha log thì lượng enzim thu được càng nhiều.
- Chủng II sử dụng phương pháp nuôi cấy không liên tục. Vì xạ khuẩn sinh 0,25
kháng sinh vào phân cân bằng và pha suy vong để chống lại các yếu tố gây
hại đối với xạ khuẩn => vì vậy phải nuôi cây không liên tục để xuất hiện
pha cân bằng và pha suy vong.

Câu 9 (2,0 điểm). Virut

8

a. Hệ gen của các retrovirut (như HIV) và virut ADN mạch kép phiên mã ngược (như
HBV) đều có enzim phiên mã ngược. Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong
quá trình tổng hợp ADN của chúng.
b. HIV có 3 gen chính có chức năng khác nhau (gen gag, gen pol, gen env). Đột biến làm
hỏng gen nào trong ba gen trên thì sẽ làm HIV không xâm nhập được vào tế bào chủ? Giải
thích.
 Thang điểm:
STT
a

Nội dung
 Giống nhau:

Điểm
0,50

- Diễn ra trong tế bào chất.
- Sử dụng enzim phiên mã ngược ADN polymeraza phụ thuộc ARN của
virut.
- Sử dụng các nucleootit, ATP, các enzim khác của tế bào chủ.
- Sử dụng ARN của virut để tổng hợp ADN mạch kép.
 Khác nhau
Virut retro phiên mã ngược Virut ADN kép phiên mã ngược (HBV)
(HIV)
B1: Sử dụng enzim phiên mã B1: Sử dụng enzim phiên mã của tế bào

0,50

ngược của virut để tổng hợp để tổng hợp tiền genom virut là ARN (+)
ADN kép trong tế bào chất

trong nhân tế bào

B2: ADN kép tích hợp vào B2: Ra tế bào chất, dùng enzim phiên mã

0,50

NST trong nhân rồi từ đó ngược của virut để phiên mã ARN (+)
phiên mã tạo ARN nhờ thành ADN (-) rồi sau đó tạo ADN kép.
Enzim của tế bào chủ
b

Chức năng của 3 gen: gen gag mã hóa cho protein capsit; gen pol mã hóa
cho enzim phiên mã ngược và intergrase; gen env mã hóa cho protein gai
bề mặt (gp120). Vì vậy khi gen env bị đột biến thì HIV không thể nhận ra
và gắn lên bề mặt tế bào chủ được.

Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

9

0,50

a. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ thể có
hàng vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh ra kháng thể
tương ứng. Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.
b. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm
virut? Giải thích?
 Thang điểm:
STT Nội dung
a

Điểm

- Nói như vậy không có gì mâu thuẫn vì dựa vào trình axit amin ở vùng cố 0,50
định người ta chia thành 5 lớp kháng thể khác nhau.
- ở mỗi lớp vùng biến đổi lại rất khác nhau tạo ra nhiều kháng thể khác nhau 0,50
đặc hiệu với kháng nguyên ở mỗi lớp. Vì thế lượng kháng thể trong cơ thể
là rất lớn.

b

Điểm bất lợi của tế bào thực vật khi bị nhiễm virus đó là:
- Tế bào thực vật có cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với 0,50
nhau, có chức năng truyền thông tin và truyền các vật chất như các phân tử
nhỏ giữa các tế bào.

0,50

- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virut xâm nhập được vào tế bào, chúng
có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất,
thậm chí một số loại virus còn có khả năng kích hoạt tế bào tiết ra các
protein mở rộng cầu sinh chất để chúng đi qua. Chính vì vậy, virus nhanh
chóng phát tán trong toàn bộ cây.
Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm)
Người ra đề

Vương Văn Huệ
(0975955915)

10