Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề Tiến hóa Sinh 12 năm 2020 - THPT Quốc Oai, Hà Nội

db7cf736d8204bbca2ecee3c65aacc9f
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:21:34 | Được cập nhật: 25 tháng 3 lúc 4:25:31 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 296 | Lượt Download: 12 | File size: 0.168109 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: TIẾN HÓA

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khái niệm tiến hóa

- Tiến hóa theo nghĩa rộng: là sự kết hợp giữa biến đổi, phát triển tạo ra dạng mới, phù hợp với sự kế thừa để duy trì dạng cũ, phù hợp tạo ra sự đa dạng, phù hợp.

- Tiến hóa theo nghĩa hẹp (sinh học): là sự biến đổi, phát triển và kế thừa của sự sống theo thời gian trên trái đất.

- Tiến hóa theo quan niệm hiện đại: là sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua thời gian.

2. Bằng chứng tiến hóa

Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng đã được khám phá để minh chứng sự hiện hữu của tiến hóa như bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, sinh học tế bào, sinh học phân tử …

- Bằng chứng tế bào:

+ Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của cơ thể sống.

+ Điểm giống nhau trong cấu tạo tế bào của tất cả các loài sinh vật la bằng chứng chứng tỏ toàn bộ sinh giới đa dạng như hiện nay có nguồn gốc chung từ một vài dạng ban đầu.

- Bằng chứng sinh học phân tử:

+ Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là axit nucleic.

+ ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A,T,G,X

+ Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin

+ ADN, protein của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các đơn phân. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nucleotit hay trình tự các axit amin càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.

+ Các loài sinh vật đêu sử dụng chung bộ mã di truyền

+ Các hoạt động sống trong tất cả các tế bao giống nhau về cơ bản từ cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, đến hoạt động của các hệ enzim trong quá trình trao đổi chất và năng lượng.

 Các bằng chứng sinh học phân tử chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài

3. Thuyết tiến hóa của Đacuyn

- Về biến dị di truyền: Đacuyn phân biệt hai loại biến dị:

+ Biến dị xác định: là biến dị liên quan trực tiếp với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh thì không di truyền được nên ít có ý nghĩa trong tiến hóa

+ Biến dị không xác định (biến dị cá thể): là những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính, di truyền được nên có vai trò quan trọng trong tiến hóa (nguyên liệu của tiến hóa).

- Chọn lọc tự nhiên (CLTN)

Khái niệm

CLTN là sự đào thải (loại bỏ)và tích lũy (giữ lại )xảy ra trong tự nhiên

Đối tượng

Ở cấp độ cá thể

Nội dung của CLTN

Gồm hai mặt song song, vừa tích lũy các cá thể mang biến dị có lợi, vừa đào thải các cá thể mang biến dị có hại đối với bản thân sinh vật trong những môi trường xác định.

Thực chất của CLTN

Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể

Kết quả của CLTN

Hình thành những đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường (hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật)

- Về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi:

+ Đặc điểm thích nghi là những đặc điểm trên cơ thể sinh vật, giúp sinh vật sống, tồn tại và phát triển.

+ Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi là quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN, kết quả là biến dị có lợi qua nhiều thế hệ từ những đặc điểm riêng lẻ, cá thể có thể trở thành những đặc điểm chung, phổ biến có ý nghĩa thích nghi đối với loài (đặc điểm thích nghi được hình thành là do kết quả của chọn lọc tự nhiên qua nhiều thế hệ).

- Về quá trình hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ một loài ban đầu bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của CLTN trên cơ sở của tính di truyền và biến dị của sinh vật.

- Về cơ chế tiến hóa:

+ Cơ chế tiến hóa là CLTN

+ Với cơ chế tiến hóa là CLTN, Đacuyn đã giải thích được sự thống nhất và đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất.

4. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

4.1. Quan niệm về tiến hóa

Gồm hai quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ:

4.2. Nguồn nguyên liệu của tiến hóa

Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. Các biến dị di truyền của quần thể đều được phát sinh:

+ Do đột biến (biến dị sơ cấp) tạo ra các alen

+ Qua quá trình giao phối, các alen được tổ hợp lại tạo nên các biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp)

+ Do di – nhập gen

4.3. Các nhân tố tiến hóa

- Quần thể sẽ không tiến hóa nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác (quần thể cân bằng di truyền)

- Các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hóa.

- Vai trò của các nhân tố tiến hóa:

Các nhân tố tiến hóa

Vai trò

Đột biến

- Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen chậm

- Chủ yếu cung cấp các nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa

Di nhập gen

- Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể

- Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen (ở cả hai quần thể di và nhập) một cách vô hướng

Chọn lọc tự nhiên

- CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. Kết quả của quá trình CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp thay đổi tần số kiểu gen theo một hướng xác định thay đổi tần số alen theo một hướng xác định phù hợp với môi trường. CLTN làm thay đổi nhanh hay chậm tần số alen phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội hay lặn.

Các yếu tố ngẫu nhiên

- Thay đổi tần số alen không theo hướng xác định (ngẫu nhiên).

- Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

- Thường xảy ra với quần thể có kích thước nhỏ

Giao phối không ngẫu nhiên

- Không làm thay đổi tần số alen

- Thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

- Làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền

- Chọn lọc tự nhiên theo quan điểm tiến hóa hiện đại:

Đối tượng

- Ở cấp độ cá thể: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, giữ lại những cá thể mang tổ hợp gen thích nghi và loại bỏ các cá thể mang tổ hợp gen kém thích nghi.

- Ở cấp độ quần thể: Thông qua chọn lọc kiểu hình, CLTN đã làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen trong quần thể

Thực chất

Phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể (là sàng lọc những kiểu hình do đột biến và biến dị tổ hợp tạo ra và giữ lại những tổ hợp gen thích nghi nhất, làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi)

Kết quả

Hình thành các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. CLTN làm biến đổi vốn gen của quần thể theo hướng ngày càng thích nghi với môi trường (hình thành các quần thể sinh vật thích nghi).

Vai trò

Là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định.

4.4. Quá trình hình thành loài mới

a. Loài sinh học

- Loài là một quần thể hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con cái có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác loài.

- Để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau, chúng ta sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản.

- Đối với các loài sinh sản vô tính, các loài bị tuyệt chủng, các loài sống ở những nơi quá xa nhau, để phân biệt hai loài chúng ta có thể sử dụng tiêu chuẩn hình thái, sinh lí, hóa sinh, sinh học phân tử… không sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản.

b. Cơ chế chung của quá trình hình thành loài mới

c. Hình thành loài khác khu vực địa lí:

- Khái niệm cách li địa lí: Là những trở ngại về mặt địa lí như sống, núi, biển ngăn cản cá cá thể của các quần thể cùng loai gặp gỡ và giao phối với nhau.

- Nguyên nhân:

+ Loài mở rộng khu phân bố

+ Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các trở ngại địa lí.

- Vai trò của cách li địa lí

+ Do trở ngại địa lí nên một quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể khác nhau

+ Các cá thể của quần thể ít có cơ hội giao phối với nhau (ngăn cản sự giao phối tự do -> cách li sinh sản ở một mức độ nhất định).

+ Duy trì khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen (sự khác biệt này do các nhân tố tiến hóa tạo ra)

- Cơ chế hình thành loài bằng cách li địa lí:

d. Hình thành loài mới cùng khu vực địa lí

- Hình thành loài bằng cách li tập tính

- Hình thành loài bằng cách li sinh thái

- Hình thành loài nhờ đa bội

+ Tự đa bội cùng nguồn

+ Dị đa bội (đa bội khác nguồn)

5. Sự phát sinh phát triển của sự sống trên trái đất

5.1. Nguồn gốc sự sống

- Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất gồm: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

5.2. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Lịch sử Trái đất kèm theo sự sống được phân chia thành 5 đại. Mỗi đại được chia thành các kỉ có sinh vật điển hình, thể hiện mối tương quan giữa địa chất, khí hậu và sinh vật sống trong kỉ đó.

Đại

Kỉ

Tuổi (triệu năm cách nay)

Đặc điểm địa chất, khí hậu

Sinh vật điển hình

Tân sinh

Đệ tứ (thứ tư)

1,8

Băng hà, khí hậu lạnh

Xuất hiện loài người

Đệ tam (thứ ba)

65

Các đại lục gần giống hiện nay. Khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh.

Phát sinh các nhóm linh trưởng. Cây có hoa ngự trị. Phân hóa các lớp thú, chim, côn trùng.

Trung sinh

Krêta (Phấn trắng)

145

Các đại lục Bắc liên kết với nhau. Biển thu hẹp, khí hậu khô.

Xuất hiện thực vật có hoa.Tiến hóa động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt duyệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

Jura

200

Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam. Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm áp.

Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.

Triat (Tam điệp)

250

Đại lục chiếm ưu thế. Khí hậu khô.

Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

Cổ sinh

Pecmi

300

Các lục địa liên kết với nhau. Băng hà. Khí hậu khô.

Phân hóa bò sát, côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển.

Cacbon (than đá)

360

Đầu kỉ nóng, về sau trở nên lạnh khô.

Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

Đêvôn

416

Khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt. Hình thành sa mạc.

Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.

Silua

444

Hình thành đại lục. Mực nước biển dâng cao. Khí hậu nóng và ẩm.

Cây có mạch và động vật lên cạn.

Ocđôvic

488

Di chuyển đại lục. Băng hà. Mực nước biển giảm. Khí hậu khô.

Phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị.Tuyệt diệt nhiều sinh vật.

Cambri

542

Phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay. Khí quyển nhiều CO2.

Phát sinh các ngành động vật. Phân hóa tảo.

Nguyên sinh

2500

Động vật không xương sống thấp ở biển. Tảo.

Hóa thạch động vật cổ nhất.

Hóa thạch sinh vật nhân thật cổ nhất.

Tích lũy oxi trong khí quyển.

Thái cổ

3500

Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất.

4600

Trái Đất hình thành.

- Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.

 - Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết ở thực vật và qua đó ảnh hưởng tới động vật và có tính dây chuyền trong quần xã. Sự tác động giữa các sinh vật với nhau lại gây ra những biến đổi tiếp theo. Vì vậy, sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện địa chất, khí hậu.

     - Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hoàn thiện. Càng về sau nhịp độ tiến hóa diễn ra với tốc độ càng nhanh do sinh vật đã đạt được những trình độ thích nghi hoàn thiện hơn, bớt lệ thuộc vào môi trường. Đặc biệt sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa.

5.3. Sự phát sinh loài người

5.3.1.Những bằng chứng về nguồn gốc của loài người từ động vật

    a) Bằng chứng giải phẩu so sánh: 

        - Cấu tạo cơ thể người rất giống thể thức cấu tạo chung của động vật có xương sống như các thành phần của bộ xương, vị trí sắp xếp các nội quan...

        - Người có 1 số đặc điểm chung của động vật có vú như lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hóa, đẻ con.... 

        - Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hóa là di tích của những cơ quan xưa kia phát triển ở động vật như ruột thừa, xương cụt,...

     b) Bằng chứng phôi sinh học:

        - Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử mà động vật đã trải qua như khe mang của cá, đuôi của bò sát, nhiều đôi vú của thú...

        - Hiện tượng lại giống tái hiện một số đặc điểm của tổ tiên động vật, như người có đuôi, có lông rậm khắp mình...

5.3.2.  Những đặc điểm cơ bản nào phân biệt người với động vật

       - Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào mục đích xác định.

         + Vượn người ngày nay chỉ biết sử dụng những công cụ sẵn có trong tự nhiên (hòn đá, cành cây) một cách ngẫu nhiên, nhất thời hoặc cải biến đôi chút công cụ đó bằng các cơ quan trên cơ thể chúng (dùng tay bẻ, răng tước cành cây).

         + Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ lao động một cách có hệ thống, bằng cách dùng một vật trung gian (dùng hòn đá lớn đập vỡ hòn đá nhỏ). Bằng lao động, con người tạo ra những điều kiện sống cho mình, giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường tự nhiên.

       - Nhờ có bộ não phát triển và có tiếng nói, người có khả năng tư duy trừu tượng bằng khái niệm, truyền đạt kinh nghiệm sống và lao động cho nhau tốt hơn.

5.3.3. Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

a. Các dạng vượn người hóa thạch

     - Một nhánh của dạng vượn người hóa thạch cổ có liên quan đến nguồn gốc loài người là Đriôpitec được Gocđơn phát hiện năm 1927 ở châu Phi, sống cach đây khoảng 18 triệu năm.

     - Từ Đriôpitec dẫn đến loài người qua một dạng trung gian đã bị tuyệt diệt là Ôxtralôpitec.

b.  Các dạng vượn người hóa thạch

      Ôxtralôpitec sống ở cuối kỉ Thứ 3, cách nay khoảng 2-8 triệu năm. Chúng đã chuyển từ trên cây xuống mặt đất, đi bằng 2 chân, mình hơi khom về trước, cao 120-140cm, sọ 450-750cm3. Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá và mảnh xương thú để tự vệ và tấn công thú dữ.

       Hóa thạch của Ôxtralôpitec được phát hiện lần đầu tiên năm 1924 ở Nam Phi.

c.  Người cổ Homo

      Người cổ Homo là các dạng người thuộc chi Homo, chúng đã bị tuyệt diệt, sống cách nay 35.000 năm đến 2 triệu năm.

     - Homo habilis (người khéo léo), sống cách nay 1,6-2 triệu năm, cao 1-1,5m, não 600-800cm3, sống thành đàn, đi thẳng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. Hóa thạch được vợ chồng Liccây tìm thấy ở Onđuvai (Tanzania) năm 1961-1964. Sau đó được tìm thấy ở nhiều châu khác.

     - Homo erectus (người đứng thẳng), sống cách nay 35.000 năm - 1,6 triệu năm.     + Pitêcantrôp (người cổ Java, được Đuyboa phát hiện năm 1961 ở Java, Inđônêxia) sống cách nay từ 35.000 năm - 1 triệu năm, cao 170cm, sọ 900 - 950cm3, đi thẳng đứng, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá.

Xinantrôp (người Bắc Kinh, được phát hiện năm 1927 ở Chu khẩu Điếm, gần Bắc kinh) sống cách nay từ 50-70 vạn năm, sọ 1000cm3, đi thẳng đứng. Biết chế tạo công cụ bằng đá và xương chưa có hình thù rõ rệt, biết dùng lửa, dùng thịt thú làm thức ăn.

Người Heiđenbec (được phát hiện năm 1907 tai Heiđenbec, Đức) có lẽ đã  tồn tại ở châu Âu cách đây khoảng 500.000 năm.

- Homo nêanđecthalensis (người Nêanđectan)

       Sống cách nay từ 5-20 vạn năm (hóa thạch được phát hiện đầu tiên năm 1856 ở Nêanđec, Đức, về sau được tìm thấy ở các châu khác), cao 155-165cm, sọ 1400cm3, xương hàm nhỏ, bắt đầu có lồi cằm chứng tỏ đã có tiếng nói. Biết ghè đẽo đá silic có cạnh sắc thành dao, rìu mũi nhọn. Sống trong hang đá, hái lượm và săn bắt tập thể. Biết che thân bằng da thú và biết dùng lửa thông thạo.

      Người Nêanđec không phải tổ tiên trực tiếp của người hiện đại mà là một nhánh của chi Homo và đã bị tuyệt diệt nhường chỗ cho người hiện đại.

d.  Người hiện đại ( Homo sapiens)  

     Sống cách nay 3-5 vạn năm (hóa thạch đầu tiên được tìm thấy năm 1868 ở làng Crômanhôn, Pháp), cao 180cm, sọ 1700cm3, trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng như lưỡi rìu có lỗ để tra cán, lao có ngạnh, kim khâu và móc câu bằng xương. Đã có tranh vẽ mô tả quá trình sản xuất và mầm uống của tôn giáo.

Người Crômanhôn kết thúc thời đại đồ đá cũ (3,5 vạn - 2 triệu năm), sau đó là thời đại đồ đá giữa (1,5-2 vạn năm) rồi đến thời đại đồ đá mới (7-10 ngàn năm), tiếp theo là thời đại đồ đồng, đồ sắt... Người Crômanhôn đã chuyển từ giai đoạn tiến hóa sinh học sang giai đoạn tiến hóa xã hội.

II. CÂU HỎI BÀI TẬP – CỦNG CỐ

1. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1: Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.

Câu 2: Hãy trình bày những nội dung chính của học thuyết Đacuyn

Câu 3: Nêu vài trò của các nhân tố tiến hóa

Câu 4: Khái niệm loài sinh học. Nêu đặc điểm của các tiêu chuẩn phân biệt các loài thân thuộc.

Câu 5: Phân tích vai trò của điều kiện địa lí, cách li địa lí và CLTN trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua một ví dụ cụ thể.

Câu 6: Nêu các sinh vật điển hình của các đại, các kỉ

Câu 7: Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người? Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội trong quá trình đó. Vượn người ngày nay có thể biến đổi thành người được hay không ? Vì sao loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác ?

Gợi ý trả lời

Câu 7. 

* Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người 

      Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động:

        + Vượn người hóa thạch sống trên cây, với thân hình khá lớn, đã có mầm mống của dáng đứng thẳng và sự phân hóa chức năng của các chi. Khi buộc phải chuyển xuống mặt đất sinh sống, các đặc tính đó được củng cố qua CLTN.

+ Dáng đứng thẳng đã giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng di chuyển, trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động, dần dần hình thành đôi bàn tay ở người. Lao động đã hoàn thiện đôi bàn tay, hình thành thói quen thuận tay phải trong lao động.

      -  Sự phát triển tiếng nói phân âm tiết:

         + Đời sống bầy đàn, hợp sức nhau chống thú dữ và lao động tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi, hình thành tiếng nói.

         + Tiếng nói phát triển ảnh hưởng tới lồi cằm. Sự truyền đạt kinh nghiệm qua tiếng nói, và sau này là chữ viết được gọi là sự di truyền tín hiệu độc đáo của xã hội loài người.

      -  Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức:

         + Lao động thuận tay phải ảnh hưởng đến bán cầu não trái lớn hơn não phải. Tiếng nói phát triển làm xuất hiện các vùng cử động nói và hiểu tiếng nói trên võ não.

        + Trên cơ sở phát triển bộ não và tiếng nói đã phát triển hoạt động trí tuệ, hình thành khả năng tư duy trừu tượng bằng khái niệm.

      -  Sự hình thành đời sống văn hóa:

+ Nhờ sự phát triển công cụ lao động, nguồn thức ăn thay đổi về số lượng và chất lượng. Việc dùng thịt cùng việc dùng lửa nấu chín thức ăn đã thúc đẩy sự phát triển toàn bộ cơ thể, đặc biệt là bộ não.

        + Các hình thái lao động hoàn thiện dần. Biết chăn nuôi, trồng trọt, chế tạo kim loại, đồng thời tôn giáo, thương mại, nghệ thuật, luật pháp ra đời.

* Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội

     Các nhân tố sinh học bao gồm biến dị, di truyền và CLTN có tác dụng chủ đạo trong giai đoạn vượn người hóa thạch, những biến đổi trên cơ thể ở vượn người hóa thạch là kết quả của sự tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của CLTN.

     Các nhân tố xã hội bao gồm lao động, tiếng nói và tư duy có tác dụng chủ đạo từ giai đoạn người cổ. Từ đấy các nhân tố sinh học vẫn còn phát huy tác dụng nhưng bị hạn chế bởi các nhân tố xã hội. Lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của họ người.

* Vượn người ngày không thể biến đổi thành người được. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác - Vượn người ngày nay tiếp tục chuyên hóa với đời sống trên cây hoặc nửa trên cây - nửa dưới đất, không có lao động, tiếng nói và ý thức như người. Chúng không phải là tổ tiên của người và cũng không thể biến đổi thành người.

      - Ngày nay các nhân tố sinh học vẫn còn tác dụng nhưng con người nhờ các qui luật xã hội nên có khả năng kiểm soát và điều chỉnh những biến đổi sinh học trên cơ thể mình, hạn chế tác động của CLTN, nên loài người sẽ không biến đổi thành 1 loài nào khác, nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?

A. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.

B. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài kháC.

C. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.

D. Là một quá trình lịch sử dưới tác động của môi trường tạo ra những quần thể mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.

Câu 2: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng

A. cách li cơ họC. B. cách li sinh sản (cách li di truyền).

C. cách li tập tính. D. cách li sinh thái.

Câu 3: Sự tiến hoá của các loài thường diễn ra

A. theo đường thẳng. B. theo kiểu phân nhánh.

C. theo kiểu hội tụ. D. theo kiểu phóng xạ.

Câu 4: Phương thức hình thành loài khác khu thể hiện ở con đường hình thành loài nào?

A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường địa lí.

C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hoá (đa bội khác nguồn).

Câu 5: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.

C. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

D. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá

Câu 6: Đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây?

  1. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái.

  2. Cách li sinh sản. D. Cách li di truyền.

Câu 7: Trong quá trình tiến hoá, sự cách li địa lí có vai trò

  1. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.

  2. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.

  3. là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.

  4. tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.

Câu 8: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là

A. Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dần dần hình thành nòi mới.

B. Tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới.

C. Nhân tố gây ra sự phân ly tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.

D. Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí)

  1. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.

  2. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.

  3. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật và thực vật.

  4. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.

Câu 10:Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưngkhông có ở nơi nào khác trên Trái Đất?

  1. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong điều kiện môi trường đặc trưng của đảo qua một thời gian dài.

  2. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán sang nơi kháC.

  3. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.

  4. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.

Câu 11: Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì

  1. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

  2. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.

  3. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

  4. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 12: Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở

A. thực vật và động vật. B. thực vật và động vật ít di động.

C. chỉ có ở thực vật bậc cao. D. chỉ có ở động vật bậc cao.

Câu 13: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?

A. Con đường địa lí và cách li tập tính.

B. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá.

C. Con đường địa lí và sinh thái.

D. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.

Câu 14: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách li tập tính?

  1. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối được với nhau.

  2. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật.

  3. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật.

  4. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được với nhau.

Câu 15:Trong quá trình hình thành loài mới điều kiện sinh thái có vai trò

A. là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.

  1. thúc đẩy sự phân hoá quần thể.

  2. thúc đẩy sự phân li của quần thể gốC.

  3. là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

Câu 16: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật

  1. động vật di chuyển xA. B. thực vật.

C. động vật ít di chuyển xA. D. thực vật và động vật ít di chuyển xA.

Câu 17: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.

  1. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.

  2. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.

  3. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.

  4. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.

A. 5 1 4. B. 4 3 x 1. C. 3 1 4. D. 1 3 4.

Câu 18: Từ quần thể cây lưỡng bội người ta có thể tạo được quần thể cây tứ bội. Quần thể cây tứ bội này có thể xem là một loài mới vì

  1. quần thể cây tứ bội có sự khác biệt với quần thể cây lưỡng bội về số lượng NST.

  2. quần thể cây tứ bội không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây lưỡng bội.

  3. quần thể cây tứ bội giao phấn được với các cá thể của quần thể cây lưỡng bội cho ra cây lai tam bội bị bất thụ.

  4. quần thể cây tứ bội có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể lưỡng bội.

Câu 19: Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành trên cơ sở

  1. sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ.

  2. là kết quả của quá trình lai khác loài.

  3. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.

  4. là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.

Câu 20: Kapêtrencô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ (2n = 18) và cải bắp (2n = 18)như thế nào?

  1. Lai cải bắp với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.

  2. Đa bội hoá dạng cải bắp rồi cho lai với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.

  3. Đa bội hoá dạng cải củ rồi cho lai với cải bắp tạo ra con lai hữu thụ.

D. Lai cải bắp với cải củ được F1, đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ.

Câu 21: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài

B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới

C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện

D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa

Câu 22 : Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

B. Các yếu tố ngẫu nhiên không làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể

C. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật

D. Tiến hóa nhỏ sẽ xảy ra khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác

Câu 23: Theo quan niệm hiện tại,thực chất của tiến hóa nhỏ:

A. Là quá trình hình thành loài mới

B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài

C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể

D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể

Câu 24 : Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các

A. Kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

B. Kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên,

C. Gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn-lọc tự nhiên.

D. Alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọC.

Câu 25: Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

A. Vì gen có cấu trúc kém bền vững

B. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân

C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn

D. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn

Câu 26 : Nếu một alen trội bị đột biến thành alen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen đó

A. có thể bị chọn lọc tự nhiên đào thải ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.

B. có thể được tổ hợp với alen trội để tạo nên thể đột biến

C. không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.

D. có thể được phát tán, nhân rộng ra trong quần thể nhờ quá trình giao phối.

Câu 27 : Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo hướng xác định?

A. Quá trình đột biến B. Quá trình chọn lọc tự nhiên

C. Biến động di truyền D. Quá trình giao phối

Câu 28: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1.

F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.

F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.

F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.

Biết A trội hoàn toàn so với A. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Câu 29 : Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tô ngẫu nhiên trong tiến hóa

A. Một alen d có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định

C. Sự biến đổi có hướng về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước nhỏ.

D. Ngay cả khi không có đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen thì tần số các alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 30 : Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là

A. quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.

B. có thể hình thành loài mới ở chính môi trường ban đầu.

C. làm tăng số lượng quần thể của loài.

D. tạo ra quần thể mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 31 : Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào không làm thay đổi tần số tương đối của các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ?

A. Đột biến B. Chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Di- nhập gen

Câu 32 :Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?

A.Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

B.Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

C.Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp

D.Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.

Câu 33 : Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người c ng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao là:

A. Giao phối không ngẫu nhiên B. di nhập cư

C. phiêu bạt gen D. chọn lọc tự nhiên

Câu 34 : Nhân tố tiến hóa chắc chắn làm giàu vốn gen của quần thể là

A. đột biến. B. di – nhập gen.

C. giao phối. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 35 : Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là:

A. Giao phối không ngẫu nhiên B. Đột biến gen

C. Di-nhập gen D. Chọn lọc tự nhiên

Đáp án:

1A, 2B, 3B, 4B, 5D, 6A,7A, 8B, 9D, 10A, 11A, 12A,13D, 14D, 15A, 16D,17A,18C, 19D, 20A, 21D, 22D, 23 C, 24D, 25 D, 26D, 27B, 28D, 29C, 30 A, 31 C, 32 D, 33 A, 34 A, 35 B