Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CHỦ ĐỀ NỘI TIẾT SINH 8

1c656ca173ef8f934bf529350b1e9012
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 12:38:49 | Được cập nhật: 2 giờ trước (6:54:36) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1273 | Lượt Download: 131 | File size: 0.241664 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ SINH HOC 8:

Thời lượng thực hiện: 5 tiết

(Từ bài 55 đến bài 59/SGK)

A. Lí do chọn chủ đề

- Căn cứ vào sự tương đồng về nội dung kiến thức, mối liên hệ kiến thức giữa các bài.

- Căn cứ vào phân phối chương trình bộ môn Sinh học 8.

- Dựa vào sự lôgic giữa các mạch kiến thức nên tôi xây dựng chủ đề Nội tiết với thời lượng 5 tiết gồm các bài 55,56,57,58,59 trong chương trình SGK Sinh học 8

B. Nội dung

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

- Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.

- Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ tầm quan trọng của hệ nội tiết trong đời sống.

- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.

- Nêu rõ vị trí, chức năng của tuyến giáp.

- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hooc môn của các tuyến đó quá ít hoặc nhiều.

- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến.

- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu.

- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.

- Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu luôn giữ ở mức ổn định.

- Trình bày chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo giải phẫu của tuyến

Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

- Kể tên các loại hooc môn sinh dục nam và nữ.

- Hiểu rõ ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam và nữ đến biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

- Nêu được ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà hoạt động tiết của các tuyến nội tiết.

- Bằng dẫn chứng nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình khai thác thông tin.

- Hoạt động nhóm, trình bày ý kiến trong nhóm và trước tập thể.

- Phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát kiến thức

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ , bảo vệ cơ thể .

- Có ý thức vệ sinh cơ thể, vệ sinh cơ quan sinh dục.

* Định hướng phát triển năng lực

- Qua chủ đề cần hình thành cho HS các năng lực sau

+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình.

+ Năng giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.

+ Năng tự quản lí trong khi hoạt động nhóm

II. Thiết bị dạy học, học liệu.

1. Giáo viên:

- Bảng phụ, phiếu học tập

- Tranh hình, mô hình các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục

- Hình ảnh bệnh nhân mắc một số bệnh do rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết

- Tư liệu liên quan đến các tuyến nội tiết, các bệnh liên quan tới hoạt động của các tuyến nội tiết.

- Bài giảng powerpoint

2. Học sinh

Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi

Tìm hiểu thông tin về 1 số bệnh: bệnh ưu năng tuyến yên, bệnh bướu cổ thông thường, bệnh bazơđô, bệnh tiểu đường…

III. Nội dung

- Nội dung 1- Tiết 1: Giới thiệu chung hệ nội tiết

- Nội dung 2- Tiết 2: Tuyến yên, tuyến giáp

- Nội dung 3 - Tiết 3: Tuyến tụy và tuyến trên thận

- Nội dung 4 - Tiết 4: Tuyến sinh dục

- Nội dung 5- Tiết 5: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.

IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức.

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Nội dung 1: Giới thiệu chung hệ nội tiết

- Nêu được đặc điểm của hệ nội tiết

- Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và và xác định được vị trí của chúng.

- Trình bày được tính chất và vai trò của hooc môn

- Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

- Phân tích vai trò của hooc môn từ đó nêu rõ tầm quan trọng của hệ nội tiết trong đời sống.

Nội dung 2: Tuyến yên, tuyến giáp

- Nêu được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.

- Giải thích được vì sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất.

- Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ ( nguyên nhân, hậu quả)

- Giải thích được ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng mối Iốt”

- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng “người khổng lồ và người tí hon”

Nội dung 3: Tuyến tụy và tuyến trên thận

- Nêu được chức năng của tuyến tụy.

- Trình bày được vai trò của các hooc môn tuyến tụy.

- Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của tuyến trên thận

- Giải thích được vì sao tuyến tụy được gọi là tuyến pha

- Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy.

- Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết, hội chứng Cushing

Nội dung 4: Tuyến sinh dục

- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng

- Nêu được những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam và nữ; xác định được dấu hiệu đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở nam và nữ.

- Giải thích được vì sao tuyến sinh dục được gọi là tuyến pha

- Nêu được nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ.

- Đề ra được các biện pháp vệ sinh cơ thể trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Nội dung 5: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.

- Kể tên các TNT chịu ảnh hưởng của các hooc môn tiết ra từ tuyến yên.

- Nêu được mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên với các TNT khác.

- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các TNT khi đường huyết giảm trên tranh hình/SGK.

- Vẽ được sơ đồ thể hiện sự phối hợp hoạt động của các TNT làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm.

V. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực.

Các yêu cầu cần đạt của chủ đề

Câu hỏi, bài tập kiêm tra, đánh giá

  1. Nhận biết

- Trình bày đặc điểm của hệ nội tiết ?

- Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và và xác định vị trí của các tuyến nội tiết trên tranh hình 55.3/SGK ?

- Trình bày được tính chất và vai trò của hooc môn ? Lấy ví dụ minh họa ?

- Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của hooc môn tuyến yên ?

- Nêu vị trí, cấu tạo và vai trò của hooc môn tuyến giáp ?

- Trình bày chức năng của các hooc môn tuyến tụy?

- Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của tuyến trên thận ?

-Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng ?

- Nêu được những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam giới và nữ giới. Trong những dấu hiệu trên dấu hiệu nào đánh dấu tuổi dậy thì chính thức bắt đầu ?

- Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tiết ra từ tuyến yên ?

- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết ?

  1. Thông hiểu

- Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào ?

- Vì sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất ?

- Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ do thiếu iốt ( nguyên nhân và hậu quả)

- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa vào cấu tạo ?

- Giải thích vì sao tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết ?

- Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào cần lưu ý ?

  1. Vận dụng

- Giải thích được ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng mối Iốt”

- Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy.

  1. Vận dụng cao

- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng “người khổng lồ và người tí hon” ?

- Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết, hội chứng Cushing ?

- Dấu hiệu xuất tinh lần đầu và hành kinh là những dấu hiệu chứng tỏ nam giới và nữ giới có khả năng sinh sản. Ở giai đoạn này nam và nữ có nên kết hôn không ? Tại sao ?

- Vẽ sơ đồ thể hiện sự phối hợp hoạt động của các TNT làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm dưới 0,12%.

VI. Thiết kế tiến trình học tập

Tuần 31 - Tiết 61

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ : NỘI TIẾT

TIẾT 1 - GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT

I- Mục tiêu của bài:

1. Kiến thức

- Trình bày được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

- Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.

- Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết với đời sống.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình

- Hoạt động nhóm

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn

* Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.

+ Năng lực so sánh, khái quát KT

+ Năng giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.

+ Năng tự quản lí trong khi hoạt động nhóm

II- Đồ dùng dạy học:

  • Tranh phóng to hình 55.1 => 55.3 SGK.

  • Bảng phụ

- Bài giảng powerpoint

III- Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi, quan sát

- Dạy học theo nhóm

IV- Hoạt động dạy học:

1- Ổn định tổ chức: 1’

2- Bài mới:

* Đặt vấn đề (1’): Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng có vai trò quan trọng trong điều hòa các hoạt động sinh lý của cơ thể. Vậy hệ nội tiết có đặc điểm gì và hoạt động như thế nào? -> Tìm hiểu nội dung: Giới thiệu chung hệ nội tiết.

* Nội dung.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của hệ nội tiết. 8’

- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.

? Thông tin trên cho em biết điều gì.

- GV: nhận xét câu trả lời của HS.

- HS: cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi nêu được:

+ Hệ nội tiết điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể.

+ Chất tiết tác động thông qua đường máu nên chậm và kéo dài.

- HS: 1, 2 em trả lời => lớp bổ sung.

I- Đặc điểm nổi bật:

- Tuyến nội tiết sản xuất các hoóc môn tác động theo đường máu ( thể dịch ) đến cơ quan đích điều hòa quá trình TĐC trong tế bào.

- Hoocmon tác động theo đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.

II- Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết:

- Tuyến ngoại tiết: chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động.

- Tuyến nội tiết: chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.

- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết, vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết VD: Tuyến tụy, tuyến sinh dục.

- Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là hoóc môn.

III- Hooc môn:

1. Tính chất của hoóc môn:

- Hoóc môn chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.

- Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao.

- Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài.

2. Vai trò của hooc môn:

- Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể.

- Điều hoà các quá trình sinh lý bình thường.

Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết. 16’

- GV: yêu cầu HS nghiên cứu hình 55.1 và 55.2 thảo luận câu hỏi mục .

? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết ?

? Kể các tuyến mà em biết? Chúng thuộc tuyến nội tiết hay ngoại tiết?

- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm.

- GV: hướng dẫn HS quan sát hình 55.3 giới thiệu về vị trí một số tuyến nội tiết.

- HS: quan sát hình, đọc thông tin thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.

+ Tuyến nội tiết có chất tiết ngấm thẳng vào máu, tuyến ngoại tiết đi vào ống tiết.

- HS: nhớ lại kiến thức kể tên các tuyến đã học.

- Đại diện nhóm trả lời => nhóm khác bổ sung.

- HS: theo dõi ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hoóc môn. 15’

- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 174 SGK.

? Hoóc môn có những tính chất nào?

- GV: dựa thêm thông tin về cơ chế tác động của hoóc môn.

- GV: mỗi tính chất của hoóc môn cho 1 VD để phân tích.

- GV: yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 => xác định được vai trò của hoóc môn.

- GV lưu ý cho học sinh : Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến ta không thấy vai trò của chúng . Khi mất cân bằng hoạt động một tuyến Gây tình trạng bệnh lý .

- HS: nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- HS: nêu được 3 tính chất.

- HS: một vài HS phát biểu, HS khác bổ sung.

- HS: nghiên cứu mục 2 SGK => đại diện vài HS trả lời lớp bổ sung.

- HS theo dõi và ghi nhớ

3- Kiểm tra đánh giá: 3’

?. Hoàn thiện bảng sau:

Đặc điểm so sánh

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiết

  • Khác nhau

+ Cấu tạo

+ Chức năng

- Giống nhau

? Nêu vai trò và tính chất của hooc môn?

4- Dặn dò: 1’

- Học bài và làm bài tập 1,2/ SGK.

- Đọc mục em có biết.

- Tìm hiểu vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.

Tuần 31 - Tiết 62

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT

TIẾT 2: TUYẾN YÊN – TUYẾN GIÁP

I- Mục tiêu của bài:

1. Kiến thức

- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.

- Nêu rõ vị trí, chức năng của tuyến giáp.

- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hooc môn của các tuyến đó quá ít hoặc nhiều.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình

- Hoạt động nhóm

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn

- Có ý thức bảo vệ cơ thể

* Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.

+ Năng lực so sánh

+ Năng giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.

+ Năng tự quản lí trong khi hoạt động nhóm

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 56.1 => 56.3 SGK.

- Phiếu học tập: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt.

- Bài giảng powerpoint

- Thông tin về một số bệnh do rối loạn hoạt động tuyến yên và tuyến giáp.

III- Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi, quan sát

- Dạy học theo nhóm

IV- Hoạt động dạy học:

1- Ổn định tổ chức: 1’

2- Kiểm tra bài cũ : 4’

- Nêu đặc điểm của tuyến nội tiết ? Sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết.

- Tính chất và vai trò của hooc môn?

3- Bài mới:

* Đặt vấn đề (1’): Tuyến yên, tuyến giáp là những tuyến có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vậy cấu tạo và chức năng của chúng thế nào ? -> Nội dung 2: Tuyến yên, tuyến giáp.

* Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tuyến yên. 18’

- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ở SGK và bảng 56.1 thảo luận :

? Nêu vị trí và cấu tạo của tuyến yên.

? Hooc môn tuyến yên tác động tới cơ quan nào ?

- GV: nhận xét hoàn thiện kiến thức.

- GV: cho 1 HS đọc lại bảng 56.1

- GV cho HS quan sát tranh ảnh và thông tin các bệnh do tuyến yên tiết ra.

? Qua bảng cho biết vai trò của tuyến yên.

-Gv nhận xét, chốt KT

- HS: nghiên cứu thông tin bảng 56.1 SGK thảo luận thống nhất câu trả lời.

- HS: dựa vào thông tin và bảng 56.1 trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung

- HS: đọc lại bảng 56.1

- HS: quan sát và ghi nhớ thông tin.

- HS: nêu vai trò của tuyến yên.

I- Tuyến yên:

- Vị trí: nằm ở nền sọ, nhỏ bằng hạt đậu có liên quan đến vùng dưới đồi.

- Cấu tạo: gồm 3 thuỳ

+ Thuỳ trước

+ Thuỳ giữa

+ Thuỳ sau

- Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh.

- Vai trò:

+ Tiết hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến khác.

+ Tiết hooc môn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý khác.

II- Tuyến giáp:

- Vị trí:

Nằm trước sụn giáp của thanh quản và phần trên thanh quản, nặng 20 - 25 g.

- Cấu tạo: TG gồm thùy trái, thùy phải và eo tuyến, ở các thùy đều có các TB tuyến và các nang.

- Hooc môn tuyến giáp là tirôxin ( TH ) trong thành phần có Iôt.

- Vai trò: TH có vai trò quan trọng trong TĐC và chuyển hoá các chất ở TB.

- Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hooc môn canxitônin cùng hooc môn tuyến cận giáp tham gia điều hoà canxi và phốtpho trong máu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tuyến giáp.17’

- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 56.2 trả lời câu hỏi.

? Nêu vị trí của tuyến giáp.

? Cấu tạo và vai trò của hooc môn tuyến giáp.

- GV : yêu cầu HS thảo luận câu hỏi.

? Ý nghĩa của việc toàn dân dùng muối iốt.

? Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ do thiếu iốt ( nguyên nhân và hậu quả).

- GV nhận xét, chốt KT

- Gv bổ sung: Tuyến giáp ngoài ra còn tiết hooc môn canxitônin cùng hooc môn tuyến cận giáp tham gia điều hoà canxi và phốtpho trong máu.

- HS: độc lập nghiên cứu quan sát thông tin, hình vẽ trả lời câu hỏi.

+ Vị trí: trước sụn giáp

+ Cấu tạo: . Nang tuyến

. TB tuyến

+ Vai trò: TĐC và chuyển hoá chất ở TB.

- HS: dựa vào thông tin thảo luận thống nhất câu trả lời.

+ Thiếu Iốt giảm chức năng tuyến giáp bướu cổ.

- HS: dựa vào thông tin phân biệt 2 loại bệnh.

+ Canxitônin …

- HS theo dõi và ghi bài.

4- Kiểm tra đánh giá: 3’

- GV hệ thống KT bài học

? Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt

Bệnh bướu cổ do thiếu iốt

Bệnh Ba zơ đô

- Khi thiếu iốt, tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoóc môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến(bướu cổ).

- Trẻ em khi bị mắc bệnh sẽ chậm lớn trí tuệ kém phát triển.

- Do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoóc môn làm tăng cường trao đổi chất.

- Nhịp tim tăng, hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân.

- Do tuyến hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi.

5- Dặn dò: 1’

- Học bài và làm bài tập 1,2/ SGK.

- Đọc mục em có biết.

- Ôn lại chức năng của tuyến tuỵ.

- Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến tụy và tuyến trên thận

Tuần 32 - Tiết 63

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT

TIẾT 3: TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN

I- Mục tiêu của bài:

1. Kiến thức:

- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến.

- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu.

- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình

- Hoạt động nhóm

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn

- Bảo vệ cơ thể

* Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.

+ Năng lưc thảo luận, trình bày ý kiến trước tổ nhóm

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 57.1 => 57.2 SGK.

- Bảng phụ

III- Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi.

- Hoạt động nhóm.

IV- Hoạt động dạy học:

1- Ổn định tổ chức: 1’

2- Kiểm tra bài cũ : 4’

? Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của tuyến yên?

? Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt?

3- Bài mới:

*Đặt vấn đề(1’): Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong điều hòa lượng đường trong máu. Vậy cấu tạo và hoạt động của 2 tuyến này như thế nào?

*Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tuyến tuỵ. 20’

- GV : yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

? Hãy nêu chức năng của tuyến tuỵ mà em biết.

- GV: yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 57.1 SGK

? Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa vào cấu tạo.

- GV: hoàn thiện kiến thức.

- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin vai trò của hooc môn tuyến tuỵ => thảo luận câu hỏi lệnh

? Trình bày tóm tắt quá trình điều hoà lượng đường huyết giữ được mức ổn định ?

- GV: hoàn thiện kiến thức

- GV: liên hệ tình trạng bệnh lý:

+ bệnh tiểu đường

+ chứng hạ đường huyết

- HS: nêu chức năng

+ Tiết dịch tiêu hoá và tiết hooc môn.

- HS: quan sát hình thu nhận thông tin => thảo luận thống nhất đáp án.

- HS: đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

- HS: nghiên cứu thông tin trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm trả lời => nhóm khác bổ sung.

I- Tuyến tuỵ:

- Tuyến tuỵ vừa làm chức năng nội tiết vừa làm chức năng ngoại tiết.

+ Chức năng ngoại tiết do các TB tiết dịch tuỵ theo ống dẫn đổ vào tá tràng.

+ Chức năng nội tiết do các TB đảo tuỵ thực hiện tiết hooc môn.

. TB tiết glucagôn

. TB tiết insulin

- Vai trò của hooc môn tuyến tuỵ:

+ Điều hoà lượng đường trong máu tỉ lệ đường huyết luôn ổn định đảm bảo hoạt động sinh lý cơ thể diễn ra bình thường.

. Đường huyết tăng TB tiết insulin chuyển glucôzơ thành glicôgen.

. Đường huyết giảm TB tiết glucagôn chuyển glicôgen glucôzơ.

  • Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn tỷ lệ đường huyết luôn ổn định Đảm bảo hoạt động cơ thể diễn ra bình thường .

II- Tuyến trên thận:

- Vị trí: gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận.

- Cấu tạo: gồm 2 phần

+ Phần vỏ: gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp lưới, lớp sợi.

+ Phần tuỷ

- Chức năng:

+ Hoóc môn vỏ tuyến điều hòa đường huyết các muối Na, K, thay đổi các đặc tính sinh dục nam.

+ Hoóc môn phần tủy tiết ađrênalin và noađrênalin điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tuyến trên thận. 15’

- GV: yêu cầu HS quan sát hình 57.2 SGK.

? Trình bày khái quát cấu tạo tuyến trên thận.

- GV: hoàn thiện kiến thức

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK ( tr 180 ) nêu chức năng của các Hoocmôn tuyến trên thận ?

  • Vỏ tuyến ?

  • Tủy tuyến ?

GV lưu ý: Hoocmôn phần tủy tuyến trên thận cùng glucagôn ( tuyến tụy ) điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

- HS: quan sát hình 57.2 ghi nhớ thông tin trên hình.

- HS: 1 học sinh lên mô tả vị trí , cấu tạo của tuyến trên tranh . Lớp theo dõi bổ sung.

- HS: trình bày vai trò của hooc môn như thông tin SGK.

4- Kiểm tra đánh giá: 3’

- GV hệ thống KT bài học

- Hoàn thành sơ đồ sau:

(+) kích thích

(-) ức chế

Khi đường huyết (1) Khi đường huyết (2)

(+) (-)

...(3).... ....(4)...

Glucôzơ .............. Glucôzơ

Đường huyết giảm đến Đường huyết tăng lên

mức bình thường mức bình thường

5- Dặn dò:1’

- Học bài làm bài tập SGK.

- Đọc mục em có biết.

- Tìm hiểu vai trò của tinh hoàn và buồng trứng.

Tuần 32 - Tiết 64

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT

TIẾT 4: TUYẾN SINH DỤC

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

- Kể tên các loại hooc môn sinh dục nam và nữ.

- Hiểu rõ ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam và nữ đến biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình

- Hoạt động nhóm

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

* Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.

+ Năng lưc thảo luận, trình bày ý kiến trước tổ nhóm

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 58.1 => 58.3 SGK.

- PHT

III- Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi.

- Hoạt động nhóm

IV- Hoạt động dạy học:

1- Ổn định tổ chức: 1’

2- Kiểm tra bài cũ : 4’

- Trình bày QT điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể được ổn định bằng sơ đồ ?

- Trình bày vai trò của hooc môn tuyến trên thận ?

3- Bài mới:

*Đặt vấn đề (1’): Khi phát triển đến độ tuổi nhất định cơ thể các em bắt đầu có những biến đổi. Những biến đổi đó do đâu mà cóbài mới. Sau đó GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin tìm hiểu chức năng kép của tinh hoàn và buồng trứng.

*Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng tuyến sinh dục : 6’

- GV yêu cầu HS tìm hiểu TTSGK cho biết

? Tuyến sinh dục có cấu tạo như thế nào ?

? Vì sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha ?

- GV nhận xét, hoàn thiện KT

? Tuyến sinh dục chịu sự điều khiển của cơ quan bộ phận nào ? - GV nhận xét, KL

Hoạt động 2: Tìm hiểu tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam. 17’

- GV : hướng dẫn HS quan sát hình 58.1, 58.2 SGK và làm bài tập điền từ.

- GV: nhận xét đưa ra đáp án đúng.

1. LH, FSH

2. Tế bào kẽ

3. Testosteron

? Nêu chức năng của tinh hoàn.

- GV: yêu cầu HS đọc nội dung bảng 58.1

- GV phát PHT bài tập bảng 58.1 cho HS nam yêu cầu các em đánh dấu vào những dấu hiệu có ở bản thân.

? Trong những dấu hiệu trên dấu hiệu nào đánh dấu tuổi dậy thì chính thức bắt đầu ?

- GV: nhấn mạnh sự xuất tinh lần đầu tiên là dấu hiệu của dậy thì chính thức.

- GV: Trong tuổi dậy thì cơ thể có rất nhiều biến đổi về sinh lí: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn hoạt động mạnh, có hiện tượng xuất tinh....

? Em vệ sinh cơ thể như thế nào ?

- GV nhận xét, giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể

- HS thu nhận TT SGK

- HS trả lời

- HS ghi bài

- HS nhớ lại KT đã học trả lời

- HS: cá nhân nghiên cứu hình vẽ, tự thu nhận thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- HS: dựa vào thông tin nêu chức năng của tinh hoàn.

- HS: các HS nam đọc kĩ bảng 58.1 lựa chọn dấu hiệu.

- HS trả lời

- HS: nghe và ghi nhớ thông tin.

- Tắm giặt thường xuyên, không nặn mụn trứng cá ...

I. Tuyến sinh dục

- Tuyến sinh dục gồm

+ Tinh hoàn ở nam

+ Buồng trứng ở nữ

- Tuyến sinh dục là tuyến pha

- Tuyến sinh dục chịu sự điều khiển của tuyến yên

II- Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam:

- Tinh hoàn:

+ Sản xuất tinh trùng

+ Tiết hooc môn sinh dục nam: Testorteron.

- Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam (bảng 58.1). Trong đó dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu đánh dấu đã có khả năng sinh sản.

III- Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ:

- Buồng trứng:

+ Sản xuất trứng

+ Tiết hooc môn sinh dục nữ: Ơstrôgen.

- Ơstrôgen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nữ.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nữ ( xem bảng 58.2). Trong đó dấu hiệu quan trọng nhất là hành kinh lần đầu, đánh dấu đã có khả năng sinh sản.

Hoạt động 3: Tìm hiểu buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ. 17’

- GV: yêu cầu HS quan sát hình 58.3 SGK hoàn thành bài tập điền từ.

- GV: nhận xét đưa đáp án đúng.

1. Tuyến yên

2. Nang trứng

3. Ơstrôgen

4. Prôretteron

? Nêu chức năng của buồng trứng.

- GV: yêu cầu HS đọc bảng 58.1 SGK. HS nữ lựa chọn những dấu hiệu cơ bản của bản thân.

? Trong những dấu hiệu trên dấu hiệu nào đánh dấu tuổi dậy thì chính thức bắt đầu ?

- GV: nhấn mạnh kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu của dậy thì chính thức.

? Trong thời gian hành kinh em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?

- GV: lưu ý giáo dục ý thức vệ sinh kinh nguyệt.

- GV mở rộng: Dấu hiệu xuất tinh lần đầu và hành kinh là những dấu hiệu chứng tỏ nam giới và nữ giới có khả năng sinh sản.

? Vậy theo em ở giai đoạn này nam và nữ có nên kết hôn không ? Tại sao ?

- GV nhận xét: Trong giai đoạn này cơ quan sinh dục và cơ thể chưa phát triển hoàn thiện -> không nên quan hệ tình dục, kết hôn -> ảnh hưởng tới học tập và tương lai sau này

- HS: cá nhân quan sát hình

- HS: cá nhân quan sát hình tìm hiểu quá trình phát triển của trứng => trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm phát biểu => nhóm khác bổ sung.

- HS: dựa vào thông tin để trả lời.

- HS: các HS nữ đọc kĩ bảng 58.1 SGK lựa chọn dấu hiệu.

- HS trả lời

- HS: nghe và ghi nhớ kiến thức.

- HS trả lời

- HS ghi nhớ

- HS bày tỏ quan điểm của mình

- HS nghe và ghi nhớ

4- Kiểm tra đánh giá:3’

- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

- Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

- Nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nam và nữ?

5- Dặn dò:1’

- Học bài làm bài tập SGK.

- Đọc mục em có biết.

- Ôn lại chức năng của các tuyến nội tiết.

Tuần 33 - Tiết 65

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT

TIẾT 5: SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà hoạt động nội tiết.

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình

- Hoạt động nhóm

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn

* Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 59.1 => 59.3 SGK.

III- Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi.

IV- Hoạt động dạy học:

1- Ổn định tổ chức : 1’

2- Bài mới:

*Đặt vấn đề (1’): Cũng như HTK, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hoà để đảm bảo lượng hoócmôn tiết ra vưà đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và cơ thể sẽ lâm vào tình trạng bệnh lý Bài hôm nay sẽ tìm hiểu sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết .

*Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết. 12’

- GV: yêu cầu HS kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của hooc môn tuyến yên.

- GV: tổng kết kiến thức

? Vai trò của tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết.

- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 59.1, 59.2 trình bày sự điều hoà hoạt động của: Tuyến giáp, tuyến trên thận

- Lưu ý: + Tăng cường

+ Kìm hãm

- GV : gọi từng nhóm lên trình bày trên tranh.

? Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay giảm bớt là do đâu ?

- GV nhận xét, chốt KT

- HS: tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.

- 1, 2 HS phát biểu => lớp bổ sung.

- HS: dựa vào kiến thức đã học trả lời để rút ra vai trò.

- HS: nghiên cứu thông tin, quan sát hình 59.1, 59.2

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung

- HS trả lời

I- Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết:

- Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay giảm bớt, chịu sự chi phối của hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.

II- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết:

- Các TNT trong cơ thể không hoạt động độc lập mà luôn có sự phối hợp hoạt động đảm bảo cho các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường.

Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các TNT- 12ph

- GV: yêu cầu HS trả lời

? Lượng đường trong máu được giữ ổn định là do đâu.

- GV: trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh

=> thì nhiều tuyến cùng phối hợp => tăng đường huyết.

- GV: yêu cầu HS ghi nhớ thông tin, quan sát hình 59.3 => trình bày sự phối hợp hoạt động của các TNT khi đường huyết giảm.

- GV ngoài ra: Ađrênalin cùng Glucagôn => tăng đường huyết

? Sự phối hợp hoạt động các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào.

- GV nhận xét, KL

- HS: do sự điều hoà 2 loại hooc môn của TB

- HS: nghe và ghi nhớ thông tin => trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

- Yêu cầu: Nhờ sự phối hợp của Glucagôn (TT), cooctizôn (vỏ tuyến trên thận) => tăng đường huyết

- Đại diện nhóm trình bày => nhóm khác bổ sung.

3- Kiểm tra đánh giá: 3’

- Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với tuyến nội tiết.

- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.

4- Dặn dò:1’

- Học bài làm bài tập SGK.

- Chuẩn bị bài 60: tìm hiểu cấu tạo, chức năng các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam

Kiểm tra 15 phút

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Chương (Chủ đề)

Các mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Mức độ thấp

Mức độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

ChươngVII:

Thần kinh và giác quan

1

(0,5đ)

1

(0,5 đ)

1

(2đ)

3 câu

(3đ)

Chủ đề 8: Hệ nội tiết

1

(3 đ)

1

(0,5đ

1

(0,5đ)

1

( 3đ)

4 câu

(7đ)

Tổng

2 câu

(3,5đ)

35%

3 câu

(3đ)

30%

2 câu

(3,5đ)

35%

7câu

(10đ)

100%

ĐỀ KIỂM TRA

I/ Trắc nghiệm ( 2đ) : Chọn đáp án đúng nhất ?

1/ Tai ngoài gồm :

A. Vành tai, ống tai B. Vành tai, màng nhĩ, chuỗi xương tai

C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ, vòi nhĩ D. Vành tai, ống tai, màng nhĩ

2/ Hooc môn của tuyến giáp là :

A. Testosteron B. Ôxitonin C. Tiroxin và canxitonin D. Ơstrogen.

3/ Trong các VD sau VD nào là phản xạ không điều kiện ?

A. Chẳng dại gì mà chơi /đùa với lửa

B. Trời rét môi tím tái, người run cầm cập

C. Thấy chó dữ đuổi thì chạy

D. Thấy vật từ trên cao rơi xuống thì né đi

4/ Màng trong suốt phía trước màng cứng là :

A. Màng lưới B. Màng giác C. Màng mạch. D. Màng nhện.

II/ Tự luận ( 8đ)

Câu 1 ( 3đ): Vẽ sơ đồ thể hiện quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmôn tuyến tụy?

Câu 2( 3đ): Sự xuất tinh lần đầu ở nam và hành kinh lần đầu ở nữ là những dấu hiệu chứng tỏ nam và nữ đã có khả năng sinh con. Ở giai đoạn này nam và nữ có nên kết hôn và sinh con không? Vì sao?

Câu 3( 2đ): Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người ?

Đáp án biểu điểm

Đáp án

Biểu điểm

I. Trắc nghiệm

Câu 1: D Câu 3: B

Câu 2: C Câu 4 : B

2 điểm

II. Tự luận:

Câu 2 (3,0 đ):

- Không nên kết hôn và sinh con vì

+ Vi phạm luật hôn nhân và gia đình (quy định nam nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn)

+ Trong giai đoạn này cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, cơ thể chưa phát triển đầy đủ -> những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên như sẩy thai, đẻ non, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu sinh con thì nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao

+ Ảnh hưởng tới học tập và tương lai sau này

1,0 đ

1 đ

1 đ

Câu 3 (2,0 đ):

- Ý nghĩa:

+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.

+ Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.

1,0 đ

1,0 đ

Câu 1 ( 3 đ): Vẽ đúng sơ đồ cho 3 điểm

Khi đường huyết (1) Khi đường huyết (2)

(+) (-)

Đảo tuỵ

Tế bào Tế bào

..Insulin.... ..Glucagon..

Glucôzo Glicogen. Glucôzơ

Đường huyết giảm đến Đường huyết tăng lên

mức bình thường mức bình

* Thống kê kết quả

Lớp

TS bài

< 3,5

Từ 3,5 - <5

Từ 5 - <6,5

Từ 6,5 - <8,5

>8,5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

8B

Tổng