Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

danh tu- dong tu- tinh tu

139b9e9c055dd2ad55234ac87993882c
Gửi bởi: nguyen si hung 16 tháng 12 2016 lúc 5:32:48 | Được cập nhật: 16 giờ trước (15:41:08) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 978 | Lượt Download: 4 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Họ và tên:.......................... Khởi đầu chuẩn mực vững bước tương lai !-TỪ LOẠI*Câc từ loại cơ bản của Tiếng ViệtDanh từ Động từ Tính từ ......D. chung D. riêng Nội động Chỉ t/c chung không kèm mức độD. cụ thể D.T trừu tượng Ngoại động Chỉ t/c mức độ cao nhất* Ghi nhớ :1/ Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại gọi là từ loại.2/ Từ loại là từ có chung đặc điểm ngữ pháp và nghĩa khái quát.3/ Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5). Ngoài ra còncó số từ loại khác như: Quan hệ từ học lớp ), số từ, phụ từ, tình thái từ,...( không học tiểu học).1.Danh từ, Động từ, Tính từ Tuần 5, Tuần 9, Tuần 11- Lớp4 a)Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị V.D DT chỉ hiện tượng mưa, nắng sấm, chớp ,... DT chỉ khái niệm đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng ,... DT chỉ đơn vị Ông, vị (vị giám đốc ), cô (cô Tấm cái, bức, tấm ,... mét, lít, ki-lô-gam,... nắm, mớ, đàn ,... Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết người ta phân chia thành loại DT riêng và DT chung .- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )- Danh từ chung là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành loại DT cụ thể là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan sách, vở, gió ,mưa,...). DT trừu tượng là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan cách mạng, tinh thần, nghĩa,... )Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp chính là các loại nhỏ của DT chung. DT chỉ hiện tượng Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như mưa nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như chiến tranh, đói nghèo, áp bức ,...DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên cơn mưa, ánh nắng, tia chớp ,...) và hiện tượng xã hội cuộc chiến tranh, sự đói nghèo ,...) nói trên. DT chỉ khái niệm Chính là loại DT có nghĩa trừu tượng DT trừu tượng- đã nêu trên). Đây là loạiDT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, thức tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,... Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng cácgiác quan như mắt nhìn, tai nghe,... DT chỉ đơn vị Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :- DT chỉ đơn vị tự nhiên Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ con, cái chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,. .. DT chỉ đơn vị đo lường Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,...VD lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang ,... DT chỉ đơn vị tập thể Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể tổ hợp. Đó là các từ bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó ,... DT chỉ đơn vị thời gian :Các từ như: giây, phút giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,... DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp trường,tiểu đội, ban, ngành,.. *Cụm DT DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng phía trước, các từ chỉ định phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm DT, các phụ ngữ phần trước bổ sung cho DT các nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian. b) Động từ ĐT ): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái *Mấy lưu về ĐT chỉ trạng thái Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong phía sau ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong phía sau (không nói còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại còn,hết,có ,... ĐT chỉ trạng thái biến hoá thành, hoá,... ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ được, bị, phải, chịu ,... ĐT chỉ trạng thái so sánh bằng, thua, hơn, là ,... Một số nội ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng lăn, lê, vui, buồn hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,... Các từ này cómột số đặc điểm sau Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái. Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ). VD Bác đã đi rồi sao Bác ơi (Tố Hữu Anh ấy đứng tuổi rồi Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT kết hợp được với các từ chỉ mức độ Các ngoại ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái trạng thái tâm lí yêu, ghét kính trọng, chán, thèm,, hiểu ,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.- Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái. VD Trên tường treo một bức tranh. Dưới gốc cây có buộc một con ngựa .- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT.Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể Ai thế nào *Xem thêm về ĐT nội động và ĐT ngoại động ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động ngồi ngủ, đứng,... ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ. V.D1 Bố mẹ rất lo lắng cho tôi ĐT nội động QHT Bổ ngữ ĐT ngoại động là những ĐT hướng đến người khác, vật khác xây, phá, đập cắt,...).ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp. V.D2 Bố mẹ rất thương yêu tôi. ĐTngoại động Bổ ngữ Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động ta đặt câu hỏi ai cái gì đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1) Hỏi yêu thương ai yêu thương tôi. Lo lắng cho ai lo lắng cho tôi.( không thể hỏi lo lắng ai *Cụm ĐT ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước )và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa. Trong cụm ĐT, các phụ ngữ phần trước bổ sung cho ĐT các nghĩa: quan hệ thời gian;sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Các phụ ngữ phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động. c) Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,... *Có loại TT đáng chú là TT chỉ tính chất chung không có mức độ xanh, tím, sâu, vắng,... TT chỉ tính chất có xác định mức độ mức độ cao nhất (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh, ...) Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :- Từ chỉ đặc điểm Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình mà tacó thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng vẻ riêng về màu sắc hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật...Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu trên. VD Từ chỉ đặc điểm bên ngoài Cao, thấp, rộng hẹp, xanh, đỏ ,... Từ chỉ đặc điểm bên trong tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,... Từ chỉ tính chất Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. VD Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,.. Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránhđược những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập. Từ chỉ trạng thái Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. VD Trời đang đứng gió Người bệnh đang hôn mê. Cảnh vật yên tĩnh quá. Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT từ trung gian ), song theo như định hướng trong nội dungchương trình SGK, cấp tiểu học chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt. *Cụm TT Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như rất, hơi, lắm quá, cực kì,vô cùng,... để tạo tạo thành cụm tính từ khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh như ĐT )ngay trước nó là rất hạn chế Trong cụm TT, các phụ ngữ phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định.Các phụ ngữ phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất. d) Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết kết hợp với các phụ từ. *Danh từ Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như mọi, một, hai, ba, những, các,... phía trước những tình cảm những khái niệm những lúc những nỗi đau ,...) DT kết hợp được với các từ chỉ định này, kia, ấy, nọ ,đó ,... phía sau hôm ấy trận đấu này tư tưởng đó,... )- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn nào đi sau lợi ích nào chỗ nào khi nào?...) Các ĐT và TT đi kèm sự, cuộc, nỗi, niềm, cái ,... phía trước thì tạo thành một DT mới sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui ,...) Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. sạch sẽ (TT) đã trở thành DT Động từ Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh hãy đừng chớ ,... phía trước hãy nhớ đừng băn khoăn chớ hồi hộp ,...) Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này đến bao giờ? chờ bao lâu?...) *Tính từ Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như rất hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng ,... (rất tốt đẹp lắm,...)* Lưu Các ĐT chỉ cảm xúc trạng thái như yêu, ghét, xúc động ,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm ,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng chớ ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT. e) Bài tập thực hành Bài Cho các từ sau Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình. a)xếp các từ trên vào loại DT và không phải DT b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.Bài Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng a) Bạn Vân đang nấu cơm nước. b) Bác nông dân đang cày ruộng. c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa. d) Em có một người bạn bè rất than.Bài Cho các từ cánh đồng, tình thương, lịch sử Hãy đặt thành câu với mỗi từ sao cho trong câu đó mỗi từ nằm bộ phận chính khác nhau. Bài Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây Anh ấy đang suy nghĩ. Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. Anh ấy sẽ kết luận sau. Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn. Anh ấy ước mơ nhiều điều. Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.Bài Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến. b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa. Bài Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ Đi ngược về xuôi. Nhìn xa trông rộng. Nước chảy bèo trôi. Bài Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Non cao gió dựng sông đầy nắng chang. Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình. Nước chảy đá mòn.Bài 8: Xác định từ loại của những từ sau Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.Bài Xác định từ loại của những từ sau Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.2. Đại từ Đại từ xưng hô Tuần 9, Tuần 11- Lớp ): a) Ghi nhớ Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. Đại từ dùng để xưng hô đại từ xưng hô đại từ xưng hô điển hình Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp Đại từ xưng hô thể hiện ngôi Đại từ chỉ ngôi thứ nhất chỉ người nói tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta ,... Đại từ chỉ ngôi thứ hai chỉ người nghe mày, cậu, các cậu ... Đại từ chỉ ngôi thứ ba người được người ngôi thứ nhất và thứ nói tới) họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,.. Đại từ dùng để hỏi ai gì? nào? bao nhiêu ?... Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp vậy, thế .Lưu Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT. Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT. Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT Chỉ quan hệ gia đình-thân thuộc ông, bà,anh, chị, em, con ,cháu ,... Chỉ một số chức vụ nghề nghiệp đặc biệt :chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bácsĩ, luật sư,. .. Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc, DT chỉ chức vụ- nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.V.D1 Cô của em dạy Tiếng Anh Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc V.D2 Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người Cô là DT chỉ đơn vị ). V.D3 Cháu chào cô cô là đại từ xưng hô )b)Bài tập thực hành Bài1 Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây a) Tôi đang học bài thì Nam đến. b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. c) Cả nhà rất yêu quý tôi. d) Anh chị tôi đều học giỏi. e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. Bài Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào Trong giờ ra chơi Nam hỏi Bắc Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh câu Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu Tớ cũng thế. (câu Bài Đọc các câu sau Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy Theo Lép Tôn- xtôi ). a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên. b) Phân các đại từ xưng hô trên thành loại Đại từ xưng hô điển hình. Danh từ lâm thời làm đaị từ xưng hô.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.