Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề TUẦN HOÀN - VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN (Tiếp theo). Lớp 8

34a148bca8db19419a76c63467b46b72
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 11:26:16 | Được cập nhật: hôm kia lúc 23:10:51 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 517 | Lượt Download: 13 | File size: 0.579132 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 13/10/2019 Tuần: 8+9 Ngày dạy: 16/10; 23/10; 26/10/2019 Tiết: 16+17+18 TÊN CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN – VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN SỐ TIẾT : 03 TIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng. - Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể. - Nêu được chu kì hoạt động của tim. - Nêu được khái niệm huyết áp. - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Trình bày điều hòa tim và hệ mạch bằng thần kinh. - Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. b. Kỹ năng - Vẽ được sơ đồ tuần hoàn máu. - Vận dụng kiến thức liên môn Vật lí để trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Biết cách rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim. - Biết vận dụng kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. c. Thái độ - Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch và ý thức rèn luyện để có hệ tim mạch khỏe mạnh. 2. Phát triển các năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực giáo dục thể chất; Năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát trên tranh ảnh, mô hình, sơ đồ; Năng lực phân tích hình ảnh, sơ đồ; Năng lực so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận. II. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  Mục tiêu - Bằng kiến thức thực tiễn của cuộc sống, tạo tình huống có vấn đề để học sinh đề xuất được một số biện pháp bảo vệ hệ tim mạch cho cơ thể. - Phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.  Nội dung: Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ hệ tim mạch cho cơ thể.  Phương thức tổ chức: Phương pháp đóng vai - Tổ chức tạo tình huống: Học sinh bị béo phì mắc chứng xơ vữa động mạch. Cuộc trò chuyện: “Béo phì gây bệnh xơ vữa động mạch ở trẻ em” của bác sỹ với bệnh nhân. - Học sinh nhận định được những thói quen ăn uống không tốt, ít vận động dẫn đến thừa cân, béo phì là không nên. Học sinh đề xuất các biện pháp để phòng tránh tình trạng béo phì, góp phần bảo vệ hệ tim mạch cho cơ thể.  Sản phẩm - Kết quả nhận định và đề xuất các biện pháp để tránh tình trạng béo phì, góp phần bảo vệ hệ tim mạch cho cơ thể học sinh. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC  Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng. - Phân tích được chu kì hoạt động của tim. - Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể. - Vẽ được sơ đồ tuần hoàn máu. - Nêu được khái niệm huyết áp. - Trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh. - Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. - Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch và ý thức rèn luyện để có hệ tim mạch khỏe mạnh. - Phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phân tích hình ảnh, mô hình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.  Nội dung - Mô tả được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng. - Phân tích được chu kì hoạt động của tim và giải thích được tại sao tim hoạt động suốt đời mà không cần phải nghỉ ngơi. - Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể. - Vẽ được sơ đồ tuần hoàn máu. - Nêu được khái niệm huyết áp. - Vận dụng kiến thức liên môn Vật lí để trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Trình bày điều hòa tim và hệ mạch bằng thần kinh. - Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. - So sánh khả năng làm việc của tim giữa vận động viên với người bình thường để trình bày được ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.  Phương thức tổ chức: Sử dụng kĩ thuật phân tích phim video, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật XYZ. Hoạt động 1: Cấu tạo tim Nhiệm vụ 1: Cá nhân quan sát đoạn phim video “Cấu tạo của tim”, hoàn thành bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống. Cụm từ gợi ý: tự động, thành cơ tim, giống nhau, khác nhau, mô cơ tim, 4, 1, vòng tuần hoàn, mạch máu, van tim, ngăn tim, mô cơ vân, co bóp. Tim thực hiện chức năng (1)………………… tống máu đi và nhận máu về. Bên ngoài, tim được bao bọc bởi màng bao tim, (2) ……………….. quanh tim và lớp dịch. Tim cấu tạo bởi (3)……………………….. và hệ dẫn truyền hưng phấn, giúp tim co bóp nhịp nhàng (4)………………… suốt đời. Tim có cấu tạo gồm (5) ….. ngăn. Các ngăn được ngăn cách hoàn toàn bởi (6)…………………….với độ dày mỏng (7)……………………, giúp tống máu đi và nhận máu về ứng với 2 (8)…………………… Tim có các (9)………………… ngăn cách giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu, đảm bảo cho máu lưu thông theo (10)….. chiều. Nhiệm vụ 2: Quan sát hình 1, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi Hình 1: Chu kì hoạt động của tim 1. Phân tích chu kì hoạt động của tim? ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… …………………. 2. Giải thích tại sao nói: “Tim co bóp hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?” ……………………………………… ……………………………………… ……………………… …………………………………. Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu. Nhiệm vụ 1: Quan sát hình 2, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. Hình 2: Sơ đồ cấu tạo các mạch máu Nội dung Cấu tạo Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch ……………………… ……………………… ………………… Thành mạch ……………………… ……………………… ………………… ……………………… ……………………… ………………… Lòng trong ……………………… ……………………… ………………… ……………………… ……………………… ………………… Đặc điểm khác ……………………… ……………………… ………………… ……………………… ……………………… ………………… ……………………… ……………………… ………………… ……………………… ……………………… ………………… ……………………… ……………………… ………………… ……………………… ……………………… ………………… Chức năng Nhiệm vụ 2: Với đặc điểm cấu tạo, chức năng của tim và hệ mạch, hãy dự đoán chiều dài quãng đường mà máu sẽ được bơm qua? ……………………………………………………………………………………………………… Hoạt động 3: Tuần hoàn máu qua hệ mạch. Nhiệm vụ 1: Quan sát hình 3, tái hiện kiến thức, thảo luận nhóm cặp đôi và hoàn thành các câu hỏi. Hình 3: Sơ đồ vận chuyển máu qua hệ mạch. 1. Điền tên các bộ phận tương ứng với sơ đồ vận chuyển máu qua hệ mạch. Số thứ tự Bộ phận tương ứng Số thứ tự 1 7 2 8 3 9 4 10 5 11 6 12 Bộ phận tương ứng 2. Mô tả sơ đồ vận chuyển máu trong hệ mạch ứng với 2 vòng tuần hoàn? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 3. Nêu chức năng của 2 vòng tuần hoàn? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Nhiệm vụ 2: Hãy dự đoán tốc độ máu được vận chuyển tại động mạch, tĩnh mạch và mao mạch? (Lớn nhất tại đâu? Bé nhất tại đâu?) ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Hoạt động 4: Vận chuyển máu qua hệ mạch Nhiệm vụ: Dựa vào cấu tạo của tim và hệ mạch; sơ đồ vận chuyển máu ở 2 vòng tuần hoàn, tái hiện kiến thức, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi. 1. Nêu khái niệm huyết áp? ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. 2. Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 3. Giải thích ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 4. Hệ thần kinh tham gia điều hòa tim và hệ mạch như thế nào? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Hoạt động 5: Lưu thông bạch huyết. Nhiệm vụ: Quan sát hình 4, cá nhân hoàn thành các câu hỏi. Hình 4: Sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết. 1. Mô tả đường đi của hệ bạch huyết trên sơ đồ? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 2. Nêu các thành phần và chức năng của hệ bạch huyết? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Hoạt động 6: Vệ sinh hệ tuần hoàn. Nhiệm vụ 1: Dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi. 1. Kể một số bệnh tim mạch phổ biến mà em biết? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 2. Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch và một số biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Nhiệm vụ 2: Quan sát bảng khả năng làm việc của tim, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: Bảng: Khả năng làm việc của tim. Các chỉ số Trạng thái Người thường Nhịp tim (số lần/phút) Lúc nghỉ ngơi 75 40 – 60 Lúc hoạt động gắng sức 150 180 – 240 60 75 – 115 90 180 – 210 Lượng máu được bơm của Lúc nghỉ ngơi 1 ngăn tim (ml/lần) Lúc hoạt động gắng sức bình Vận viên động 1. So sánh khả năng làm việc của tim giữa vận động viên với người bình thường? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 2. Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Sản phẩm Hoạt động 1: Cấu tạo tim Nhiệm vụ 1: Kết quả bài tập điền từ. (1) Co bóp ; (2) mạch máu; (3) mô cơ tim; (4) tự động; (5) 4; (6) thành cơ tim; (7) khác nhau; (8) vòng tuần hoàn; (9) van tim; (10) 1. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành các câu hỏi 1. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha: - Pha nhĩ co kéo dài trong 0.1 giây. - Pha thất co (van động mạch mở, van nhĩ thất đóng) kéo dài trong 0.3 giây. - Pha dãn chung (van động mạch đóng, van nhĩ thất mở) kéo dài trong 0.4 giây. 2. Tim co bóp hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi vì trong 1 chu kì hoạt động của tim, thời gian làm việc của các ngăn tim ít hơn so với thời gian làm việc. Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu. Nhiệm vụ 1: Đáp án phiếu học tập. Nội dung Cấu tạo Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Thành mạch Dày , 3 lớp (Mô liên Mỏng, 3 lớp (Mô liên Một lớp biểu bì kết, cơ trơn và biểu bì). kết, cơ trơn và biểu bì). mỏng. Lòng trong Hẹp. Đặc khác Động mạch chủ lớn, Có van một chiều. nhiều động mạch nhỏ. Chức năng điểm Rộng. Hẹp nhất. Nhỏ, phân nhánh nhiều. Đẩy máu từ tim đến các Dẫn máu từ khắp các Trao đổi chất cơ quan vận tốc và áp tế bào về tim vận tốc với tế bào. lực lớn. và áp lực nhỏ. Nhiệm vụ 2: Kết quả dự đoán của học sinh. Hoạt động 3: Tuần hoàn máu qua hệ mạch. 1. Điền tên các bộ phận tương ứng với sơ đồ vận chuyển máu qua hệ mạch. Số thứ tự Bộ phận tương ứng Số thứ tự Bộ phận tương ứng 1 Tâm thất phải 7 Động mạch chủ 2 Động mạch phổi 8 Mao mạch phần trên cơ thể 3 Mao mạch phổi 9 Mao mạch phần dưới cơ thể 4 Tĩnh mạch phổi 10 Tĩnh mạch chủ trên 5 Tâm nhĩ trái 11 Tĩnh mạch chủ dưới 6 Tâm thất trái 12 Tâm nhĩ phải 2. Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ mạch ứng với 2 vòng tuần hoàn - Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất trái (đỏ tươi) Động mạch chủ (đỏ tươi) Trao đổi khí Mao mạch các cơ quan (đỏ thẫm) Tâm thất phải (đỏ thẫm). - Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất phải (đỏ thẫm) Mao mạch các cơ quan Tĩnh mạch chủ nhĩ Tâm phải (đỏ thẫm) Động mạch phổi Phổi (đỏ tươi) Tĩnh mạch phổiTâm nhĩ trái (đỏ tươi) Phổi (đỏ thẫm) Trao đổi khí Tâm thất trái (đỏ tươi). 3. Chức năng của 2 vòng tuần hoàn - Vòng tuần hoàn nhỏ: Mang máu nghèo oxi đến phổi tiến hành trao đổi khí, máu trở nên giàu oxi tiếp tục đi nuôi cơ thể. - Vòng tuần hoàn lớn: Mang máu giàu oxi đến các mô, cơ quan trong cơ thể và tiến hành trao đổi khí. Hoạt động 4: Vận chuyển máu qua hệ mạch Đáp án các câu hỏi: 1. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. 2. Sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch: Tốc độ vận chuyển của máu giảm dần từ động mạch tới tĩnh mạch và tới mao mạch. 3. Tốc độ vận chuyển máu trong mao mạch chậm để phù hợp với chức năng trao đổi chất. 4. Hệ thần kinh tham gia điều hòa tim và hệ mạch: - Khi nhịp tim tăng, tim co bóp mạnh, thể tích máu trong động mạch tăng tạo áp lực lên thành động mạch, làm xuất hiện xung thần kinh hướng tâm đi đến trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát xung thần kinh li tâm tới tim làm giảm nhịp tim. - Khi nhịp tim giảm, thể tích máu và áp lực máu lên thành động mạch giảm, kích thích xung thần kinh hướng tâm đi đến trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát xung thần kinh li tâm tới tim giúp tăng nhịp tim. Hoạt động 5: Lưu thông bạch huyết. Nhiệm vụ: Đáp án các câu hỏi. 1. Mô tả đường đi của hệ bạch huyết Mao mạch bạch huyết  Mạch bạch huyết  Hạch bạch huyết  Mạch bạch huyết  Ống bạch huyết  Tĩnh mạch. 2. Các thành phần và chức năng của hệ bạch huyết - Phân hệ bạch huyết nhỏ: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đưa về tĩnh mạch máu. - Phân hệ bạch huyết lớn: Thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể. Hoạt động 6: Vệ sinh hệ tuần hoàn. Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi. 1. Một số bệnh tim mạch phổ biến như bệnh huyết áp cao, bệnh tụt huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch, xơ vữa động mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, mỡ cao trong máu, … 2. Các tác nhân bên ngoài và bên trong gây hại cho hệ tim mạch - Do khuyết tật tim, phổi xơ. - Do sốc mạnh, tức giận, mất máu nhiều, sốt cao, … - Do sử dụng chất kích thích: heroin, rượu, thuốc lá,… - Do ăn thức ăn nhiều mỡ động vật. - Do luyện tập quá sức. - Do một số vi khuẩn, vi rút: vi khuẩn thương hàn, vi rút cúm,… Một số biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại. - Khắc phục, hạn chế nguyên nhân làm tăng nhịp tim, huyết áp không mong muốn. - Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch. - Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích,… - Hạn chế ăn thức ăn có hại cho tim mạch. - Xoa bóp cho cơ thể thường xuyên. - Luyện tập thể dục thể thao vừa sức. Nhiệm vụ 2: Quan sát bảng khả năng làm việc của tim, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: 1. So sánh khả năng làm việc của tim giữa vận động viên với người bình thường: Vận động viên có chỉ số nhịp tim thấp hơn người bình thường lúc nghỉ ngơi và cao hơn người bình thường lúc hoạt động gắng sức. Vận động viên có lượng máu được bơm của một ngăn tim cao hơn người bình thường lúc nghỉ ngơi và lúc hoạt động gắng sức. 2. Ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim: Ý nghĩa: Làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch, giúp cho hệ mạch được lưu thông tốt hơn. Cách rèn luyện tim: Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức tập thể dục thể thao, xoa bóp. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP  Mục tiêu: Học sinh thực hành kiến thức - Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng. - Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu trong cơ thể. - Nêu được chu kì hoạt động của tim. - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực giáo dục thể chất. - Biết được béo phì – một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở trẻ em. Từ đó hiểu và có biện pháp phòng tránh bệnh béo phì, góp phần bảo vệ hệ tim mạch.  Nội dung: - Cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng. - Sơ đồ vận chuyển máu trong cơ thể. - Chu kì hoạt động của tim. - Sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Bệnh béo phì – một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở trẻ em. Từ đó hiểu và có một số biện pháp phòng tránh bệnh béo phì, góp phần bảo vệ hệ tim mạch cho cơ thể.  Phương thức tổ chức: Học sinh hoàn thành các bài tập. 1. Quan sát hình 5 và chú thích các bộ phận tương ứng để hoàn thành bảng sau: STT Bộ phận STT tương ứng 1 6 2 7 3 8 4 9 5 10 Bộ phận tương ứng Hình 5: Cấu tạo trong của tim 2. Hãy lựa chọn từ Đúng hoặc Sai để hoàn thành bảng trong các nhận định sau: Nhận định Đúng hoặc Sai 1. Tim có cấu tạo gồm 4 ngăn. Các ngăn được ngăn cách hoàn toàn bởi thành cơ tim với độ dày khác nhau, giúp tống máu đi và nhận máu về ứng với 2 vòng tuần hoàn. Đúng hoặc Sai 2. Tĩnh mạch có van 1 chiều giúp dẫn máu từ khắp các tế bào về tim vận tốc và áp lực lớn. Đúng hoặc Sai 3. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ chiếm 0.3s, pha co tâm thất chiếm 0.1s và pha dãn chung chiếm 0.4s. Đúng hoặc Sai 4. Máu từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến phổi là máu đỏ tươi. Đúng hoặc Sai 5. Tốc độ vận chuyển máu giảm dần từ động mạch tới tĩnh mạch và tới mao mạch. Đúng hoặc Sai 3. Hãy giải thích tại sao béo phì là yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch ở trẻ em? Đề xuất một số biện pháp phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em, góp phần bảo vệ hệ tim mạch cho cơ thể? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Sản phẩm 1. Chú thích các bộ phận tương ứng về cấu tạo của tim STT Bộ phận tương ứng Bộ phận tương ứng STT 1 Tâm nhĩ trái 6 Van động mạch chủ 2 Động mạch phổi 7 Van 3 lá 3 Động mạch chủ 8 Tâm thất phải 4 Tĩnh mạch chủ trên 9 Tâm thất trái 5 Tâm nhĩ phải 10 Van 2 lá 2. Hãy lựa chọn từ Đúng hay Sai để hoàn thành bảng trong các nhận định sau: Nhận định Đúng hay Sai 1. Tim có cấu tạo gồm 4 ngăn. Các ngăn được ngăn cách hoàn toàn bởi thành cơ tim với độ dày khác nhau, giúp tống máu đi và nhận máu về ứng với 2 vòng tuần hoàn. Đúng 2. Tĩnh mạch có van 1 chiều giúp dẫn máu từ khắp các tế bào về tim vận tốc và áp lực lớn. Sai 3. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ chiếm 0.3s, pha co tâm thất chiếm 0.1s và pha dãn chung chiếm 0.4s. Sai 4. Máu từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến phổi là máu đỏ tươi. Sai 5. Tốc độ vận chuyển máu giảm dần từ động mạch tới tĩnh mạch và tới mao mạch. Đúng 3. Béo phì là yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch ở trẻ em là vì: Người bị béo phì là những người thừa cholesterol. Cholesterol này ngấm và tích tụ vào thành mạch tạo những mảng xơ vữa trong thành mạch. Lâu ngày gây bít hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong mạch hoặc vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan. Một số biện pháp phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em: - Ăn uống điều độ, đảm bảo thành phần các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau quả, trái cây. - Không ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao. - Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vừa sức. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG  Mục tiêu - Biết cách rèn luyện để tăng khả năng làm việc của hệ tim mạch. - Hiểu được thông tin sản phẩm thuốc trên bao bì, nhãn mác. - Biết vận dụng được kiến thức về hệ tuần hoàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. - Phát triển năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực giáo dục thể chất.  Nội dung - Tìm hiểu tình hình mắc các bệnh về tim mạch hiện nay. Từ đó, đề xuất một số biện pháp rèn luyện để tăng khả năng làm việc của hệ tim mạch. - Lựa chọn và tập 1 môn thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. - Vận dụng kiến thức về hệ tuần hoàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. - Biết đọc nhãn mác của thuốc trên bao bì sản phẩm.  Phương thức tổ chức: Báo cáo kết quả đã thực hiện tại nhà. Hoạt động vận dụng 1. Hãy chọn 1 môn thể dục thể thao mà em thích và lên kế hoạch luyện tập để rèn luyện sức khỏe nói chung và hệ tim mạch nói riêng. 2. Nhãn mác trên bao bì thuốc cho chúng ta biết: Thuốc hạ huyết áp được dùng cho đối tượng nào? Nêu liều dùng và cách dùng của thuốc? Hình 6: Nhãn mác của thuốc. Hoạt động tìm tòi mở rộng 1. Hãy tìm hiểu trong thư viện hoặc trên mạng Internet,… về - Tình hình mắc các bệnh về tim mạch hiện nay. - Nguồn gốc cuộc thi chạy Maratông. 2. Viết báo cáo về một số bệnh tim mạch thường gặp hiện nay. Mỗi bệnh cần có các ý chính sau: - Tên bệnh. - Triệu chứng. - Nguyên nhân. - Cách phòng tránh.  Sản phẩm: Bài báo cáo kết quả hoạt động của học sinh.