Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 12, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

fda7cc64c54456cad1156d6c02206837
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:43:20 | Được cập nhật: 6 giờ trước (14:46:31) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 294 | Lượt Download: 6 | File size: 0.100864 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BÀI 37. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khái quát chung

- Diện tích 54,7 nghìn km2 - chiếm 16,5% diện tích cả nước.

- Dân số: 5,8 triệu người chiếm 6,0% ds cả nước ( 2019).

- Tây Nguyên bao gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

- Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

=>Thuận lợi giao lưu kinh tế với các vùng và các nước, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

a. Điều kiện phát triển: Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp

- Đất và địa hình:

+ Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng, bề mặt bằng phẳng.

+ Đất ba dan, tầng phong hoá sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với quy mô lớn Thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu :

+ Có tính chất cận xích đạo, có 2 mùa khô – mưa rõ rệt, mùa khô kéo dài phơi sấy và bảo quản sản phẩm.

+ Phân hoá theo độ cao Trồng cây nhiệt đới và cận nhiệt.

- Các điều kiện khác: Dân cư và lao động, cơ sở chế biến được cải thiện, nhu cầu của thị trường…

- Hạn chế: Mùa khô kéo dài, CNCB còn hạn chế, thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.

b. Hiện trạng sản xuất và phân bố (tình hình sản xuất).

* Cà phê: Là cây quan trọng số 1

- Diện tích 450 nghìn ha (2006) , chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha)

- Phân bố:

+ Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

+ Cà phê vối trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Mê Thuột nổi tiếng về chất lượng.

* Chè: Là vùng chè lớn thứ 2 cả nước, sau vùng TD và MNBB. Chè được trồng ở Lâm Đồng, Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước.

* Cao su: là vùng trồng cao su lớn thứ 2 sau vùng ĐNB, trồng ở Gia Lai, Đắk Lắk.

Ngoài ra, Tây Nguyên còn trồng các cây công nghiệp lâu năm khác : ca cao, hồ tiêu, điều

c. ý nghĩa và giải pháp

* ý nghĩa

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên

- Góp phần phân bố lại dân cư và lao động.

- Giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại chỗ và lao động thời vụ.

- Tạo ra tập quán sản xuất mới cho người dân: sản xuất nông nghiệp hàng hóa

* Giải pháp

- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi (đảm bảo phát triển bền vững).

- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

- Đẩy mạnh chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.

2. Khai thác và chế biến lâm sản

* Tiềm năng

- Độ che phủ rừng lớn nhất cả nước (60%), chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

- Trong rừng có nhiều gỗ quý (Cẩm lai, gụ mật, nghiến,…), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu,…)

* Hiện trạng

Diện tích rừng của Tây Nguyên qua các năm (ĐV: Nghìn ha)

Năm

2008

2012

2014

2018

Tổng diện tích

2928,7

2903,9

2567,1

2557,4

Rừng tự nhiên

2731,4

2594

2253,8

2207

Rừng trồng

197,3

309,9

313,3

350,4

- Tài nguyên rừng đang bị suy giảm.(giảm độ che phủ và trữ lượng các loại gỗ quý).

+ Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên giảm.

+ Diện tích rừng trồng tăng.

- Tình hình khai thác và xuất khẩu gỗ

+ Sản lượng khai thác biến động: Từ 600 – 700 nghìn m3 xuống còn 200- 300 nghìn m3/năm.

Sản lượng gỗ khai thác ở Tây Nguyên qua các năm (ĐV: nghìn m3)

Năm

1995

2000

2005

2010

2018

Sản lượng

415,3

372,8

309,3

416,5

685,7

+ Gỗ cành, gỗ ngọn chưa được tận thu.

+ XK gỗ chưa qua chế biến.

* Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp

- NN: phá rừng, cháy, xây dựng thuỷ điện,…

- Hậu quả:

+ Giảm lớp phủ thực vật (suy giảm tài nguyên rừng),trữ lượng các loại gỗ quý.

+ Đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật.

+ Hạ mực nước ngầm vào mùa khô.

- Biện pháp

+ Ngăn chặn nạn phá rừng.

+ Khai thác hợp lí, đi đôi với khoanh nuôi và trồng rừng mới.

+ Đẩy mạnh giao đất giao rừng.

+ Đẩy mạnh chế biến gỗ và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi:

* Tiềm năng thuỷ điện lớn: Thứ 2 cả nước, tập trung trên các hệ thống sông: Xê xan, Xrêpôk, Đồng Nai

* Hiện trạng

- Các nhà máy thuỷ điện đang hoạt động:

+ Xê Xan: Yaly, Xê xan 3, Xê xan 3A

+ Xrêpôk: Đrây Hling

+ Đồng Nai: Đa Nhim

- Các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng: Xê xan 4, Xrêpôk 4, Buôn kuôp,…

* Ý nghĩa:

- Phát triển các ngành công nghiệp.

- Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm.

- Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào mùa mưa.

- Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Tây nguyên bao gồm mấy tỉnh?

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8

Câu 2. Diện tích tự nhiên của vùng Tây nguyên gần (nghìn km²)

A. 54,7 B. 51,5. C. 44,4. D. 23,6

Câu 3. Số dân vùng Tây nguyên năm 2006 là gần (triệu người)

A. 8,9 B. 4,9. C. 17,4. D. 12

Câu 4. Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp đã

A. Thu hút lao động .

B. Đa dang hóa cơ cấu cây công nghiệp

C. Tạo ra tập quán sản xuất mới cho người dân.

D. Thu hút lao động và tạo ra tập quán sản xuất mới cho người dân. .

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

  1. Nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ.

  2. Giáp với miền hạ Lào Đông Bắc Campuchia.

  3. Giáp với vùng Đông Nam Bộ.

  4. Giáp biển Đông.

Câu 6. Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên?

A. Đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu đa dạng, rừng còn nhiều.

C. Nhiều tài nguyên khoáng sản.

D. Trữ năng thủy điện tương đối lớn.

Câu 7. Loại khoáng sản có trữ lượng hàng tỉ tấn ở Tây Nguyên là

A. Crôm. B.Mangan. C. Sắt. D. Bôxit.

Câu 8. Trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông

A. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai. B. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc.

C. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng. D. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc.

Câu 9. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên?

A. Là vùng thưa dân cư nhất nước ta.

B. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.

C. Nhiều lao động lành nghề, cán bộ khoa học thuật.

D. Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ người chưa biết đọc biết viết còn cao.

Câu 10. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là

A. Đa Nhim. B. Yaly. C. Buôn Kuôp. D. Đồng Nai 4

Câu 11. Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là

A. Nhà ngục Kon Tum. B. Nhà Rông

C. Lễ hội già làng. D. Không gian văn hóa Cồng chiêng

Câu 12. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là

A. Đất rừng ngày càng bị thu hẹp.

B. Công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn

C. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên

D. Các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi

Câu 13. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào

A. Đất đỏ badan thích hợp

B. Khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ

C. Độ cao của các cao nguyên thích hợp

D. Có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp

Câu 14. Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là

A. Giàu chất dinh dưỡng

B. Có tầng phong hóa sâu

C. Tập trung với những mặt bằng rộng lớn

D. Phân bố chủ yếu ở các cao nguyên 400-500 m

Câu 15. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là

A. Ngăn chặn nạn phá rừng

B. Khai thác rừng hợp li đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới

C. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng

D. Đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn

*********

Bài 39. KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Diện tích: 23,6 nghìn km2, (chiếm 7,5% diện tích cả nước) – Dân số: hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước – Gồm các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. – Vị trí :Tiếp giáp, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và biển Đông. – Nằm liền kề Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải Nam Trung Bộ. – Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế --> thuận lợi giao lưu ,phát triển tổng hợp kinh tế biển

*Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu : Là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư KHKT, vốn nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH, để vừa đẩy mạnh phát triển KT cao, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và vừa bảo vệ môi trường.

II. KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU

1. Trong công nghiệp

Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất, nổi bật với các ngành công nghiệp cao như : luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm… – Việc phát triển công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. + Một số nhà máy thuỷ điện đựơc xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), Thác Mơ (150MW) trên sông Bé, Cần Đơn (ở hạ lưu của nhà máy thuỷ điện Thác Mơ). Dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng (75MW) dự kiến hoàn thành vào năm 2010. + Các nhà máy điện tuôc bin khí sử dụng khí thiên nhiên đựơc xây dựng và mở rộng: Trung tâm điện lực Phú Mĩ, công suất thiết kế hơn 4.000MW (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức… + Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất được đầu tư xây dựng. + Đường dây siêu cao áp 500 KV Hoà Bình – Phú Lâm (Tp. Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mĩ – Nhà Bè, Nhà Bè – Phú Lâm…Hàng loạt công trình 220 KV, các công trình trung thế, hạ thế được xây dựng theo quy hoạch. – Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. Do vậy cần phải luôn luôn quan tâm vấn đề môi trường; phát triển công nghiệp tránh làm tổn hại đến du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.

2. Trong khu vực dịch vụ

Các ngành DV ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu KT của vùng. – Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động DV ngày càng phát triển đa dạng : dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch… – Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ

3. Trong nông – lâm nghiệp

a. Nông nghiệp

+ Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng: Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây CN trong vùng. -Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương – Bình Phước) sẽ giúp chia sẽ một phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Tây, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. -Nhờ giải quyết được nước tưới về muà khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà dẫn đến : Nhờ vậy, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng hàng năm cũng tăng và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn. + Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. – Những vườn cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới, nên sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên. – Vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu, điều. – Cây mía và đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.

b. Lâm nghiệp

+ Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm. – Cần phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn. – Các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

4. Phát triển tổng hợp kinh tế biển  Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển. + Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa  Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, đã và đang được khai thác. Các bể dầu khí lớn của nước ta như : Nam Côn Sơn, Cửu Long đều gắn với vùng ĐNB. Nhiều mỏ dầu khí đã được khai thác như : Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây…Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng khai thác dầu khí cả nước. + Khai thác và nuôi trồng thủy sản – Có nguồn lợi hải sản phong phú ở vùng biển, chiếm gần 40% trữ lượng cá biển của cả nước. Khai thác thủy sản tại các ngư trường trọng điểm liền kề như : Ninh Thuận – Bình Thuận – BR-VT và cả ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. – Nuôi trông thủy sản ven bờ, có nhiều diện tích rừng ngập mặn có thể kết hợp nuôi tôm, nuôi trồng ở các hải đảo. + Du lịch biển – Có các bãi biển có giá trị (Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải…) có giá trị đối với hoạt động du lịch. – Nguồn nước khoáng (Bình Châu…), khu dự trữ sinh quyển (Cần Gìơ) có khả năng thu hút khách du lịch. + Giao thông vận tải biển – Khả năng xây dựng và mở rộng hệ thống cảng ở TP. HCM và BR-VT. – Khả năng mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế do nằm kề các tuyến hàng hải quốc tế.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Đồng Nai       B. Bà Rịa – Vũng Tàu

C. BÌnh Dương       D. Long An

Câu 2: ý nào không đúng là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ ?

A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu

B. Có cửa ngõ thông ra biển

C. Có tiềm năng lớn về đất phù sa

D. Có địa hình tương đối bằng phẳng

Câu 3: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là

A. Dầu khí       B. Bôxit

C. Than       D. Crôm

Câu 4: Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là

A. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn

B. Thiếu nước về mùa khô

C. Hiện tượng cát bay, cát lấn

D. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài

Câu 5: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn

B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn

C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm

D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC

Câu 6: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ

A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao

B. Sông có giá trị hơn về thủy điện

C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn

D. Có tiềm năng lớn về rừng

Câu 7: So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng

A. Có cơ cấu kinh tế phát triển nhất

B. Có số dân ít nhất

C. Có nhiều thiên tai nhất

D. Có GDP thấp nhất

Câu 8: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Hạn chế về trình độ hơn

B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường

C. Có trình độ học vấn cao hơn

D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

Câu 9: Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

A. Tiền năng đât badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn

B. Khí hậu có sự phân mùa

C. Khí hậu cận xích đạo

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Câu 10: Biểu hiện nào không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta ?

A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước

B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước

C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước

D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước

*********

Bài 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khái quát chung

- Diện tích: Hơn 40 000km2.

- Dân số: Hơn 17,4 triệu người (2006)

- ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố

- Vị trí địa lí: Giáp ĐNB, CPC, Vịnh Thái Lan, Biển Đông

-> VTĐL thuận lợi cho giao lưu kinh tế với ĐNB , với CPC và phát triển các ngành kinh tế biển.

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

a. Thế mạnh:

* Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu của ĐBSCL ( chủ yếu là đất phù sa, tính chất phức tạp). Đất gồm 4 nhóm, có 3 nhóm đất chính:

- Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tích đồng bằng), phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.

- Đất phèn: 1,6 triệu ha (41%), phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.

- Đất mặn: 75 vạn ha (19%), phân bố thành vành đai ven Biển Đông và ven vịnh Thái Lan

- Các loại đất khác: 40 vạn ha, phân bố rải rác.

* Khí hậu : Cận xích đạo, chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-270C, số giờ nắng 2200-2700 giờ, lượng mưa 1300- 2000mm thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp

* Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt

* Sinh vật

- Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (CM, Bạc Liêu…) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp…).

- Động Vật: Có giá trị hơn cả là cá và chim.

* Tài nguyên biển: có hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

* Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi, than bùn, ngoài ra còn có dầu khí bước đầu đã được khai thác. phát triển công nghiệp sản xuất VLXD, dầu khí.

b. Hạn chế

- Mùa khô kéo dài (t12 – t4) dẫn đến thiếu nước, nước mặn xâm nhập vào đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất, tăng diện tích đất nhiễm mặn.

- Diện tích của đồng bằng phần lớn là đất phèn, đất mặn, cùng với thiếu nước vào mùa khô gây khó khăn cho việc sử dụng và cải tạo.

- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế – xã hội.

- Cháy rừng, sạt lở bờ sông, bờ biển.

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐBSCL nên cần đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt để thau chua rửa mặn (cải tạo đất để mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh, năng cao hệ số sử dụng đất).

+ Phát triển thủy lợi: Xây dựng các công trình thủy lợi.

+ Chia ruộng thành các ô thửa nhỏ để dễ dàng thau chua, rửa mặn.

+ Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.

- Duy trì và bảo vệ rừng nhằm đảm bảo sự cân bằng sinh thái

- Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL cần gắn với hoạt động kinh tế của con người:

+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến.

+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền trong khai thác kinh tế biển để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.

+ Chủ động sống chung với lũ.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

A. Cần Thơ, Long Xuyên. B. Cà Mau, Sóc Trăng.

C. Cà Mau, Rạch Giá. D. Cần Thơ, Cà Mau.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các khu kinh tế ven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long?

A. Định An, Bạc Liêu. B. Định An, Năm Căn.

C. Năm Căn, Rạch Giá. D. Định An, Kiên Lương

Câu 3. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đất mặn. B. Đất xám.

C. Đất phù sa ngọt. D. Đất phèn.

Câu 4. Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL là

A. Thiếu nước ngọt vào mùa khô, xâm nhập mặn.

B. Diện tích rừng bị giảm sút mạnh.

C. Triều cường, địa hình thấp.

D. Bão, lũ thường xuyên xảy ra

Câu 5. Tỉnh nào có diện tích lúa nhiều nhất vùng?

A. Vĩnh Long. B. Cần Thơ.

C. Kiên Giang. D. Đồng Tháp

Câu 6. Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ mấy của cả nước?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 7. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần:

(1). Giải quyết tốt vấn đề nước ngọt

(2). Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn

(3). Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

(4). Cải tạo diện tích đất hoang thành diện tích đất thổ cư

(5). Xây dựng hệ thống thủy lợi tốt.

Số nhận định đúng là:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5

Câu 8. Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản

B. Đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản

C. Đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản

D. Đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.

Câu 9. Khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đá vôi, than bùn, dầu khí B. Dầu khí, than bùn, ti tan

C. Đá vôi, than bùn, thiếc D. Dầu khí, titan, đá vôi

Câu 10. Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp

A. Khai thác sinh vật biển, khoáng sản phát triển du lịch biển

B. Mặt biển, đảo, quần đảo đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn

C. Vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch

D. Kết hợp du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển du lịch miệt vườn

**********