Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chương trình Sinh học 10 học kỳ II 2019-2020

54f8ca59c886982658ed777ad351f701
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 10 2020 lúc 22:38:01 | Được cập nhật: hôm kia lúc 3:55:31 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 390 | Lượt Download: 3 | File size: 0.095065 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

-1Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO I. Khái niệm hô hấp tế bào - Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 II. Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào Các giai đoạn Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt). Nguyên liệu Glucozơ, 2ATP, 2ADP, 2NAD+ 2 axit piruvic, 2ADP, 6NAD+, 2FAD+. NADH, FADH2, O2. Sản phẩm 2 axit piruvic, 4ATP, 2NADH. 2 ATP, 6NADH, 2FADH2, 6CO2. 34 ATP, 6H2O. Năng lượng tạo ra 2 ATP 2 ATP 34 ATP Bài 17: QUANG HỢP I. Khái niệm quang hợp - Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố. - Phương trình quang hợp tổng quát: 6CO2 + 12H2O Ánh sáng C6H12O6 + 6O2 + 6H2O Hệ sắc tố II. Các pha của quá trình quang hợp - Quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp, gồm hai pha: pha sáng, pha tối. 1. pha sáng - Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. - Diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp. - Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit theo sơ đồ phản ứng sau: As và diệp lục 2H2O 4H + + 4e- + O2 2. Pha tối của quang hợp - Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP, NADPH được hình thành ở pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). - Diễn ra ở chất nền của lục lạp. 3. Điểm khác nhau giữa pha sáng với pha tối Điểm phân biệt Điều kiện Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Pha sáng Cần ánh sáng. Màng tilacoit thuộc hạt granna. H2O, NADP+, ADP. ATP, NADPH, O2 Pha tối Không cần ánh sáng. Chất nền (Stroma) của lục lạp. CO2, ATP, NADPH. Đường glucozơ. ---------------------------------------------------------------------------------------------Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -2CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO Bài 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I. Chu kì tế bào 1. Khái niệm về chu kì tế bào - Chu kì tế bào: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia. - Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian (thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân. 2. Kì trung gian - Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất, đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN. - Kì trung gian được chia thành 3 pha: Các pha của kì Diễn biến cơ bản trung gian - Là thời kì sinh trưởng của tế bào: Tổng hợp prôtêin, ARN, enzim và năng lượng. Pha G1 - Độ dài pha G1 thay đổi và nó quyết định số lần phân chia của tế bào trong các mô khác nhau. - Chỉ tế bào nào vượt qua điểm kiểm tra G1 mới có khả năng phân chia. Pha S - Diễn ra sự nhân đôi ADN và NST, trung tử. Pha G2 - Diễn ra sự tổng hợp những thành phần còn lại: prôtêin (histôn), prôtêin của thoi phân bào (tubulin). Sau pha G2 sẽ diễn ra qúa trình nguyên phân II. Quá trình nguyên phân - Nguyên phân là kiểu phân bào từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu. - Nguyên phân xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai và phổ biến ở các sinh vật nhân thực. - Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất. 1. Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền) gồm 4 kì: - Kì đầu (2n kép). - Kì giữa (2n kép). - Kì sau (4n đơn). - Kì cuối (2n đơn). 2. Phân chia tế bào chất - Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. - Quá trình phân chia tế bào ở tế bào động vật và thực vật là giống nhau. Chỉ khác ở giai đoạn phân chia tế bào chất. Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo (ở giữa từ ngoài vào) tạo thành 2 tế bào con. Còn ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn từ trung tâm ra. Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ. III. Ý nghĩa 1. Về mặt lí luận: - Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sinh vật đơn bào nhân thực. - Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên. - Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính. - Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân. 2. Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. ---------------------------------------------------------------------------------------------Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -3Bài 19: GIẢM PHÂN I. Những diễn biến cơ bản của giảm phân - Giảm phân là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín. - Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp. - Đặc điểm của giảm phân: + Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần ở pha S thuộc kì trung gian. + Ở kì đầu của giảm phân I, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa 2 trong 4 crômatit không chị em. 1. Giảm phân 1 và giảm phân 2 Lần Những diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân Kì đầu: (2n kép) Kì giữa: (2n kép) Giảm phân Kì sau: (2n kép) Kì cuối: (n kép) 1 Kết quả: 1 TB (2n) 2 TB (n kép). GP 1 Giảm phân 2 Kì trung gian (n kép): Kì trung gian diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi của NST. Kì đầu (n kép) Kì giữa (n kép) Kì sau (2n đơn) Kì cuối (n đơn) Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào (2n) GPI 2 TB (n kép) GPII 4 tế bào (n đơn). II. Ý nghĩa của giảm phân 1. Về mặt lí luận: - Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục. - Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể. 2. Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống. * Lưu ý: Giảm phân là cơ chế tạo ra các giao tử. Sau giảm phân, các tế bào con biệt hóa thành các giao tử. Tuy nhiên, quá trình này khác nhau ở giới đực và giới cái. - Ở giới đực: 1 tế bào sinh tinh tạo ra 4 tế bào con, cả 4 tế bào đều được biệt hóa thành tinh trùng. - Ở giới cái: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra 4 tế bào con, chỉ 1 trong 4 tế bào phát triển thành trứng, 3 tế bào còn lại gọi là thể định hướng, thường bị tiêu biến. Như vậy, 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra 1 trứng. ---------------------------------------------------------------------------------------------Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -4Phần III. SINH HỌC VI SINH VẬT CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I. Khái niệm vi sinh vật Vi sinh vật là tập hợp các sinh vật thuộc nhiều giới, có chung đặc điểm: - Có kích thước hiển vi. - Hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống. - Cơ thể đơn bào (một số là tập đoàn đơn bào). - Nhân sơ hoặc nhân thực bao gồm: + Vi khuẩn thuộc giới khởi sinh: vi khuẩn lam, vi khuẩn lao, vi khuẩn E.coli ... + Giới nguyên sinh: động vật nguyên sinh, vi tảo, nấm nhầy. + Giới nấm: nấm men, nấm sợi ... II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng 1. Các loại môi trường nuôi cấy cơ bản a. Trong tự nhiên: vi sinh vật sống ở hầu hết các môi trường, kể cả môi trường khắc nghiệt. b. Trong phòng thí nghiệm: Căn cứ vào chất dinh dưỡng người ta chia môi trường nuôi cấy thành 3 loại: - Môi trường tự nhiên: Là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men... - Môi trường tổng hợp: Là môi trường trong đó có các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Ví dụ: MgSO4 1,5g/l, NaCl3g/l. m - Môi trường bán tổng hợp: Là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt bò, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng. 2. Các kiểu dinh dưỡng (kiểu chuyển hoá): Căn cứ vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng và hoá dị dưỡng. Kiểu dinh dưỡng Quang tự dưỡng Nguồn năng lượng Ánh sáng Nguồn cacbon chủ yếu CO2 Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Hoá tự dưỡng Chất vô cơ (NH4+, NO2) CO2 Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Ví dụ Tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh, vi khuẩn hidro... Vi sinh vật lên men, hoại sinh... CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Bài 25, 26: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT I. Khái niệm về sinh trưởng - Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. - Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trải qua nhiều giai đoạn (pha) khác nhau. - Thời gian thế hệ: + Thời gian từ khi một tế bao sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia tạo thành 2 tế bào con hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g). + Thời gian thế hệ khác nhau tùy từng loài và điều kiện nuôi cấy. Ví dụ: Trong điều kiện nuôi cấy thuận lợi ta có thời gian thế hệ vi khuẩn E.coli là 20 phút, vi khuẩn lao 1000 phút, trùng đế giày 24 giờ ... + Số lượng vi khuẩn (tế bào) trong quần thể được tính theo công thức: Nt = N0 x 2n. Trong đó Nt là số tế bào tại thời điểm t, N0 là số lượng tế bào ban đầu, n là số lần phân chia (số thế hệ) = tổng thời gian / thời gian thế hệ. ---------------------------------------------------------------------------------------------Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -5II. Các hình thức sinh sản của vi sinh vật 1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ - Phân đôi: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi (phân bào không tơ vô sắc). - Nảy chồi: Vi khuẩn tía sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân nhánh. - Bằng bào tử: + Sinh sản bằng ngoại bào tử (hình thành bên ngoài tế bào dinh dưỡng): vi sinh vật dinh dưỡng mê tan. + Sinh sản bằng bào tử đốt (hình thành bằng cách phân đốt của sợi dinh dưỡng): xạ khuẩn. 2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực - Phân đôi: tảo lục, tảo mắt, trùng giày, nấm men ... - Nảy chồi: nấm men rượu. - Sinh sản bằng bào tử: có thể dạng bào tử vô tính hoặc bào tử hữu tính tiếp hợp (nấm sợi). Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. Chất hoá học 1. Chất dinh dưỡng - Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng: + Các hợp chất hữu cơ như cacbohidrat, lipit, prôtêin... là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật. + Các hợp chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo... có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hoá enzim. - Ngoài các chất trên ra, một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng, ví dụ axít amin,vitamin ... Tuỳ thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta chia vi sinh vật thành 2 nhóm: + Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu. + Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không sinh trưởng được trong môi trường tối thiểu. 2. Các chất ức chế sinh trưởng - Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật. - Một số chất hoá học thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm, xử lí nước sạch...để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các hợp chất phenol, các loại cồn, iốt, clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng (bạc, thuỷ ngân...), các anđêhit, các loại khí êtilen oxit (10 – 20%), các chất kháng sinh. II. Các yếu tố vật lí 1. Nhiệt độ: Ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: - Vi sinh vật ưa lạnh: Thường sống ở các vùng Nam cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ ≤ 150 C. - Vi sinh vật ưa ấm: Sinh trưởng ở nhiệt độ tối ưu là 20 - 400 C. - Vi sinh vật ưa nhiệt: Sinh trưởng ở nhiệt độ tối ưu là 55 - 650 C. - Vi sinh vật ưa siêu nhiệt: Sinh trưởng ở nhiệt độ tối ưu là 85 - 1100 C. 2. Độ ẩm - Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hoá học tham gia vào các quá trình thuỷ phân các chất. Nhìn chung, vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn còn nấm sợi có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp. Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sinh trưởng của từng nhóm sinh vật. 3. Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP ... Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính:vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. + Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính, sinh trưởng tốt ở pH 6 – 8 và ngừng sinh trưởng ở pH < 4 hoặc pH > 9. + Số ít vi khuẩn và đa số nấm (nấm men, nấm sợi) ưa pH axit, khoảng 4 – 6. + Nhiều vi khuẩn ưa kiềm sinh trưởng tốt ở pH > 9 đôi khi ở pH > 11. 4. Ánh sáng ---------------------------------------------------------------------------------------------Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -6- Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng ... - Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. Ví dụ: tia tử ngoại (độ dài sóng 250 - 260nm) thường làm biến tính axit nucleic; các tia Rơghen, tia Gama và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100nm) làm ion hóa các protein và axit nucleic dẫn đến đột biến hay gây chết. 5. Áp suất thẩm thấu: Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn. Tóm lại: Nghiên cứu các yếu tố vật lí, hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật để từ đó có biện pháp ngăn ngừa sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hại, có ứng dụng trong đời sống. VD: Ứng dụng của các yếu tố vật lí có thể ức chế sinh trưởng của vi sinh vật như: phơi nắng, sấy khô, dùng cloramin để thanh trùng ... CHƯƠNG III. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM BÀI 29 : CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT I. Khái niệm: Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử prôtêin, sống kí sinh nội bào bắt buộc. II. Cấu tạo Lõi: (ADN hoặc ARN) Nuclêocapsit (Kết cấu cơ bản) Virut Vỏ: Prôtêin (Capsit gồm nhiều đơn vị hình thái là capsome) Vỏ ngoài : Do lớp kép lipit và prôtêin tạo thành (Vỏ ngoài chỉ có ở một số loại virut) - Gồm 2 thành phần cơ bản : + Lõi là axit nuclêic, có thể là ADN 1 sợi hay ADN 2 sợi hoặc ARN 1 sợi hay 2 sợi . + Vỏ là phân tử prôtêin (gọi là capsit) : được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme. - Tổ hợp axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nucleôcapsit (kết cấu cơ bản). - Một số virut còn có thêm vỏ ngoài cấu tạo từ lớp kép lipit và prôtêin. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprôtêin đóng vai trò là kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. III. Hình thái Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp). - Cấu trúc xoắn: như virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, virut sởi, quai bị ... - Cấu trúc khối: như virut bại liệt, mụn cơm, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung) ... - Cấu trúc hỗn hợp: như phage T2 (virut kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là thể thực khuẩn), virut đậu mùa ... BÀI 30 : SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ I. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ (lấy ví dụ ở phage) Chu kì nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn hấp phụ, giai đoạn xâm nhập, giai đoạn tổng hợp, giai đoạn lắp ráp và giai đoạn phóng thích. 1. Giai đoạn hấp phụ Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ. 2. Giai đoạn xâm nhập - Đối với phage thì chỉ có phần lõi được luồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài. - Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ. 3. Giai đoạn sinh tổng hợp Virut sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ một số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp). 4. Giai đoạn lắp ráp ---------------------------------------------------------------------------------------------Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -7Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành virut hoàn chỉnh. 5. Giai đoạn phóng thích: Virut sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài. - Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc (chu trình tan). - Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà. Bài 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I. Bệnh truyền nhiễm 1. Bệnh truyền nhiễm - Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. - Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut ... - Để gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp. 2. Phương thức lây truyền Tuỳ loại vi sinh vật mà có thể theo có các con đường khác nhau: - Truyền ngang: Qua hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục... - Truyền dọc: Từ mẹ truyền sang thai nhi. 3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut - Bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp ... - Bệnh đường tiêu hóa: Viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột ... - Bệnh hệ thần kinh: Viêm não, viêm màng não, bại liệt, bệnh dại ... - Bệnh lây qua đường sinh dục: HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B ... - Bệnh da: Đậu mùa, mụn cơm, sởi ... II. Miễn dịch - Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. - Miễn dịch được chia làm 2 loại miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu: 1. Miễn dịch không đặc hiệu: là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng. Ví dụ: da và niêm mạc, nước mắt, dịch axit dạ dày ... 2. Miễn dịch đặc hiệu: là miễn dịch xảy ra khi có sự xâm nhập của kháng nguyên. Được chia làm 2 loại miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Điểm phân Miễn dịch thể dịch Miễn dịch tế bào biệt Đặc điểm Sản xuất ra kháng thể nằm trong dịch thể Có sự tham gia của các tế bào T độc (có (máu, sữa, dịch hạch bạch huyết). nguồn gốc từ tuyến ức). Tác dụng Làm nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các độc tố do chúng tiết ra. Tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc và ngăn cản sự nhân lên của virut. 3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm: Tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. ---------------------------------------------------------------------------------------------Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn