Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 0:33:04 | Được cập nhật: hôm kia lúc 11:17:24 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 532 | Lượt Download: 3 | File size: 0.45824 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một
văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong
sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới
và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn
đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền
thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản
sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
- Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả
Lê Anh Trà.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên
cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng
ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
b)Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
c)Ý nghĩa văn bản
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho
thấy cốt cách Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra
một vấn đề của thời kì hội nhập : tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời
phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ.
- Tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
1

-----------------CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại:
phương châm về lượng, phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong
hoạt động giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động
giao tiếp.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung :
nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu,
không thừa.
- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà
mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2. Luyện tập
- Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng.
- Phát hiện lỗi liên quan đến Phương châm về lượng trong một đoạn văn
cụ thể.
- Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về chất.
- Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm về chất trong một đoạn văn cụ
thể.
3. Hướng dẫn tự học
Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng.
-----------------------SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2

2. Kỹ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết
minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh gồm có kể chuyện,
tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa…
- Tác dụng : góp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết
minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc.
- Lưu ý khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật tạo lập văn bản thuyết
minh, cần phải :
- Bảo đảm tính chất của văn bản.
- Thực hiện được mục đích thuyết minh.
- Thể hiện các phương pháp thuyết minh.
2. Luyện tập
- Xác định văn bản đã cho đáp ứng những yêu cầu nào của văn bản thuyết
minh.
- Chỉ ra tác dụng của phương pháp thuyết minh được vận dụng trong văn
bản cụ thể.
- Chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn
bản thuyết minh cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
-----------------------LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết
minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái
kéo…)
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết về viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử
dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Bài thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích giới thiệu công dụng,
cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.
3

- Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như tự thuật, kể
chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa,…có tác dụng làm cho bài viết hấp dẫn, sinh
động.
2. Luyện tập
- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Xác định yêu cầu của một đề bài thuyết minh cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài.
- Trình bày dàn ý trước lớp.
- Tìm biện pháp nghệ thuật để viết phần mở bài trong dàn ý nêu trên.
3. Hướng dẫn tự học
Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
văn bản thuyết minh Họ nhà kim (Ngữ văn 9, tập một, tr.16).
------------------------

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
G.G. Mác-két
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang,
chiến tranh hạt nhân.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn
bản.
- Hệ thống luận đểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến
nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa
bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được
nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
- Văn bản trích trong bản tham luận Thanh gươm Đa-Mô-Clét của nhà
văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển,Ác-hen-ti-na, Hi
Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc
chạy đua vũ trang.
- Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.
4

b) Nghệ thuật
- Có lập luận chặt chẽ.
- Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
c) Ý nghĩa văn bản
- Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của
G.G.Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
3. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
- Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của
nhân loại được thể hiện trong văn bản.

-----------------------CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại:
phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức,
phương châm lịch sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm
lịch sự.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm
lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ,
phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ
thể.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao
tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn,
rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người
khác.
2. Luyện tập
- Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm quan hệ.
- Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm quan hệ trong một đoạn văn cụ
thể.
5

- Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm cách
thức.
- Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm cách thức trong một đoạn văn
bản cụ thể.
- Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm lịch sự.
- Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm lịch sự trong một đoạn văn bản
cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một hội thoại.
-----------------------SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn
thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tác dụng của yếu tố miêu trả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng
thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới
thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn gnữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết
minh.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Hệ thống kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Các yếu tố miêu tả : những yếu tố làm hiện lên đặc điểm, tính chất nổi
bật về hình dáng, kích thước, vóc dáng, cách sắp xếp, bài trí…
- Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho việc thuyết minh về đối tượng thêm
cụ thể, sinh động, hấp dẫn, làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn
tượng.
2. Luyện tập
- Xác định đúng văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với văn
bản miêu tả.
- Chỉ ra và nêu rõ được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả trong văn
bản thuyết minh.
- Viết đoạn văn thuyết minh ngắn với đối tượng là sự vật quen thuộc có sử
dụng yếu tố miêu tả.
3. Hướng dẫn tự học
6

Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu
tả.
-----------------------LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản
thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
III.Hướng dẫn thực hiện
1. Củng cố kiến thức
- Miêu tả có thể làm cho sự vật hiện tượng, con người hiện lên cụ thể
sinh động.
- Có thể sử dụng câu miêu tả, đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết
minh để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc những điểm riêng của
đối tượng thuyết minh.
- Các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh thực hiện nhiệm vụ của
thuyết minh là cung cấp thong tin chính xác những đặc điểm lợi ích
của đối tượng.
1. Luyện tập
- Tìm đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Tìm chi tiết của đối tượng trong bài văn thuyết minh cần miêu tả.
- Viết câu văn miêu tả cho những chi tiết cần thiết của ddoois tượng
trong văn bản thuyết minh.
- Viết lại một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Hướng dẫn tự học.
- Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý.
- Vết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
-----------------------TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng động quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức cơ hội và
nhiệm vụ của chúng ta.
7

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng .
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật
dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được
nêu trong văn bản.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được
các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ, sâu sắc.
- Văn bản được trích trong tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về
quyền trẻ em họp ngày 30 tháng 9 năm 1990 tại trụ sở Liên Hợp quốc ở Niu Ooc
- Văn bản trình bày theo các mục, phần.
2. Đọc hiểu văn bản
a, Nội dung
- Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là vấn đề mang
tính nhân bản.
- Những thảm họa bất hạnh với trẻ em là thách thức với toàn thế giới.
- Những thuận lợi để bảo đảm quyền trẻ em.
- Những đề xuất.
b. Hình thức
- Gồm có 17 mục, chia thành 4 phần.
- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
c,Ý nghĩa văn bản.
Văn bản nêu nhân thức đúng đắn và hành động phải lmf vì quyền trẻ em.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về quyền trẻ em.
------------------------

8

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao
tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc
không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội
thoại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại
2. Luyện tập
- Phát hiện lời nói vi phạm phương châm hội thoại và phân tích.
- Lí giải nguyên nhân
3. Hướng dẫn tự học
Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về vận dụng hoặc vi phạm phương
châm hội thọai.
-----------------------XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ
ngữ xưng hô tiếng Việt.
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
- Phân tích để thấy rõ quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn
bản cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
9

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có từ chỉ quan hệ gia đình và một số từ
chỉ nghề nghiệp.
- Hệ thống từ xưng hô tiếng Việt phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu
cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình
huống giao tiếp để xưng hô thích hợp.
2. Luyện tập
- Xác định các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong văn bản cụ thể.
- Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm một số ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn
trọng người khác.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuậ
của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ
đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại
truyền kỳ.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự
có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Học sinh nắm được phần chú thích * trong SGk
- về tác phẩm:
+ Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Truyền kì mạn lục.
+ Nguồn gốc cảu các truyện trong tác phẩm.
+ Nhân vật mà Nguyễn Dữ chọn kể.
+ Hình thức nghệ thuật.
2. Đọc hiểu văn bản
a. Nội dung
10

- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương
- Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người
phụ nữ tiết hạnh.
b,Nghệ thuật
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Sáng tạo về nhân vật, cách kể chuyện
- Tạo nên một kết thúc không mòn sáo.
c,Ý nghĩa văn bản
- Truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngựi ca vẻ đẹp truyện
thống của người phụ nữ Việt Nam.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu thêm về tác giả và tác phẩm Truyền kì mạn lục.
- Nhớ được một số từ Hán Việt trong văn bản.
-----------------------CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp của một người hoặc
một nhân vật.
- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình
tạo lập văn bản.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Có hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ của một người, một nhân vật:
+ Dẫn trực tiếp.
+ Dẫn gián tiếp.
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp.
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp.
2. Luyện tập
- Tìm lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp trong một văn bản cụ thể.
- Chuyển lời nhân vật thành lời dẫn gián tiếp.
Viết đoạn văn ngắn.
3. Hướng dẫn tự học
Sửa chữa lỗi trong việc sử dụng hai cách dẫn trwucj tiếp và gián tiếp.
-----------------------SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
11

Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng
tiếng Việt là biến đổi và phát triển của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ
ẩn dụ, hoán dụ.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Từ ưng không ngừng bổ sung và phát triển.
- Một trong ngững cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát
triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
Có hai phương thức chủ yếu để biến đổi phát triển nghĩa của từ: ẩn dụ và
hoán dụ.
2. Luyện tập
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Nhận biết các phương thức phát triển nghĩa của từ.
Xác định nghĩa của từ trong cụm từ và câu.
- Tìm các ví dụ.
- Phân biệt pép tu từ ẩn dụ với phương thức ẩn dụ trong việc tạo nghĩa
mới của từ.
3. Hướng dẫn tự học
Đọc một số mục trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển…
-----------------------LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù
hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
- Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện,…)
- Yêu cầu cần đạt của văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng:
Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiên thức
- Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự.
2. Luyện tập
12

- Lựa chọn các văn bản tóm tắt một văn bản cho phù hợp với mục đích sử
dụng.
- Lựa chọn các sự kiện trong một văn bản truyện cho việc tóm tắt.
-Sắp xếp các sự kiện thuộc một tác phẩm theo trình tự hợp lí.
- Tóm tắt tác phẩm dưới dạng đề cương.
- Tóm tắt một tác phẩm thành một văn bản ngắn với độ dài quy định.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp để hoàn chỉnh văn bản tóm tắt.
3. Hướng dẫn tự học
- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tó tắt theo mục đích.
- Tóm tắt một tác phẩm vừa đọc theo mục đích.
-----------------------CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ trung tuỳ bút)
Phạm Đình Hổ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kỳ trung đại.
- Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tuỳ bút trong Chuyện cũ
trong phủ chúa Trịnh.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại.
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bon quan lại thời Lê
- Trịnh.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút
thời kỳ trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản tuỳ bút thời trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Ở thế kỉ XVIII, XIX, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến
Việt Nam đã tác động không nhỏ đến tầng lớp nho sĩ. Trong đó, Phạm Đình Hổ
là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì không gặp thời.
- Vũ trung tùy bút là tập tùy bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết
khoảng đầu đời Nguyễn. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như
nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên
cứu về địa lí, lịch sử, xã hội…
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong những áng văn xuôi giàu
chất hiện thực trong Vũ trung tùy bút.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm :
13

+ Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài,…Ý nghĩa khách
quan của sự việc cho thấy cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa.
+ Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh,…để
thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào
trong phủ.
- Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại :
+ Thủ đoạn : nhờ gió bẻ măng, vu khống,…
+ Hành động : dọa dẫm, cướp, tống tiền,…
- Thái độ của tác giả : thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả
bản chất của bọn quan lại.
b) Nghệ thuật
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
- Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con
người.
- Miêu tả sinh động : từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây
quý về trong phủ, từ những âm thanh khác lạ trong đêm đến hành động trắng
trợn của bọn quan lại,…
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình
của tác giả trước hiện thực.
c) Ý nghĩa văn bản
Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời
sống xã hội.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm Vũ trung tùy bút.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong
văn bản.
-------------------HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Hồi thứ mười bốn (trích)
Ngô gia văn phái
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái về
phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu
thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân
Thanh, đánh đuổi giặc ngoại xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kỹ năng:
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
14

- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực
nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên
quan.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có nhiều
biến động lịch sử : sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của kẻ thù
xâm lược.
- Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì – dòng họ
nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Oai (nay
thuộc Hà Nội).
- Tác phẩm :
- Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc
chiến đấu chống xâm lược nhà Thanh qua các sự kiện lịch sử
- Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch và
sự thảm bại của quân tướng Tôn Sỹ Nghị khi tháo chạy về nước.
- Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt
với bọn giặc xâm lược.
b) Về nghệ thuật
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn
giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật,
sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà
Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cuớp nước.
c) Ý nghĩa văn bản
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh
người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích.
- Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong
đoạn trích.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong
văn bản.
-----------------------SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt
là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
15

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Việc tạo từ ngữ mới.
- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước
ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát
triển bằng hai cách khác :
- Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất
trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
2. Luyện tập
- Tìm mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới.
- Tìm một vài từ ngữ mới được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây
nhất, giải thích ý nghĩa của các từ ngữ ấy.
- Nhận biết từ mượn, nguồn gốc của từ mượn.
3. Hướng dẫn tự học
Tra từ điển để xác định ý nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được
sử dụng trong các văn bản đã học.
-----------------------TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của
Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học
trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong tác phẩm văn học trung
đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả
văn học trung đại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu tác giả
- Cuộc đời Nguyễn Du
- Sáng tác
16