Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đàn ghi ta của Lorca

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 12 tháng 11 2019 lúc 10:33:28 | Được cập nhật: 19 giờ trước (4:20:56) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 481 | Lượt Download: 0 | File size: 0.032582 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) I. Khái quát 1. Tác giả a. Đặc điểm sáng tác - Nội dung + Mạch suy cảm trữ tình trong thơ Thanh Thảo thường hướng đến tìm chất người trong nhân cách thanh cao bất khuất, những tâm hồn phóng yêu tự do: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Lorca + Hướng tới khẳng định cái đẹp vô danh, thầm lặng bất diệt của t ự nhiên “Những giọt sương lặn vào lá cỏ…” - Nghệ thuật: Làm mới hình thức biểu đạt thơ + Đổi mới ngôn từ, thi liệu + Ngôn ngữ cách tân, cấu trúc thơ mới mẻ + Giàu chất suy tư, triết luận nhưng không gò bó theo trật tự tuyến tính của t ư duy, ngôn ngữ NT thông thường mà được thể hiện bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật cách tân của chủ nghĩa siêu thực tượng trưng nhằm giải phóng cảm xúc, suy nghĩ của người đọc, mở rộng nhiều trường liên tưởng, tự do, phóng túng. b. Vị trí văn học - Trưởng thành trong những năm cuối cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho thế h ệ nhà thơ trẻ chống Mĩ 2. Tác phẩm a. Cảm hứng của bài thơ - Lấy trực tiếp từ những phút giây bi phẫn trong cuộc đời Lorca – một con người có nhân cách cao đẹp và số phận oan khuất, được Thanh Th ảo vi ết b ằng tấm lòng ngưỡng mộ và tiếc thương sâu sắc - Thanh Thảo đã sử dụng những chi tiết hình ảnh và ý th ơ l ấy t ừ chính c ủa Lorca: 1 Lorca: “Khi tôi chết hãy vùi xác tôi cùng cây đàn dưới lớp cát” Thanh Thảo: “Cây đàn ghita – Cất tiếng hát ca – Những khúc điệu ngân nga” - Lorca là nhà thơ hiện đại đậm chất dân gian. Thơ ông giàu chất nhạc Anddalluxia, việc sử dụng hình ảnh thơ của Lorca cũng khiến thơ Thanh Thảo rất giàu nhạc tính. b. Xuất xứ - Trích “Khối vuông Rubich” – 1985 - Kết tinh thành công cuộc hành trình tìm kiếm hình thức biểu đạt mới cho thơ 3. Giá trị - Nội dung: + Khắc họa thành công vẻ đẹp hình tượng Lorca: tự do, cô đơn, số ph ận b ất hạnh, tâm hồn bất diệt. + Sự động cảm tiếc thương sâu sắc và lòng ngưỡng mộ của Thanh Thảo v ới Lorca + Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của nghệ thuật chân chính và những nhân cách cao đẹp -Nghệ thuật + Kết cấu chặt chẽ: o Khổ 1: Lorca hiện lên trên nền không gian văn hóa TBN o Khổ 2-3: Cái chết đầy bi phẫn của Lorca o 3 khổ cuối: Niềm tin vào sự bất tử của nghệ thuật, của cái đẹp. C ấu trúc tụ do, phóng thoáng nhưng vẫn theo mạch cảm xúc. + Bài thơ giàu nhạc tính: o Thể thơ tự do với những câu dài ngắn không đều, từ ngữ co dãn linh hoạt o Hình thức không dấu chấm câu, cách trình bày không viết hoa đàu dòng, tạo cái nhạc từ mạch cảm xúc. o Nghệ thuật cấu trúc câu thơ, dòng thơ: không chú trọng gieo vần, tạo ra chất nhạc với sự trung điệp của những hình ảnh lạ hóa, trùng điệp âm thanh, cấu trúc câu o Âm hưởng tiếng đàn ở tâm hồn, cảm xúc 2 + Hình ảnh thơ: đa nghĩa đậm dấu ấn thơ tượng trưng siêu thực Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: “những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn” I. Khái quát 1. Xuất xứ, cảm hứng ra đời - Lorca là người nghệ sĩ ca ngợi và cổ vũ nhân dân trong cu ộc đ ấu tranh v ới th ế lực phản động để giành quyền sống cho mình và nghệ thuật mới mẻ. Ông b ị bọn phát xít bắt giam và bắn chết, tên tuổi ông đã tr ở thành bi ểu t ượng c ủa ngọn cờ tập hợp các nhà văn tiến bộ trên thế giới đấu tranh chống ch ủ nghĩa phát xít bảo vệ Văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại. Lorca có 1 câu thơ nổi tiếng “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tác bài thơ - Thanh Thảo tâm sự: “Lorca là nhà thơ tôi ngưỡng mộ cả về thi ca lẫn cuộc đời, cái chết của ông đã gây cho tôi nhiều c ảm xúc ấn t ượng. Chính nh ững hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ của Lorca đã dẫn dắt tôi khi viết bài “Đàn ghi ta của Lorca” mà tôi coi như một nén hương tưởng niệm ông”. 2. Cảm nhận chung về đoạn thơ - Là khổ mở đầu giới thiệu về Lorca trên nền văn hóa Tây Ban Nha - Được giới thiệu bằng những hình ảnh siêu thực rất mới lạ, độc đáo II. Cụ thể 1. Không gian nghệ thuật mang đậm bản sắc Tây Ban Nha a. Đặc trưng của thơ siêu thực 3 - Đề cao yếu tố trực giác, cái vô thức trong quá trình sáng tác. Nhà th ơ vi ết theo dòng cảm xúc một cách ngẫu nhiên bật lên từ tiềm thức nên có cảm giác siêu thực và màu sắc phi lí bởi những hình ảnh thơ đặt cạnh nhau nhưng không có quan hệ với nhau theo một quy luật logic thông thường. - Thế giới nghệ thuật của bài thơ được khám phá từ chính cuộc đời và sự nghiệp của Lorca mang ý nghãi tượng trưng sâu sắc. b. Hệ thống hình ảnh, từ ngữ - Hình tượng “những tiếng đàn bọt nước”: lạ, ngôn từ lạ, là âm thanh ti ếng đàn, biến thể của hình ảnh cây đàn ghi ta. + Tiếng đàn là vô hình, bọt nước là hữu hình  Hình ảnh có sự kết hợp giữa tượng trưng và siêu thực + Trong tương quan của nền nghệ thuật Tây Ban Nha già nua thì ti ếng đàn là biểu trưng cho sự cách tân nghệ thuật hoàn hảo. + Hình ảnh gợi nhớ hình ảnh Lorca như một người nghệ sĩ du ca đi đâu cũng cầm cây đàn ghita – đặc sản của Tây Ban Nha mang tiết tấu dân gian TBN + “Bọt nước” gợi lên cái trẻ trung trong trịa, nhảy nhót thổi bùng lên r ồi l ại ta biến nhanh. Nó gợi sự trong trẻo nhưng mong manh dễ vỡ của tiêng đàn, của nghệ thuật và chính cuộc đời người nghệ sĩ trước thế lực bạo tàn. - “Tây Ban Nha” quê hương của đàn ghita, mở ra không gian rộng lớn của nền văn hóa đặc sắc - “Áo choàng đỏ gắt” + Gợi nhớ môn đấu bò tót – 1 hoạt động văn hóa độc đáo khi ến TBN n ổi ti ếng trên thế giới và những đấu sĩ bò tót rất dũng cảm. Ở đấu trường, các dũng sĩ thể hiện tài năng trong bối cảnh khắc nghiệt mang tính sinh t ừ  tài năng của dũng khí được xây dựng trên lưỡi hái tử thần + Gợi khung cảnh của một đấu trường khốc liệt giữa khát vọng dân chủ và nền chính trị đậm đà, một bên là khát vọng cách tân nghệ thuật còn bên kia là sự bảo thủ của nghệ thuật già nua. + Tạo chất ngang tàng của người nghệ sĩ yêu tư do, vừa gợi được cái gay gắt của cuộc chiến đấu giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chính và tà trong nền nghệ thuật và chính trị Tây Ban Nha. 4 “Tây Ban Nha” >< “tiếng đàn bọt nước” đã tạo nên sự đối lặp gay gắt gi ữa một màu chói gắt với một âm thanh hồn hiên, giữa nỗi kinh hoàng v ới ni ềm hân hoan, giữa bạo lực và nghệ thuật. Nó làm nổi bật tính ch ất kh ắc nghi ệt c ủa cuộc đấu tranh.  - Điệp khúc “li-la li-la li-la” + Mô phỏng âm thanh, nốt nhạc, tiếng đàn của Lorca với những giai điệu từng làm say đắm lòng người. + Âm thanh tự nó đã hé lộ một dáng điệu, một tâm hồn t ự do, phóng thoáng c ủa Lorca + Gợi liên tưởng tới hình ảnh hoa tử đinh hương (còn gọi là hoa lila) m ột loài cây được phương Tây ưa chuộng có màu tím huyền ảo, biểu t ượng cho cái đ ẹp đã đi vào nhiều tác phẩm phương Tây. + Cách điệp gợi lời nói tri âm thương cảm, tấm lòng ngưỡng m ộ và tình yêu đ ối với Lorca của Thanh Thảo  Với sự liên kết, kết hợp các hình ảnh thị giác, cảm giác âm thanh, kh ổ th ơ hé mở một không gian rộng lớn đậm chất văn hóa TBN – n ơi nuôi d ưỡng tâm hồn Lorca. Qua đó, ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà thơ và đối tượng cảm xúc. 2. Hình tượng Lorca - “Áo choàng đỏ gắt” khi được soi rọi xuống khổ dưới đã bộc l ộ rõ ý nghĩa, đây là hình ảnh của một nghệ si du ca lang thang trên lưng ngựa để sáng tác thơ và hát lên những bài ca của mình. - “Miền đơn độc” là miền lý tưởng của người nghệ sĩ, là miền không gian của cô đơn, nghệ thuật thường được tạo nên từ những miền đơn độc cô đ ơn  tâm trạng đơn độc của Lorca khi đến với nghệ thuật, gợi dáng điệu lẻ loi trên những nẻo đường TBN.  Cô đơn và đau khổ giáng xuống đời như một rủi ro nhưng cũng là đi ều ki ện cơ may để trưởng thành. - “Vầng trăng”, “yên ngựa” là hình ảnh hấp dần, đẹp, gắn với vẻ đẹp của người nghệ sĩ lãng du. 5 + “Vầng trăng chếnh choáng” là trạng thái hưng phấn biểu trưng cho cái đẹp mà Lorca kiếm tìm. Lorca đang ngây ngất say đời, say nghệ thuật, say th ơ, say lí tưởng. + “Mỏi mòn” Gợi hình ảnh con người trên yên ngựa mệt mỏi vì lang thang khắp chốn. Biểu tượng của hành trình sáng tác của người nghệ sĩ, khi đến với nghệ thuật là cả một sự đấu tranh mệt mỏi và có khi còn phải trả giá đắt Chếnh choáng và mỏi mòn là hai trạng thái đối lặp nhưng thống nh ất c ủa nghệ thuật và hành trình chinh phục nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tóm lại: Ngay từ khổ thơ đầu tác giả đã xây dựng được một hình ảnh hết sức độc đáo, rất Lorca, rất TBN, rất nhân loại, rất thời đ ại và r ất muôn thu ở. Lorca là hình ảnh con người của một đất nước một dân tộc yêu nghệ thuật, chuộng phóng khoáng tự do. III. Đánh giá - Lối tư duy tượng trưng siêu thực, nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ mới mẻ giàu nhạc tính. - Khắc họa chân thực hình ảnh Lorca, giúp hình dung ra phần nào cuộc đời và con người ông - Tấm lòng xót thương, ngưỡng mộ của Thanh Thảo - Liên hệ có nét tương đồng với “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du 6 Cảm nhận về 2 đoạn thơ sau: “Tây Ban Nha hát nghêu ngao …tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” I. Khái quát 1. Cảm hứng sáng tác 2. Cảm nhận chung - Tái hiện cái chết bi phẫn của Lorca - Thể hiện niềm xót thương của Thanh Thảo II. Cụ thể 1. Sáu câu thơ đầu: Những phút giây bi phẫn trong cu ộc đ ời Lorca khi ông b ị bọn phát xít giết hại, ném xác xuống giếng để phi tang. a. Hai câu đầu: Tây Ban Nha – Hát nghêu ngao Có nhiều cách hiểu - Người nghệ sĩ đang hát nghêu ngao bài hát của mình, cả TNB đang hát nghêu ngao qua lời Lorca. Lorca không chỉ cất tiếng hát của mình mà còn c ất ti ếng hát của dân tộc. - Nghêu ngao là một âm thanh rời rạc ảm đạm, r ời r ạc, thi ếu s ự liên k ết b ởi có thể mục đích đấu tranh của Lorca chưa được nhiều người hiểu, không phải ai cũng sẵn sàng nhập cuộc. b. Câu thơ “Bỗng kinh hoàng” - Mang tính tự sự, miêu tả chính xác thời điểm và tâm tr ạng kinh hoàng c ủa Lorca khi ông bất ngờ bị bắt và điệu về bãi bắn. 7 - “Bỗng” cái chết đau thương, bất ngờ. Mặc dù luôn bị ám ảnh bởi cái chết và thời gian nhưng chính Lorca cũng không thể nghĩ tới việc nó lại đến sớm như thế. Cả TBN kinh hoàng khi nghe tin Lorca chết.  Nhận xét: - Cái chết được diễn tả bằng tâm trạng bàng hoàng, đau khổ b ởi nó đ ồng nghĩa với việc giết chết một khát vọng, một giá trị nhân văn cao đẹp. - Từ “hát nghêu ngao” tới “bỗng kinh hoàng” là sự đổ vỡ ghê gớm. Nghệ thuật vốn không phải là cái mà các thế lực tàn bạo đ ược phép xâm h ại, nên vi ệc xâm hại của chúng khiến chàng không hiểu được. Cái chết đến như một cơn ác mộng kinh hoàng. c. Ba câu tiếp: Cảnh Lorca bị hành hình - “Áo choàng bê bết đỏ” hoán dụ chỉ cái chết của Lorca - “Bê bết đỏ” >< “hát nghêu ngao”, sự đối lặp giữa bạo tàn và t ự do, gi ữa hi ện thực phũ phàng với tiếng hát yêu đời vô tư, giữa dã man, tàn bạo với tình yêu cái đẹp. Sự đối lặp tô đậm cái chết oan khuất của Lorca. - “Lorca bị điệu về bãi bắn – Chàng đi như người m ộng du” bút pháp hi ện th ực gợi nỗi tiếc thương đau đớn và niềm căm phẫn của tác giả trước cái chết của người nghệ sĩ chân chính. - “Như người mộng du” gợi nhiều liên tưởng: + Tâm trạng ngỡ ngàng, ngơ ngác của Lorca không thể hiểu nổi lí do cái chết của mình + Thể hiện thái độ của người nghệ sĩ coi thường chẳng thèm quan tâm tới cường quyền bạo lực đã cướp đi mạng sống của mình + Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót, lòng ngưỡng mộ của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ không biết cúi đầu.  Cảnh tượng đau xót và tâm trạng đầy bi phẫn của ng ười ngh ệ sĩ chân chính bị cường quyền bạo lực giết hại. 2. Sáu câu tiếp: Tập trung miêu tả tiếng đàn – Cách nói gián tiếp thân ph ận người nghệ sĩ Lorca 8 Hàng loạt hình ảnh cùng lối diễn đạt chuyển đổi c ảm giác kết h ợp t ạo s ự đồng hiện khá phổ biến ở thơ tượng trưng, cùng với cái chết của Lorca mọi cái đẹp của TBN cũng như tan biến - Đàn ghi ta là nhạc cụ biểu trưng cho văn hóa TBN, là c ơ m ặt, n ụ c ười, là bi ểu tượng cho tài năng , phẩm chất Lorca. Tiếng đàn mang khí phách tài hoa c ủa nghệ sĩ nhưng cũng phảng phất hồn dân tộc. - Tiếng đàn thực chất không có màu sắc, không có hình khối nhưng với lối thơ siêu thực, điều đó hoàn toàn bình thường. - Tiếng ghi ta nâu – Bầu trời cô gái ấy + Màu nâu: màu của cánh gián, màu của cây đàn ghi ta, màu da cô gái Digan và là màu của đất. + Hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu thương. Tiếng ghi ta là khúc ca ca ng ợi b ầu tr ời TBN và đôi mắt nâu huyền của người con gái. Màu nâu là màu c ủa tình yêu còn bọn phát xít giết Lorca là giết chất một bản tình ca đẹp - Tiếng ghita lá xanh biết mấy + Màu xanh là biểu tượng của sự sống, sự sinh sôi nảy nở, của sự trẻ trung + Ẩn dụ cho vẻ đẹp, sức sống ẩn chứa trong nghệ thuật của Lorca không gì có thể tiêu diệt được. + Màu xanh >< màu đỏ gay gắt bên trên tạo sắc màu của sự sống trong ti ếng đàn. Giết Lorca là giết chết một bài ca về sự sống - Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan + Nhịp thơ như bị đứt gãy làm hai, tiếng đàn gãy ra, nhịp sống cũng gãy đ ứt. Giết Lorca là giết luôn cây đàn, giết chết tất cả những hoài niệm về quá kh ứ  sự sụp đổ của tình yêu, của sự sống, của nghệ thuật và cuộc đời + Sự lặp lại ý thơ của câu mở đầu, sự mong manh, dễ vỡ của bọt nước đã thành hiện thực. Số phận con người chấm dứt, nghệ thuật cũng đang bị đe dọa. - Tiếng ghi ta dòng dòng máu chảy + “Tiếng ghi ta” 4 lần lặp lại như tiếng nấc nghẹn ngào, đẩy lên cao trào của sự bi phẫn lại như một nối ám ảnh mở ra những liên tưởng đ ộc đáo v ề m ột ng ười nghệ sĩ trong những giây phút bi phẫn vẫn không thể rời xa tiếng đàn. 9 + “Máu chảy” là biểu tượng cho tội ác, cho đau thương. Tiếng đàn đ ược liên tưởng như một thể xác có tâm hồn “ròng ròng máu chảy” tạo nên sự ám ảnh bằng thị giác. Âm nhạc cũng có thân phận, tiếng đàn cũng có linh hồn. + So sánh với Thúy Kiều: Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay Thơ Nguyễn Du thiên về cái thực, còn Thanh Thảo nghiêng về cái ảo. Không có những nét, nhưng dây cụ thể như Nguyễn Du, Thanh Thảo chỉ gợi để ng ười đọc liên tưởng những giọt máu chảy từ chính trái tim, nhằm nhấn mạnh, xoáy sâu sự đau xót  đặc trưng thơ tượng trưng, siêu thực. Tiểu kết: Tiếng đàn nhiều liên tưởng, là tiếng đàn của nghệ sĩ tài hoa, ti ếng đàn trẻ trung của thanh xuân đầy sức sống, tiêng đàn của tình yêu nh ưng cũng là tiếng đàn của số phận đau thương. Tiếng đàn chính là biểu tượng cho Lorca, con người, cuộc đời và tâm hồn Lorca. III. Đánh giá - Nghệ thuật - Nội dung - Giá trị nhân văn, tấm lòng tri âm sâu sắc. 10