Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CHUYÊN ĐỀ TOÁN 8 (26-11-2020)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 20 tháng 1 2021 lúc 13:19:47 | Được cập nhật: 2 giờ trước (15:06:30) Kiểu file: PPTX | Lượt xem: 667 | Lượt Download: 20 | File size: 0.207678 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ
“XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHÉP
CỘNG, PHÉP TRỪ PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ 8”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người thầy, khả
năng độc lập, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, ngành
giáo dục đã triển khai dạy học theo chủ đề. Song trong quá
trình thực hiện giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, còn chưa
hiểu chủ đề dạy học là gì? Cách xây dựng một chủ đề dạy học
như thế nào? Cách soạn, giảng như thế nào?
Với phương pháp dạy học truyền thống, nội dung kiến thức
của bài giảng, các chủ đề học tập được thiết kế, phân chia
thành những đơn vị kiến thức khá cụ thể,trọn vẹn, tương đối
độc lập và sắp xếp một cách tuần tự phù hợp với tiến trình phát
triển của việc lĩnh hội kiến thức của người học. Điều này có
nhiều thuận lợi cho việc tổchức dạy học theo kiểu lớp - bài
cũng như việc thống nhất trong công tác quản lí dạy học và
phân bổ chương trình mang tính pháp lệnh như hiện nay.

Nhưng chính sự phân chia này cũng gây ra những khó khăn,
hạn chế nhất định trong quá trình dạy học.
Cụ thể, sự phân chia kiến thức cũng như cách dạy học vô tình
làm cho các đơn vị kiến thức mang tính độc lập tương đối với
nhau, các kiến thức học sinh thu nhận được trở nên chắp vá, rời
rạc, dẫn đến việc lưu giữ kiến thức là khó khăn, không bền vững
và xa rời thực tiễn.
Phương pháp dạy học theo chủ đề ở cấp THCS là sự tích hợp
kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều
chiều, là sự tích hợp vào nội dung học những ứng dụng kỹ thuật
và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn,hấp
dẫn hơn.
Sau khi được dự các lớp tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức,
được sự định hướng của Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên
bộ môn Toán trường THCS Lộc Nga đã tích cực đổi mới phương
pháp giảng dạy theo chủ đề và đã đạt được hiệu quả rõ rệt như
trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy được nâng

lên, học sinh học tập chủ động, hứng thú… Từ những kinh nghiệm
thu được trong quá trình giảng dạy, nhóm Toán mạnh dạn xây dựng
chuyên đề: “XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHÉP CỘNG,
PHÉP TRỪ PHÂN THỨC ĐẠI SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐẠI SỐ 8”
A. ĐẶTVẤNĐỀ:
Trong những năm qua để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục,
phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người thầy, khả năng độc
lập, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, ngành giáo dục đã
triển khai dạy học theo chủ đề. Song trong quá trình thực hiện
giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, còn chưa hiểu chủ đề dạy học là
gì? Cách xây dựng một chủ đề dạy học như thế nào? Cách soạn,
giảng như thế nào?

Với phương pháp dạy học truyền thống, nội dung kiến thức
của bài giảng, các chủ đề học tập được thiết kế, phân chia thành
những đơn vị kiến thức khá cụ thể,trọn vẹn, tương đối độc lập
và sắp xếp một cách tuần tự phù hợp với tiến trình phát triển
của việc lĩnh hội kiến thức của người học. Điều này có nhiều
thuận lợi cho việc tổ chức dạy học theo kiểu lớp - bài cũng như
việc thống nhất trong công tác quản lí dạy học và phân bổ
chương trình mang tính pháp lệnh như hiện nay.
Nhưng chính sự phân chia này cũng gây ra những khó khăn,
hạn chế nhất định trong quá trình dạy học. Cụ thể, sự phân chia
kiến thức cũng như cách dạy học vô tình làm cho các đơn vị kiến
thức mang tính độc lập tương đối với nhau, các kiến thức học
sinh thu nhận được trở nên chắp vá, rời rạc, dẫn đến việc lưu giữ
kiến thức là khó khăn, không bền vững và xa rời thực tiễn.

Phương pháp dạy học theo chủ đề ở cấp THCS là sự
tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ
mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào nội dung học
những ứng dụng kỹ thuật và đời sống thông dụng làm
cho nội dung học có ý nghĩa hơn,hấp dẫn hơn.
Sau khi được dự các lớp tập huấn do Phòng giáo dục
tổ chức, được sự định hướng của Ban giám hiệu nhà
trường, các giáo viên bộ môn Toán trường THCS Lộc Nga
đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo chủ đề
và đã đạt được hiệu quả rõ rệt như trình độ chuyên môn,
chất lượng giảng dạy được nâng lên, học sinh học tập chủ
động,hứng thú…

Từ những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy,
nhóm Toán mạnh dạn xây dựng chuyên đề: “XÂY DỰNG CHỦ
ĐỀ DẠY HỌC PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ PHÂN THỨC ĐẠI
SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ 8”
B. NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cở sở lí luận:
Cách mạng khoa học công nghệ cùng với sự ra đời của nền
kinh tế tri thức, xã hội hoá thông tin, sự toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế đã và đang có tác động trực tiếp đến lực lượng sản
xuất và mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Trong
bối cảnh đó, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã tiến hành
cải cách giáo dục bằng cách xây dựng chiến lược phát triển giáo
dục với những định hướng đổi mới, tiến bộ. Cùng với sự đổi mới
đó, việc nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu chung cho tất cả
các bộ môn, trong đó có môn Toán học.

Giáo dục THCS nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng
lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học
sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái
gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học
nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo
dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng
lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra
đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời
nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo
dục.

2. Cơ sở thực tiễn:
Bộ GD&ĐT đang thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và
toàn diện trong giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo
những chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người
chủ động, tích cực, sáng tạo. Có như vậy mới có được những
thế hệ đủ sức đảm đương gánh vác những trọng trách của đất
nước trong thời kì mới, thời kì hội nhập, thời kì mà nền kinh tế
tri thức giữ vai trò chủ đạo.
Những người trực tiếp đứng lớp làm nhiệm vụ giảng dạy
trong thời gian gần đây được ngành GD quan tâm, tạo điều kiện
học hỏi, nắm bắt nhiều phương pháp giảng dạy mới để thực
hiện mục tiêu nêu trên. Thế nhưng không phải một sớm một
chiều đội ngũ giáo viên dễ dàng vận dụng hiệu quả. Hơn nữa,
ngày càng nhiều phương pháp tổ chức dạy học được nghiên cứu
và ứng dụng trên thế giới cũng như trong nước nên việc tìm
hiểu, học hỏi để vận dụng là thường xuyên.

Trong nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo yêu cầu
đổi mới mà chúng ta đang tập tành thử nghiệm, vận dụng
thì “Dạy học theo chủ đề” là một trong những yêu cầu đã và
đang được thực hiện. Đó chính là lý do tổ Toán – Lí xây
dựng chuyên đề: " XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHÉP
CỘNG, PHÉP TRỪ PHÂN THỨC ĐẠI SỐ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ 8”
II. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ:
Phạm vi của chuyên đề là trong quá trình dạy học năm
học 2020-2021 cho toàn khối 8 trường THCS Lộc Nga.
Với chuyên đề này, tổ Toán –Lí mong muốn sẽ góp phần
giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn,
học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến
thức của bài học.

III. THỰC TRẠNG:
1) Thuận lợi:
Giữa các bài học trong chương trình (cùng một khối lớp
hoặc trong các khối lớp của bậc THCS) có nhiều bài có mối
quan hệ chặt chẽ, GV dễ dàng trong việc chọn chủ đề để xây
dựng chủ đề dạy học.
Các bộ môn tự nhiên có nội dung phong phú, nguồn tài
liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo trong việc tổ
chức cho HS học tập.
Là môn khoa học tự nhiên nên gắn liền với thực tiễn, đây
chính là định hướng để học sinh vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế..
2) Khó khăn:
Trước hết là nhận thức, là ý thức. Đổi mới bao giờ cũng
gây khó khăn cho GV vì thay đổi một thói quen đã thực hiện
trong một quá trình dài là điều không dễ.

Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên
soạn, cấu trúc lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những
gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định.
Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế
nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết không gần nhau, do
đó việc thể hiện xâu chuỗi kiến thức bị gián đoạn.
Việc tự học, tự nghiên cứu theo SGK còn hạn chế do SGK
chưa được biên soạn lại theo chủ đề dạy học. Tỉ lệ HS tích
cực, chủ động trong học tập còn quá ít đã làm ảnh hưởng lớn
đến chất lượng tiết học.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
1. Khái niệm chủ đề dạy học:
Chủ đề dạy học là tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau,
có mối liên hệ về lý luận và thực tiễn trong một môn học hoặc
nhiều môn học để xây dựng thành một chủ đề.

2. Khái niệm dạy học theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm,
tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề … có sự giao
thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý
luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học làm thành nội
dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, nhờ đó học sinh có
thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào
thực tiễn sáng tạo hơn.
3. Những nét đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề theo chương trình, SGK có những yêu
cầu khác với dạy học theo bài thông thường của chương trình,
SGK hiện hành. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:
Vấn đề học tập, nghiên cứu trong chủ đề phải là một vấn đề
cơ bản của chương trình có mối liên hệ mật thiết với nhau, có
những điểm tương đồng về nội dung kiến thức, về thiết bị, thí
nghiệm thực hành.

Khi hình thành chủ đề thì tạo ra một chuỗi các vấn đề học tập
cần giải quyết. Khi giải quyết được nhiệm vụ học tập sẽ tạo thành
một nội dung hoàn chỉnh, toàn diện của chủ đề.
Nội dung các chủ đề giúp học sinh hiểu biết những vấn đề cơ
bản trong chương trình, SGK, có khả năng củng cố, sử dụng kiến
thức đó để tổng kết, hệ thống hóa chuỗi kiến thức không chỉ ở một
môn học mà các môn học có liên quan (chủ đề liên môn). Như vậy,
dạy học theo chủ đề không chỉ tạo ra hứng thú, niềm đam mê, năng
lực học tập mà còn hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự tìm
tòi nghiên cứu phù hợp với trình độ, yêu cầu cần đạt của chương
trình, SGK.
Căn cứ vào yêu cầu của chương trình để lựa chọn những nội
dung, những đơn vị kiến thức, có thể mở rộng, đi sâu vào một vấn
đề. Nội dung của chủ đề không dừng lại ở mức độ yêu cầu học sinh
nhận biết mà phải thông hiểu và biết vận dụng, vận dụng ở cấp độ
cao, đồng thời biết phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Như vậy dạy học theo chủ đề không chỉ nhằm cung cấp kiến
thức mà mục tiêu là hình thành năng lực và phẩm chất người học.
Các chủ đề dạy học ở trường THCS phải chú trọng đến việc
giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng, kỹ năng sống, phát triển năng
lực người học, quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành.
4. Các bước xây dựng chủ đề:
- Bước 1: Xác định chủ đề
- Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề
- Bước 3: Xây dựng bảng mô tả
- Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề
- Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề
a) Bước 1: Xác định chủ đề.
Căn cứ vào chương trình SGK của môn học, giáo viên hoặc
nhóm chuyên môn có thể xác định nội dung kiến thức liên quan với
nhau được thể hiện ở một số bài hiện hành. Từ đó xây dựng thành

một vấn đề chung để tạo thành một chủ đề dạy học, và đặt tên
cho chủ đề.
Như vậy một chủ đề dạy học có ít nhất 2 tiết trở lên, có thể
ở một khối lớp hoặc ở nhiều khối lớp.
b) Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề.
Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương
trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho
học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các
năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong
chuyên đề sẽ xây dựng.
c) Bước 3: Xây dựng bảng mô tả:
Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu,
vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử
dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh
trong dạy học.

Nội dung củachủ
đề
ND1
ND2

Nhận
biết

Thông
hiểu

Vận
dụng

Vận dụng
cao

d) Bước 4: Biên soạn câu hỏi/ bài tập:
Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định được mô tả 4 mức độ
yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của
mỗi loại câu hỏi,bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá
năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở
đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu
cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động
dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây
dựng.

*Lưu ý: Hệ thống các câu hỏi/ bài tập đã xây dựng được cụ thể
trong bảng bước 3, và trong thiết kế tiến trình dạy học ở bước 6.
e) Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề.
Nội dung

Hình thức tổ

Thời

Thời

Thiết bị DH,

chức dạy học

lượng

điểm

Học liệu

Ghi chú

ND1
ND2

f) Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề.
Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học
được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở
nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt
động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật
dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt
quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.