Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CHƯƠNG TRÌNH DỰ THẢO MÔN CÔNG NGHỆ

dc9a6207a72dc14034a9ad96dd9ed7d1
Gửi bởi: Võ Hoàng 27 tháng 1 2018 lúc 21:28:53 | Được cập nhật: hôm qua lúc 18:18:42 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 738 | Lượt Download: 1 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN CÔNG NGHỆ (Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018) Hà Nội, tháng 01 năm 20182 MỤC LỤC Trang I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ..................................................................................................................................................... 3II.QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................... 4III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ....................................................................................................................................... 5IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ..................................................................................................................................................... 6V.NỘI DUNG GIÁO DỤC ................................................................................................................................................ 10LỚP ........................................................................................................................................................................ 12LỚP ........................................................................................................................................................................ 14LỚP ........................................................................................................................................................................ 15LỚP ........................................................................................................................................................................ 17LỚP ........................................................................................................................................................................ 18LỚP ........................................................................................................................................................................ 21LỚP ........................................................................................................................................................................ 22TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP ................................................................................. 27LỚP 10 ...................................................................................................................................................................... 27LỚP 11 ...................................................................................................................................................................... 29LỚP 12 ...................................................................................................................................................................... 31TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ................................................................................. 34LỚP 10 ...................................................................................................................................................................... 34LỚP 11 ...................................................................................................................................................................... 38LỚP 12 ...................................................................................................................................................................... 41VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ....................................................................................................................................... 45VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ........................................................................................................................... 46VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ......................................................................... 47TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ...................................................................................................................................... 553 I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Công nghệ là tri thức có hệ thống về quy trình và kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin, bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ thì khoa học hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người. Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ cho học sinh được thực hiện từ lớp đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ tiểu học và môn Công nghệ trung học. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật) trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền. Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô-đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn. Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ có trách nhiệm hình thành và phát triển các năng lực chung cốt lõi, các phẩm chất chủ yếu đã được đề cập trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với việc coi trọng phát triển tư duy thiết kế, giáo dục công nghệ có ưu thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Môn Công nghệ trường phổ thông có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với Toán học và Khoa học. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM phổ thông một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng nhiều quốc gia trên thế giới.4 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình giáo dục công nghệ tuân thủ quan điểm xây dựng chương trình đã nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó, quan điểm định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh là tư tưởng chủ đạo. Với quan điểm này, chương trình môn Công nghệ xác định khung năng lực công nghệ, thể hiện rõ cơ hội hình thành và phát triển năng lực đặc thù môn học, năng lực chung cốt lõi trong mỗi mạch nội dung, chủ đề của môn học. Việc hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù là định hướng quan trọng, xuyên suốt trong xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục của môn học. Bên cạnh đó, xây dựng Chương trình môn Công nghệ nhấn mạnh các quan điểm sau: Khoa học, thực tiễn: Chương trình môn Công nghệ dựa trên các thành tựu về lí luận dạy học kĩ thuật; tham chiếu các mô hình giáo dục kĩ thuật, công nghệ đang được sử dụng phổ biến trên thế giới như mô hình định hướng lao động thủ công, mô hình giáo dục kĩ thuật tổng hợp, mô hình công nghệ đại cương, mô hình thiết kế kĩ thuật và mô hình định hướng kĩ thuật tương lai. Cùng với đó, chương trình môn Công nghệ được xây dựng bám sát, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Kế thừa, phát triển: Chương trình môn Công nghệ mới kế thừa những thành tựu, những ưu điểm của chương trình hiện hành đã được kiểm chứng trong thực tiễn trên các phương diện về quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, nội dung, chuẩn cần đạt, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đồng thời, Chương trình giáo dục công nghệ mới được xây dựng trên cơ sở những tiếp cận mới về giá trị môn học, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Hội nhập, khả thi: Chương trình môn Công nghệ phản ánh xu hướng quốc tế mà nổi bật là coi thiết kế kĩ thuật là một trong những tư tưởng chủ đạo của giáo dục công nghệ, đặc biệt là cấp trung học phổ thông. Bên cạnh đó, chương trình tính tới những yếu tố đặc thù Việt Nam, thực trạng đội ngũ và cơ sở vật chất để đảm bảo tính khả thi của chương trình giáo dục mới. Hướng nghiệp: Giáo dục công nghệ có lợi thế và là một trong những con đường giáo dục hướng nghiệp chủ yếu cho học sinh. Chương trình giáo dục công nghệ thực hiện chức năng giáo dục hướng nghiệp trên cả hai phương diện định hướng và trải nghiệm nghề nghiệp. Nội dung hướng nghiệp trong giáo dục công nghệ đồng bộ, nhất quán với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác trong tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông. Mở, linh hoạt: Thế giới công nghệ rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi. Chương trình môn Công nghệ một mặt phản ánh được những tri thức phổ thông, hành dụng, thiết thực, cốt lõi, và ổn định mà tất cả học sinh đều phải có;5 mặt khác, đảm bảo được tính mở nhằm đáp ứng sự đa dạng, phong phú của công nghệ, nhu cầu, sở thích của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Chương trình môn Công nghệ hướng tới thúc đẩy giáo dục STEM và phản ánh được tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu giáo dục chung Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển các năng lực giao tiếp, sử dụng, đánh giá, thiết kế và hiểu biết công nghệ; góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp; chuẩn bị cho học sinh các tri thức nền tảng để theo học các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ theo cả hai hướng hàn lâm và giáo dục nghề nghiệp. Cùng với các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 2. Mục tiêu giáo dục từng cấp học 2.1. Mục tiêu giáo dục cấp tiểu học Giáo dục công nghệ tiểu học góp phần hình thành phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cốt lõi đã được mô tả trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; bước đầu hình thành và phát triển các năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật. Kết thúc tiểu học, học sinh sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế, làm được những sản phẩm công nghệ đơn giản theo tưởng của bản thân và theo hướng dẫn; nói, viết, vẽ, trao đổi được các thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; đưa ra được nhận xét mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; phân biệt được công nghệ với tự nhiên và vai trò của công nghệ đối với đời sống. 2.2. Mục tiêu giáo dục cấp trung học cơ sở Giáo dục công nghệ trung học cơ sở tiếp tục phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi, năng lực công nghệ học sinh đã tích lũy được tiểu học. Kết thúc trung học cơ sở, học sinh đọc được thông số kĩ thuật, nhận biết và sử dụng đúng cách một số dụng cụ kĩ thuật, sản phẩm, quá trình công nghệ trong gia đình; trao đổi được thông tin về sản phẩm, quá6 trình công nghệ thông qua lập và đọc bản vẽ kĩ thuật đơn giản; thiết kế và đánh giá được sản phẩm kĩ thuật đơn giản thuộc lĩnh vực cơ khí, kĩ thuật điện; có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của một số quá trình sản xuất như nông lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp; có tri thức và trải nghiệm về lựa chọn nghề, góp phần lựa chọn đúng hướng đi sau trung học cơ sở. 2.3. Mục tiêu giáo dục cấp trung học phổ thông Giáo dục công nghệ trung học phổ thông tiếp tục hoàn thiện năng lực và phẩm chất học sinh đã tích lũy được sau khi kết thúc trung học cơ sở. Kết thúc trung học phổ thông, học sinh có được những hiểu biết tổng quan, đại cương và định hướng nghề về công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ, vai trò và ảnh hưởng của công nghệ với đời sống xã hội, mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học; có đủ tri thức, năng lực công nghệ nền tảng phù hợp với các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ thuộc một trong hai định hướng Công nghiệp và Nông nghiệp mà các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực công nghệ Năng lực công nghệ bao gồm năm năng lực thành phần có mối quan hệ, tương hỗ lẫn nhau là: năng lực hiểu biết công nghệ, năng lực giao tiếp công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ, năng lực đánh giá công nghệ và năng lực thiết kế công nghệ. Trong chương trình này, các năng lực thành phần của năng lực công nghệ được diễn giải như sau: Hiểu biết công nghệ (a): Là năng lực phản ánh nội dung học tập phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong môi trường kĩ thuật, công nghệ chủ yếu Việt Nam. Giao tiếp công nghệ (b): Là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ, để diễn tả hiểu biết công nghệ; được dùng trong quá trình thiết kế, sử dụng, đánh giá kĩ thuật, công nghệ. Sử dụng công nghệ (c): Là năng lực tiếp cận, khai thác, loại bỏ các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, đảm7 bảo tính hiệu quả, sự an toàn cho người, thiết bị và môi trường sống. Đánh giá công nghệ (d): Là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, nghĩa, chất lượng, kinh tế, tác động môi trường, và những mặt trái nếu có của kĩ thuật, công nghệ. Thiết kế công nghệ (e): Là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ theo cấp học TIỂU HỌC a1. Hiểu biết công nghệ a1.1 Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con người tạo ra. a1.2 Thấy được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường. a1.3 Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con người. a1.4 Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân. a1.5 Biết được tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp. a1.6 Mô tả được sơ lược những nét chính trong nghề nghiệp của người thân trong gia đình. b1. Giao tiếp công nghệ b1.1 Nói, vẽ hay viết để mô tả được những thiết bị, sản phẩm công nghệ trong gia đình. b1.2 Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. c1. Sử dụng công nghệ c1.1 Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật trong gia đình.8 c1.2 Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. c1.3 Nhận biết và tránh được những tính huống nguy hiểm trong môi trường công nghệ gia đình. d1. Đánh giá công nghệ d1.1 Đưa ra được lý do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ. d1.2 Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ có cùng chức năng. e1. Thiết kế công nghệ e1.1 Nhận biết được đối tượng trong tự nhiên và đồ vật do con người làm ra. e1.2 Tự làm được một số đồ vật đơn giản theo tưởng của bản thân từ những vật liệu đơn giản, gần gũi. TRUNG HỌC CƠ SỞ a2. Hiểu biết công nghệ a2.1 Nhận diện được môi trường công nghệ và tác động của nó tới các hoạt động trong gia đình. a2.2 Nhận thức được một số vấn đề cơ bản về vai trò, các quá trình kĩ thuật và công nghệ, các nghề nghiệp có liên quan của một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam như Nông Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Công nghiệp. Thực hiện được một số công việc đơn giản minh hoạ cho các quá trình kĩ thuật, công nghệ nói trên. a2.3 Nhận thức được một số tri thức cơ bản về nghề nghiệp, hệ thống giáo dục quốc dân, thị trường lao động, một số lí thuyết và phương pháp lựa chọn nghề. a2.4 Hiểu biết về bản thân trong mối quan hệ với đặc điểm gia đình, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp và các hoạt động hướng học, hướng nghiệp. a2.5 Khái quát được một số thông tin chính về các ngành nghề địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở. a2.6 Tóm tắt được các tri thức, kĩ năng cơ bản của một số quá trình kĩ thuật, công nghệ có tính nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. b2. Giao tiếp công nghệ b2.1 Biểu diễn được sản phẩm kĩ thuật hay tưởng thiết kế đơn giản bằng bản vẽ kĩ thuật.9 b2.2 Đọc và hiểu được các bản vẽ, kí hiệu, quy trình kĩ thuật của một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu. c2. Sử dụng công nghệ c2.1 Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng cho phần lớn các thiết bị, sản phẩm công nghệ trong gia đình. c2.2 Vận hành đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. c2.3 Phát hiện sớm, đề xuất được giải pháp xử lý các tình huống mất an toàn cho người và sản phẩm công nghệ trong gia đình. c2.4 Thực hiện được một số thao tác sơ cứu đơn giản cho người trong những tình huống khẩn cấp. d2. Đánh giá công nghệ d2.1 Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm công nghệ trên các phương diện về chức năng, độ bền, tính thẩm mỹ, tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng. d2.2 So sánh được sản phẩm này với sản phẩm khác và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. e2. Thiết kế công nghệ e2.1 Phát hiện được nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh cụ thể. e2.2 Đề xuất được giải pháp, hiện thực hoá và kiểm nghiệm giải pháp. e2.3 Tạo được sản phẩm có yếu tố mới dựa trên quy trình thiết kế và kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật. TRUNG HỌC PHỔ THÔNG a3. Hiểu biết công nghệ a3.1 Làm rõ được một số vấn đề về bản chất kĩ thuật, công nghệ; mối quan hệ công nghệ với con người, tự nhiên, xã hội; mối quan hệ công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; đổi mới và phát triển công nghệ, phân loại, thiết kế và đánh giá công nghệ mức đại cương. a3.2 Hiểu biết được tổng quan, đại cương về những vấn đề nguyên lý, cốt lõi, nền tảng, có tính chất định hướng nghề cho học sinh của một số công nghệ phổ biến thuộc một trong hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp. a3.3 Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân; đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong mối quan hệ với một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.10 a3.4 Tìm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của một số ngành, nghề ưa thích. a3.5 Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân. b3. Giao tiếp công nghệ b3.1 Sử dụng được các bản vẽ kĩ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ kĩ thuật, công nghệ. b3.2 Dùng được một số phần mềm đồ hoạ để biểu diễn, nâng cao tính trực quan cho các tưởng thiết kế. c3. Sử dụng công nghệ c3.1 Khái quát hoá được nguyên tắc sử dụng một số sản phẩm kĩ thuật, công nghệ an toàn, hiệu quả. c3.2 Tim hiểu được chức năng, cách thức sử dụng của một số thiết bị kĩ thuật, công nghệ thông qua tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. d3. Đánh giá công nghệ d3.1 Lập luận và đưa ra được những đánh giá có cơ sở về xu hướng kĩ thuật, công nghệ. d3.2 Đưa ra được những lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm kĩ thuật, công nghệ. e3. Thiết kế công nghệ e3.1 Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thiết kế, các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế, quy trình thiết kế, các nghề nghiệp liên quan tới thiết kế. e3.2 Sử dụng được một số công cụ công nghệ thông tin đơn giản hỗ trợ thiết kế. e3.3 Vận dụng được tư duy thiết kế trong tìm tòi, sáng tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống, xã hội. Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ vừa là mục tiêu vừa là cơ sở để biên soạn yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề, mạch nội dung của môn học. Do đó, yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng trong các chủ đề, mạch nội dung phản ánh đầy đủ yêu cầu cần đạt của năng lực công nghệ. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC