Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chương 3 và chương 4 Sinh vật và môi trường Sinh 9

85f03cbc6d3c08b1b650d56193bf4b71
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 0:28:10 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 14:40:51 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 496 | Lượt Download: 12 | File size: 0.015658 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Chương III và chương IV phần sinh vật và môi trường 1.Xã hội nông nghiệp: Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất ở, canh tác và chăn thả gia súc, đã làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Những hoạt động đó đã tích luỹ được nhiều giống vật nuôi, cây trồng và hình thành cac hệ sinh thái trồng trọt 2. Xã hội công nghiệp: Con người đã sản xuất bằng máy móc, tác động mạnh mẽ vào môi trường sống: tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, phá đi nhiều diện tích rừng trên Trái đất. Đô thị hóa ngày càng tăng lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và cây trồng trọt làm tăng nguy có môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh. 3.Những hoạt động của con người tác động tới môi trường tự nhiên Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đó là: gây xói mòn đất, lũ lụt, làm giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi, giảm đa dạng sinh thái. 4.Những biện pháp bảo vệ môi trường của địa phương là: trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước, cải tạo đất bạc màu, không săn bắn chim. 5.Các biện pháp bảo vệ môi trường -Không vứt rác bừa bãi - tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường - thôn xã phải có trách nhiệm thuê xe đổ rác và sử lí rác đúng nơi quy định - tuyên truyền mọi người không được xã rác bừa bãi - thành lập nhiều thùng rác ở nơi công cộng - mọi người phải có ý thức tự giác , chỉ ra những cá nhân không có ý thức giữ gìn ệ sinh chung - nhà nước phải đưa ra nhiều điều luật phạt nặng những người vô ý thức Sau đây là đề để ôn học kì II (phần đề thi mình không soạn,được sưu tầm ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1: Để góp phần bảo vệ môi trường tự hiên, cần xóa bỏ hành vi nào sau đây? [A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng B.Xử lí rác thải và không ném rác bữa bãi ra môi trường C. Vận động những người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên D.Du canh, du cư 2: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu là: A. Khai thác khoáng sản B.Săn bắt động vật hoang dã C.Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt D.Chăn nuôi gia súc 3: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong nông nghiệp có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường? A. Bón phân hữu cơ B.Dùng thiên địch C.Dùng thuốc bảo vệ thực vật vừa phải D.Bón phân vi sinh 4: Nguồn gốc tạo ra các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường sống là do: A. Khí thải do đốt cháy nhiên liệu B.Các chất thải từ sinh vật như: phân, xác chết động vật … bị phân hủy C.Các vụ thử vũ khí hạt nhân D.Các chất thải rắn: bao bì nhựa, cao su … 5: Nếu không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên thì điều gì sẽ xảy ra? A. Làm ô nhiễm môi trường sống B.Làm suy thoái môi trường C.Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên D.Làm cho con cái mai sau không có nơi sống II- PHẦN TỰ LUẬN: 1: a. Hãy phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ? b. Vì sao phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên? 2: Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Dê, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật, thỏ, cỏ, mèo rừng, sâu hại thực vật. a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên. [/B] b. Nếu các loại sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên và xác định mắc xích chung ( trừ cỏ và vi sinh vật). 3: a. Tại sao nói nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú?b. Cần phải làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?"