Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Dàn ý so sánh Từ ấy và Việt Bắc

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 23 tháng 7 2019 lúc 14:31:01 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 3:32:13 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 486 | Lượt Download: 2 | File size: 0.018465 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Dàn ý so sánh Từ ấy và Việt Bắc I. Mở bài - Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam hiện đại. - Tố Hữu có nhiều tập thơ với nhiều bài thơ có giá trị, trong đó có bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ sau thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi (trích thơ) - Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam nh ưng mang đ ậm chất dân tộc, truyền thống. Vì thế, ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chi ến sĩ, càng v ề sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân t ộc. Điều này càng đ ược th ể hi ện rõ nét hơn qua hai bài thơ của ông là “Từ ấy” và “Việt Bắc”. II. Thân bài 1. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô kháng chiến) về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác “Việt Bắc”. - Đoạn trích thuộc phần đầu của bài thơ 2. Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: * Về nội dung: - Nêu ý chính toàn đoạn thơ: Khẳng định tấm lòng trước sau như một, nỗi nhớ sâu sắc trào dâng, tình cảm ân tình giữa kẻ đi với người ở. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện ra sâu sắc, chân thực. - Hai dòng đầu: + Từ “đây - đó” chỉ vị trí liền kề + Cụm từ “đắng cay ngọt bùi” là ẩn dụ, chỉ những gian khổ và niềm vui => Hai câu thơ diễn tả sự gắn bó mật thiết giữa người Việt Bắc với người cách mạng, cùng chịu gian khổ, chia sẻ niềm vui. - Hai câu tiếp: + Hình ảnh “củ sắn lùi, bát cơm, chăn lùi” đi với những từ ngữ “chia, sẻ, cùng” cho thấy s ự thi ếu th ốn, kh ổ cực của cuộc sống kháng chiến, đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia + Tượng trưng cho một mối tình đậm đà giai cấp => Hai câu thơ chứa đựng bao tình nghĩa sâu đậm. Tất cả những khoảnh khắc ấy sáng mãi trong lòng ng ười ra đi, tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn không thể xóa nhòa. - Hai câu thơ tiếp theo: + “Người mẹ nắng cháy lưng”, “địu con” gợi liên tưởng đến s ự tần tảo ch ắt chiu, c ần cù lao đ ộng c ủa người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến. 1 + Là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sống kháng chiến. - Bốn câu cuối: nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên: + Nhớ “lớp học i tờ” xóa mù chữ: Cách mạng đem đến cho nhân dân không ch ỉ t ự do mà còn đem đ ến ánh sáng của tri thức; + Nhớ nhịp sống những “ngày tháng cơ quan”, ”gian nan vẫn ca vang núi đèo” g ợi tinh th ần l ạc quan yêu đ ời của cán bộ chiến sĩ bất chấp khó khăn; + Nhớ những thanh âm đặc trưng của miền núi: tiếng mõ rừng chiều, ti ếng chày đêm nên c ối, ti ếng su ối xa, ….Đó là những hồi ức về cuộc sống bình dị ấm áp mà vui tươi nơi núi rừng Việt Bắc. + Điệp cấu trúc “Nhớ sao” 3 lần cùng phép đối lập và cảm hứng lãng mạn =>Nỗi nhớ Việt Bắc là nỗi nhớ dạt dào và trùng điệp vang mãi trong tấm lòng mỗi con người kháng chiến. * Về nghệ thuật: - Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, trong hoài niệm có ba m ảng th ống nh ất và hòa nhập vào nhau: nỗi nhớ thiến nhiên, núi rừng Việt Bắc, cuộc sống ở Việt Bắc. - Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết - Điệp từ “nhớ”, điệp ngữ: nhớ sao….nhớ người… trùng điệp, cùng cách ngắt nhịp của câu thơ tạo nên nét nhạc thơ thật đằm thắm. - Hình ảnh chân thực, bình dị, giàu sức gợi cảm. 3. Liên hệ với bài thơ "Từ ấy" * Giải thích: cái tôi trữ tình: là sự bày tỏ cảm xúc riêng của nhà th ơ tr ước các vấn đ ề c ủa xã h ội, tr ước s ự phát triển của lịch sử dân tộc; => Tố Hữu quả đúng là nhà thơ của lí tưởng cộng sản vì đời s ống cách m ạng luôn chi ph ối toàn di ện và sâu sắc sự nghiệp sáng tác thơ của ông. * Phân tích, chứng minh, bình luận: Quá trình sáng tác của Tố Hữu song hành với hành trình cách mạng: các ch ặng đ ường th ơ t ương ứng v ới các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng - Bài thơ “Từ ấy”: + “Từ ấy” trích trong tập thơ cùng tên, là tập thơ đầu tay của Tố Hữu – có vị trí đặc biệt trên con đ ường th ơ của ông. + Bài thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa, một quan niệm cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc lộ tự do, không hề bị trói buộc b ởi bất kỳ công th ức, chuẩn mực nào, tạo nên những vẫn thơ đẹp, xúc động, đầy men say, bay bổng bậc nh ất trang th ơ ca cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. + Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của chàng thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng. + Qua “Từ ấy”, Tố Hữu đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở ph ương di ện tích c ực, m ạnh m ẽ m ột mặt mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến. 2 - Đoạn trích "Việt Bắc" nói riêng, bài thơ nói chung: + Cái tôi đã hoà chung với cái Ta của cộng đồng, dân tộc. Mình là ta – Ta là mình – Ta v ới mình nh ư hoà quyện vào nhau, đan xen nhau. Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của những con người kháng chiến, nói về mình về người để bày tỏ những ân tình, lòng biết ơn sâu sắc đối với những ân tình + Qua “Việt Bắc” nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của T ố H ữu trong ch ặng đ ường th ơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tượng nh ững con ng ười kháng chi ến, bày t ỏ lòng bi ết ơn sâu sắc của mình, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của người dân kháng chiến. + Khẳng định tính đúng đắn của nhận định “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc”. III. Kết bài - Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. - Cảm nghĩ của bản thân về cái tôi trong thơ Tố Hữu qua 2 bài thơ. 3