Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 7

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 0:34:00 | Được cập nhật: hôm qua lúc 4:43:26 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 686 | Lượt Download: 12 | File size: 0.372736 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VĂN 7
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Theo LÍ LAN)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt:
đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai
nhân loại.
- Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với
cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày
khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt nam ngày nay, giáo dục
đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
Cổng trường mở ra là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà
trường và trẻ em.
2. Đọc – hiểu văn bản
a)
Nội dung
Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con:
+ trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một.
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, khoogn thể nào quên của bản than về ngày đầu tiên đi học.
+ Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục với thế hệ tương
lai.
b)
Nghệ thuật
Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
c)
Ý nghĩa văn bản
Văn bản thể hiện tấm long, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn
của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản than về ngày khai trường đầu tiên.
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
----------------------------------------------------------------MẸ TÔI
(Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ A-MI-XI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính
trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức

1

- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc
đến trong bức thư.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Ét – môn – đô- đơ A – mi – xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a. Những tấm long cao cả là tác
phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
- Văn bản gồm hai phần, phần 1 là lời kể của En-ri-co, phần 2 là toàn bộ bức thư của người bố
gửi cho con trai là En-rico.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hoàn cảnh người bố viết thư: En-ri-co nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm
nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ và nhận ra lỗi lầm, bố viết thưu cho En-ri-co.
- Phần lớn nhất câu chuyện là bức thư khiến En-ri-co “xúc động vô cùng”. Mỗi dòng thư đều là
lời của người cha:
+ Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-co.
+ Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia
đình.
+ Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.
b) Nghệ thuật
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tuyj, giàu đức hi
sinh.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của
người cha với con.
c) Ý nghĩa văn bản
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối cới mỗi con người.
3. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối
với cha mẹ.
--------------------------------------------TỪ GHÉP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng
lập.
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý.
Lưu ý: Học sinh đã học về từ ghép ở Tiểu học nhưng chưa tìm hiểu sâu về các loại từ ghép.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần
diễn đạt cái khái quát.

2

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
a) Từ ghép chính phụ
- là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
b) Từ ghép đảng lập
- Là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
- Có tính chất hợp nghĩa
2. Luyện tập
- Nhận biết từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Điền them tiếng vào các tiếng cho trước để tạo từ ghép đẳng lập.
- Tìm hiểu nghĩa và cấu tạo một số từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
3. Hướng dẫn tự học
Nhận diện từ ghép trong một văn bản đã học.
----------------------------------------------------LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản.
- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biế và phân tích liên kết của các văn bản.
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung.
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có
nghĩa, dễ hiểu. làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Liên
kết thể hiện ở nội dung và hình thức.
- Phương tiện lien kết: các từu ngữ, các câu văn thích hợp.
2. Luyện tập
- Sắp xếp các câu văn cho trước theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính lien kết.
- Chỉ ra tính lien kết trong đoạn văn cụ thể.
- Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để các câu liên kết với nhau.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm hiểu, phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học.
------------------------------------------------------------------CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Theo KHÁNH HOÀI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may
rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.

3

- Kể và tóm tắt truyện.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung.
- Tình trạng lí hôn là một thực tế đau long mà nạn nhân đnags thương là những đứa trẻ.
- Đây là một văn bản nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a) Nội dung
- Hoàn cảnh xảy ra các sự việc trong truyện: bố mẹ Thành và Thủy li hôn.
- Truyện chủ yếu kể về cuộc chia tay của 2 anh em.
- Tình cảm gắn bó của 2 anh em Thành và Thủy.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống tâ, lí.
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất.
Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ.Gợi suy nghĩ về cách ứng xử của người làm cha, mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
3. Hướng dẫn tự học
- Đặt nhân vật thủy vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt truyện.
- Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai an hem Thành, Thủy.
-----------------------------------------------------------BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố
cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài làm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản
nói (viết) cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn bản được viết phải có bố cục rõ rang. Bố cục là sựu bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo
một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Điều kiện khi sắp xếp bố cục:
+ Nội dung các phần các đoạn phải thống nhất chặt chẽ, phân biệt rành mạch.
+ Trình tự sắp xếp các phần, đoạn phải lô gic, làm rõ ý đồ người viết.
- Bố cục: 3 phần mở bài, than bài, kết bài.
2. Luyện tập
- Phân tích để nhận ra bố cục văn bản
- Nhận xét cách xây dựng bố cục 1 văn bản cụ thể.
- Tự xây dựng bố cục cho bài văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Xác định bố cục và nhận xét bố cục 1 bài văn tự chọn.
------------------------------------------------------MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản
có mạch lạc.
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc – hiểu văn bản và thực tiến tạo lập văn
bản viết, nói.

4

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần theiét của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nói, viết mạch lạc.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn bản cần phải mạch lạc
- Điều kiện để có một văn bản mạch lạc:
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung
xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản nối tiếp nhau một cách trình tự rõ rang, hợp lí, trước
sau hô ứng để làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc.
2. Luyện tập
- Tìm chủ đề chung cho văn bản cụ thể.
- Chỉ rõ sự hợp lí của trình tự nối tiếp giữa các phần, đoạn, câu trong văn bản cụ thể.
- Luyện tập viết đoạn văn có tính mạch lạc.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản đã học
------------------------------------------------------------CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao.
- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm
gia đình.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài
ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Dân ca: những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn
xướng.
- Ca dao: Lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phogn cách nghệ thuật chung với
lời thơ của dân ca.
- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm con
người Việt Nam.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nhân vật trữ tình trong các ca dao về tình cảm gia đình: người ông, bà, cha, mẹ đối với con
cháu; con cháu đối với ông bà; an hem đối với nhau,…
- Những tình cảm được biểu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gai đình: tình yêu thương, lòng
biết ơn, nỗi nhớ,…
b) Nghệ thuật
- Biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tang cấp,..
- Giọng điệu ngọt ngào, trang nghiêm

5

- Diễn tả tình cảm qua những mô típ
- Thể thơ lục bát và biến thể
c) Ý nghĩa của văn bản
Tình cảm gia đình là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long những bài ca dao
- Sưu tầm một số bài ca dao khác có nội dung tương tự
--------------------------------------------------------NHỮNG CÂU HÁT HAY VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất
nước, con người.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê
hương, đất nước, con người.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài
ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tình yêu quê hương đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống
tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Tên núi, tên song, tên vùng đất với nhứng nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của
từng địa danh.
- Tình yêu chân chất, tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lịch sử, truyền thống văn hóa quê
hương đất nước.
b) Nghệ thuật
- Lời hỏi đáp, chào hỏi, lời nhắn gửi… gợi hơn tả.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
c) Ý nghĩa văn bản
Bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
3. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm những bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự.
------------------------------------------------------------------TỪ LÁY
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy vần)
- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy.
- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ láy.
- Các loại từ láy.
2. Kỹ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.

6

- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu
cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
- đặc điểm về nghĩa của từ láy
2. Luyện tập
- xác định từ láy, nhận diện từ láy, phân biệt từ láy với từ ghép, đặt câu với từ láy cho trước.
3. Hướng dẫn tự học
Nhận diện từ lấy trong một văn bản đã học.
-----------------------------------------------------QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có
phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn
bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc – hiểu văn bản và thực tiễn nói.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
2. Kỹ năng:
Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- các bước tạo lập văn bản.
2. Luyện tập
- Xác định chủ đề một văn bản cụ thể.
- Xác định trình tự nối tiếp các phần, các câu trong một văn bản.
- Phân biệt mục lớn và nhỏ, nhận biết sự mạch lạc giữa các mục đó ở một dàn bài cụ thể.
- Nhận xét tính mạch lạc của một văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Tập viết đoạn văn có tính mạch lạc.
- Ra đề bài TLV số 1
-----------------------------------------------------------------NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các
bài ca dao than thân.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu những câu hát than thân.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Hiện thực đời sống của người lao động dưới chế dộ cũ.
- Thể hiện niềm tâm sự của những tầng lớp bình dân.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nhân vật trữ tình trong những bài hát than than

7

- Nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ.
- Nỗi niềm cảm thông với những người bất hạnh, buồn đau.
b) Nghệ thuật
- Cách nói: than cò, than em,…; sủ dụng thành ngữ; các biện pháp tu từ.
c) Ý nghĩa văn bản
- Thể hiện tình thần nhân đạo, cảm thông.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết cảm nhận về bài ca dao mà em cho là hay nhất
-------------------------------------------------------------NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.
- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu những câu hát châm biếm.
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất: than thở ,
trữ tình; cười cợt, châm biếm.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội
- thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm với những thói hư, tật xấu, hủ tục.
b) nghệ thuật
- sử dụng hình thức giễu nhại, cách nói hàm ý, tạo cái cười châm biếm, hài hước.
c) ý nghĩa văn bản
- Thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những người thuộc tầng lớp bình dân.
3. Hướng dẫn tự học
Viết cảm nhaanjv ề bài ca dao em cho là hay nhất. Sưu tầm những bài ca dao khác có nội dung
tương tự
--------------------------------------------------------------------ĐẠI TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ.
- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Lưu ý: học sinh đã học về đại từ ở Tiểu học
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm đại từ
- Các loại đại từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.
- Sử dụng đại từ phù hợp vớ yêu cầu giao tiếp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm địa từ.
- các loại đại từ.

8

2. Luyện tập
- Tìm và phân loại đại từ
- xác định nghĩa, tìm ví dụ, đặt câu có đại từ, ..
3. Hướng dẫn tự học
- Xác định địa từ trong 2 bài ca dao vừa học ở tiết trước.
----------------------------------------------------------------LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các
bước của quá trình tạo lập văn bản.
- Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của học
sinh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Văn bản và quy trình tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Liên kết, bố cục, mạch lạc, quá trình tạo lập văn bản.
2. Luyện tập
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý và sắp xếp ý thành bố cục
- Diễn đạt thành câu văn
- Nhẫn xét, bổ sung dàn bài.
3. Hướng dẫn tự học
- Bổ sung lại dài bài cho hoàn chỉnh.
-------------------------------------------------------------SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà – LÝ THƯỜNG KỆT (?))
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn
hà.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm
lược.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích tơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
- Ý chí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, độc lạp dân tộc.
b) nghệ thuật
- Thể thơ ngắn gọn, súc tích.

9

- Từ ngữ hung hồn đanh thép.
c) ý nghĩa
- Thể hiện niềm tin sức mạnh chính nghĩa.
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long. Nắm nội dung văn bản.
---------------------------------------------------------------PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Tụng giá hoàn kinh sư – TRẦN QUANG KHẢI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang
Khải.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể hện loại thơ tứ tuyệt.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ ngũ tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) nội dung
- Hào khí của dân tộc ta ở thời Trần.
- Phương châm giữ nước bền vững.
b) Nội dung
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
- diễn đạt cô đúc, dồn nén, giọng điều hào sảng, hân hoan, tự hào.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ, nắm nội dung.
-------------------------------------------------------TỪ HÁN VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ Hán Việt.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm yếu tố Hán Việt
- Các loại từ ghép Hán Việt
- Trật tự sắp xếp các yếu tố trong từ ghép hán Việt.
2. Luyện tập

10

- Phân biệt nghĩa các yếu tố Hán Việt.
- Tìm các từ Hàn Việt có chưa các yếu tố hán Việt
- Tìm 5 từ Hán Việt và xác định các yếu tố.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học trong các văn bản.
-----------------------------------------------------------------------TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong
văn bản.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
- Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm văn bản biểu cảm
- Các thể loại
- Đặc điểm văn biểu cảm.
- Các cách biểu cảm.
2. Luyện tập
- nhận biết đoạn văn biểu cảm.
- Kể tên bài văn biểu cảm đã học
- Xác định nội dung biểu cảm trong đoạn văn
3. Hướng dẫn tự học
- Vận dụng kiến thức để tìm heieur văn bản cụt hể.
-----------------------------------------------------------------BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Hướng dẫn tự học)
(Thiên Trường vãn vọng – TRẦN NHÂN TÔNG)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất
ngôn tứ tuyệt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Bức tranh làng quê thôn đã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông – người sau này trở thành
vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức.
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc – hiểu một văn
bản cụ thể.
- Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê
hương.

11

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
- Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã.
- Con người nhà thơ
- Nghệ thuật đặc sắc.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ.
---------------------------------------------------BÀI CA CÔN SƠN (hướng dẫn tự học)
(Trích Côn Sơn ca - NGUYỄN TRÃI)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích
được dịch theo thể thơ lục bát.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại thơ lục bát.
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
- Cảnh trí Côn Sơn
- Hình tượng nhân vật “ta”
- Đặc sắc nghệ thuật
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ, Nắm nội dung.
--------------------------------------------------TỪ HÁN VIỆT
(Tiếp theo)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kĩ năng
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tác dụng từ Hán Việt
- Cách sử dụng
2. Luyện tập
- Chọn từ Hán Việt thích hợp; giải thích nghĩa, nhận xét việc sử dụng trong một số trường hợp.
3. Hướng dẫn tự học

12

- Tìm hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt
-----------------------------------------------------ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
- Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc - hiểu văn bản.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Các cách biể cảm
- Tình cảm phải trong sáng, chân thực.
2. Luyện tập
- Nhận biết tình cảm qua đoạn văn. Cách biểu cảm và tác dụng
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu đặc điểm văn biểu cảm qua văn bản đã học.
----------------------------------------------------ĐỂ VĂN BIỂU CẢM
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đâu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
2. Luyện tập
- Cho văn bản mẫu: xác định đối tượng biểu cảm, chỉ ra tư tưởng tình cảm trong bài, lập dàn ý,
chỉ ra phương thức biểu cảm.
3. Hướng dẫn tự học
- Rèn các bước làm bài văn biểu cảm.
------------------------------------------------------SAU PHÚT CHIA LI
(hướng dẫn tự học)
(Trích Chinh phụ ngâm khúc)
(Nguyên tác: ĐẶNG TRẦN CÔN - dịch Nôm: ĐOÀN THỊ ĐIỂM?)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.

13

- Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm
khúc.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý
nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.
- Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ
ngâm khúc.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
- Tâm trạng người chinh phụ sau phút chia li
- Lòng cảm thông sâu sắc cảu tác giả
- Nghệ thuật đặc sắc
- Ý nghĩa: tố cáo chiến tranh phi nghĩa, long cảm thông với nỗi khát khao hạnh phúc của người
phụ nữ.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
---------------------------------------------------BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hướng dẫn tự học)
(HỒ XUÂN HƯƠNG)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật chữ Nôm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Ý nghĩa tả thực
- Ngụ ý sâu sắc.
b) nghệ thuật
- thơ đường luật
- ngôn ngữ bình dị, gần gũi.
- xây dựng hình ảnh sáng tạo.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung.
-------------------------------------------------QUAN HỆ TỪ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm quan hệ từ.

14

- Nhận biết quan hệ từ.
- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
Lưu ý: học sinh đã học về quan hệ từ ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm quan hệ từ.
- Cách sử dụng quan hệ từ.
2. Luyện tập
- Tìm quan hệ từ trong một đoạn văn
- Điền quan hệ từ vào chỗ trống
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ.
3. Hướng dẫn tự học
- Phân tích ý nghĩa câu văn có sử dụng quan hệ từ.
-----------------------------------------------------------------LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại biểu cảm.
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị viết bài văn biểu cảm.
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết đoạn văn, đọc và sửa chữa.
2. Luyện tập
- Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm.
- Thực hành với một đề văn cụ thể
-----------------------------------------------------------------------QUA ĐÈO NGANG
(BÀ HUYỆN THANH QUAN)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu
biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan .
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

15

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bức tranh cảnh vật
- Tâm trạng con người
b) nghệ thuật
- Thể thơ Đường Luật
- Tả cảnh ngụ tình
- Nghệ thuật đối. Sử dụng các từ ngữ gợi cảm.
c) Ý nghĩa văn bản
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ của tác giả trước cảnh vật đèo Ngang.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ. Nắm nội dung.
-----------------------------------------------------BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
(NGUYỄN KHUYẾN)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tình bạn đậm đà thân thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường
luật thất ngôn bát cú.
- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của
Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Lời chào bạn đến chơi nhà.
- Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn
- cái nhìn thông thái, niềm vui tác giả khi đón bạn vào nhà.
b) Nghệ thuật
- Sáng tạo nên tình huống khỏ xử, hài hước.
- vận dụng ngôn ngữ gần gũi, điêu luyện.
3. Hướng dẫn tự học
- học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài.
------------------------------------------CHỮA LỖI VỂ QUAN HỆ TỪ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức

16