Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề lá Sinh 6

bd0fde7e0e60efbbefe8aa7239f53433
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 12:38:35 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 23:08:29 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 845 | Lượt Download: 54 | File size: 0.169984 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HÔ HẤP Ở NGƯỜI

CHỦ ĐỀ: LÁ

Thời gian thực hiện: 8 tiết

Từ tiết 24 đến tiết 31

Từ ngày 6/11/2018 đến ngày 1/12/2018

A. Lí do chọn chủ đề:

- Căn cứ vào sự tương đồng về nội dung kiến thức, mối liên hệ kiến thức giữa các bài.

- Căn cứ vào phân phối chương trình bộ môn sinh học 6.

- Căn cứ vào sự logic giữa các mạch kiến thức nên tôi đã xây dựng chủ đề Lá với thời lượng 8 tiết gồm các bài 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 trong chương trình SGK sinh học 6.

B. Nội dung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm bên ngoài của lá gồm cuống lá, bẹ lá, phiến lá.

- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.

- Trình bày được cấu tạo trong của phiến lá

- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến đổi chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxy làm không khí luôn được cân bằng.

- Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ.

- Giải thích được ở cây hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ôxy để phân hủy chất hữu cơ thành CO2, H2O và sản sinh năng lượng.

- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.

- Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.

- Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường.

2. Kỹ năng

- Ghi chép, xử lý và trình bày số liệu thí nghiệm quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.

- Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá.

- Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước, quang hợp và hô hấp.

3. Thái độ.

- Vận dụng kiến thức về chủ đề lá vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.

4. Năng lực cần phát triển.

4.1. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS phải xác định được mục tiêu học tập và nỗ lực thực hiện. Lập và thực hiện kế hoạch học tập.

- Năng lực tự quản lí.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

4.2. Các năng lực chuyên biệt:

- Quan sát hình thái cấu tạo của lá, các hình thức biến dạng của lá.

- Sưu tầm, phân loại các kiểu lá, dạng gân lá, cách xếp lá và các dạng biến đổi của lá.

- Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá, quang hợp hô hấp ở lá.

- Ghi chép, xử lý và trình bày số liệu thí nghiệm quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề về các mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng của lá, giữa quang hợp và hô hấp, giữa các bộ phận của cây có liên quan đến vai trò của lá.

- Vận dụng kiến thức về chủ đề lá vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.

- Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích,… kiến thức của chủ để lá.

II.Thiết bị dạy học:

GV: - Tranh ảnh, mẫu vật về các loại lá, các dạng gân lá, lá đơn và lá kép, các kiểu biến dạng của lá.

  • Dụng cụ và hóa chất về thí nghiệm quang hợp, thí nhiệm hô hấp và thí nghiệm thoát hơi nước của cây,

  • Mô hình cấu tạo trong của phiến lá.

  • Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu đa năng.

III.Nội dung:

- Nội dung 1- Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá.

- Nội dung 2- Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá.

- Nội dung 3- Bài 21: Quang hợp.

- Nội dung 4- Bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. Ý nghĩa của quang hợp.

- Nội dung 5- Bài 23: Cây có hô hấp không?

- Nội dung 6- Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?

- Nội dung 7- Bài 25: Biến dạng của lá.

- Nội dung 8 : Bài tập.

IV Bảng mô tả các mức độ nhận thức

Nội dung

Nhận biết

(mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp

(mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao

(mô tả yêu cầu cần đạt)

Đặc điểm bên ngoài của lá.

Nhận biết được các đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây

- Phân tích được sự phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo ngoài của lá phù hợp với chức năng

- Xác định được lá đơn và lá kép.

Giải thích được tại sao lá trên các mấu thân xếp so le nhau

Giải thích được sự đa dạng của lá

Cấu tạo trong của phiến lá

Trình bày được cấu tạo trong của phiến lá.

Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá

Giải thích được đặc điểm màu sắc ở 2 mặt phiến lá

Giải thích được hiện tượng một số cây lá không phải màu xanh.

Quang hợp

Nêu được nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp

Hiểu rõ vai trò cây xanh trong việc điều hòa khí oxi và cacbonic trong không khí.

Vận dụng kiến thức quang hợp để giải thích một số hiện tượng quen thuộc

Vận dụng kiến thức quang hợp để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế và đưa ra giải pháp.

Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp

Nêu được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp

Hiểu và tìm các ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp

Giải thích được ý nghĩa của 1 số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.

Đưa ra được các giải pháp phát triển cây xanh ở địa phương.

Cây có hô hấp không?

Nêu được nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp.

Phân tích được mối quan hệ giữa hai quá trình quang hợp và hô hấp ở cây xanh

Vận dụng kiến thức hô hấp và để giải thích một số hiện tượng quen thuộc

Vận dụng kiến thức hô hấp để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế và đưa ra giải pháp.

Phần lớn nước vào cây đi đâu?

Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá.

Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.

Thiết kế được thí nghiệm chứng minh phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra ngoài qua lá.

Vận dụng kiến thức quá trình thoát hơi nước ở lá để giải thích một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.

Vận dụng kiến thức quá trình thoát hơi nước ở lá để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế và đưa ra giải pháp.

Biến dạng của lá

Nêu được các dạng lá biến dạng theo chức năng và do môi trường

Hiểu được ý nghĩa sự biến dạng của lá.

Giải thích được tại sao một số cây lá có sự biến dạng.

Vận dụng kiến thức trong việc chăm sóc cây trồng.

Bài tập

Trình bày được các đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây

Viết được sơ đồ quang hợp

Lấy được ví dụ về các loại lá đơn, lá kép, các loại lá biến dạng

Giải thích được ý nghĩa của 1 số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.

Vận dụng kiến thức trong việc chăm sóc cây trồng.

Vận dụng kiến thức hô hấp để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế và đưa ra giải pháp.

V. Câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực.

STT

Mức độ nhận biết

Hãy tìm một câu không đúng trong các câu sau:

A. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng.

B. Có kiểu 2 gân lá: hình mạng và hình cung.

C. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: Mọc cánh, mọc đối, mọc vòng.

D. Lá trên cây các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

Cấu tạo lá cây gồm 3 phần chính là:

A. Gân lá, cuống lá, đầu lá.

B. Mép lá, gân lá, phiến lá.

C. Phiến lá, gân lá, cuống lá.

D. Mép lá, đầu lá, gân lá.

Chất khí nào sau đây là nguyên liệu cho quá trình tạo tinh bột của lá cây?

A. Khí ô xi

B. Khí cac bo níc.

C. Khí Ni tơ

D. Khí Clo

Trong quá trình quang hợp, để tạo ra chất hữu cơ và khí ôxi, thực vật cần những điều kiện dưới đây?

Hãy khoanh tròn “có” hoặc “không” ứng với từng điều kiện mà em cho là cần thiết.

Điều kiện cần thiết cho cây quang hợp

Có hoặc không

Nước

Có/ không

Khí cacbônic và năng lượng

Có/ không

Khí cacbônic

Có/ không

Chất hữu cơ và nước

Có/ không

Ánh sáng

Có/ không

Nhiệt độ thích hợp

Có/ không

Ngoài khí cacbônic, sản phẩm của quá trình hô hấp còn có:

A. Chất hữu cơ, nước và năng lượng

B. O2, nước và năng lượng

C. Nước và năng lượng

D. Oxy và chất hữu cơ.

Lá của nhóm cây nào sau đây thuộc loại lá kép?

  1. Cây chanh, cây dâm bụt, cây ớt

  2. Cây hoa hồng, cây nhãn, cây phượng

  3. Cây táo, cay cải, cây đu đủ

  4. Cây vải, cây xoài, cây chè

Cấu tạo trong của phiến lá gồm những bộ phận nào?

  1. Biểu bì, khoang trống, các bó mạch

  2. Biểu bì, gân lá gồm các bó mạch

  3. Biểu bì, thịt lá, gân lá gồm các bó mạch

  4. Biểu bì, lỗ khí, khoang trống

Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp?

  1. Ánh sáng, nước, khí CO2, khí 02.

  2. Ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất

  3. Ánh sáng, nước, khí CO2 và nhiệt độ

  4. Ánh sáng, phân bón, đất, nước.

Quá trình hó hấp ở cây diễn ra như thế nào?

  1. Xảy ra thường xuyên: suốt ngày, suốt đêm

  2. Tất cả các cơ quan của cây đều hô hấp

  3. Cây lấy khí oxi, thải ra khí CO2 và hơi nước

  4. Cả a, b, c

Phần lớn nước vào cây đi đâu?

  1. Phần lớn nước vào cây được mạch gỗ vận chuyển đi nuôi cây

  2. Phần lớn nước vào cây dùng để chế tạo chất dinh dưỡng cho cây

  3. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường

  4. Phần lớn nước vào cây dùng cho quá trình quang hợp.

Có những loại lá biến dạng nào?

  1. Lá bắt mồi, lá vảy, lá biến thành gai.

  2. Lá dự trữ, lá biến thành tua cuốn, lá biến thành tay móc

  3. Cả a, b

  4. Cả a, b sai

Hơi nước thoát ra ngoài qua bộ phận nào của lá:

  1. Biểu bì.

  2. Các bó mạch.

  3. Lỗ khí.

  4. Cả A và B

Lá mọc trên mấu thân xếp so le nhau có tác dụng gì?

Thế nào là quang hợp ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?

Nêu các chức năng của lá ? Chức năng nào quan trọng nhất ?

Lá gồm mấy bộ phận ? Là những bộ phận nào ?

STT

Mức độ hiểu

Tìm những điểm giống nhau của phần phiến ở các loại lá. Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá?

Có các dạng lá nào? Phân biệt các dạng lá đó?

Cấu tạo của phần thịt lá có đặc điểm gì giúp nó thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?

Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?

Lá trên các mấu thân xếp so le nhau, điều đó có ý nghĩa gì?

Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?

Vì sao nói sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trong đối với cây ?

Nhiệt độ nào là thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp của cây?

  1. Nhiệt độ cao ( 40- 50)

  2. Nhiệt độ thấp ( 5- 10)

  3. Nhiệt độ rất thấp ( 0)

  4. Nhiệt độ trung bình ( 20- 30)

Quá trình nào sau đây thải ra khí cacbonic và hơi nước?

  1. Quang hợp.

  2. Hô hấp.

  3. Thoát hơi nước.

  4. Cả A và C

Cấu tạo trong của phiến lá gồm những bộ phận nào?

  1. Biểu bì, khoang trống, các bó mạch

  2. Biểu bì, gân lá gồm các bó mạch

  3. Biểu bì, thịt lá, gân lá gồm các bó mạch

  4. Biểu bì, lỗ khí, khoang trống

Vì sao người ta thường dùng nước vôi trong các thí nghiệm để CM có sự hô hấp ở TV?

  1. Vì khi hô hấp khí cacbonic thải ra kết hợp với nước vôi tạo thành một lớp váng trắng đục mỏng trên cốc nước vôi nên dễ nhận biết.

  2. Vì chỉ có cốc nước vôi trong mới cho vào được trong bình thuỷ tinh cùng với chậu cây.

  3. Chỉ A đúng.

  4. Cả A, B đều đúng.

STT

Mức độ vận dụng thấp

Vì sao người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?

Vì sao trong thực tế người ta khuyên không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ?

Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?

Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?

Vì sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc ngắt ngọn?

Hãy phân loại những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống của con người?

Quang hợp chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 200C – 300C. Khi nhiệt độ cao ( khoảng 400C trở lên ) hoặc thấp quá ( khoảng 00C trở xuống ) thì đều có tác động xấu đến quá trình quang hợp? Em hãy giải thích?

Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ dày? Nhưng lại có những loại cây được trồng xen canh để tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp?

Vì sao ở những nơi đông dân cư như các thành phố lớn hay gần các nhà máy, người ta trồng nhiều cây xanh?

Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt ? Cho vài ví dụ.

Tại sao ở những nơi trồng nhiều cây xanh thì không khí sạch hơn (hàm lượng khí Oxi trong không khí khoảng 20,9%) và ít tiếng ôn, ít bụi hơn, mát mẻ hơn ở những nơi trồng ít cây xanh hơn?

Hãy phát hiện những cây có lá biến dạng ở địa phương em, nói rõ lá biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây?

Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai?

Vì sao có nhiều loại lá, mặt trên thường có màu xanh lục, thẫm hơn mặt dưới?

  1. Vì TB thịt lá ở mặt trên có nhiều khoang trống hơn mặt dưới

  2. Vì mặt trên lá hứng được nhiều ánh sáng hơn mặt dưới

  3. Vì TB thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn mặt dưới

  4. Cả B, C

STT

Mức độ vận dụng cao

Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Tại sao?

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”. Để nâng cao năng suất cây trồng, trước khi gieo trồng, trước khi gieo trồng cần có những biện pháp kỹ thuật gì để xử lý đất?

Em phải làm gì để phát triển cây xanh ở địa phương em?

Bố của Nam mới mua về một bể cá trong đó có 5 con cá vàng. Đồng thời, bác cũng thả thêm vào trong bể một ít rong đuôi chó. Theo em, việc người ta thường thả rong vào bể cá có ý nghĩa gì?

Trong ngày sinh nhật. Lan được các bạn tặng rất nhiều hoa tươi. Lan rất thích hoa nên đã mang tất cả số hoa đó vào phòng ngủ. Tuy nhiên mẹ của Lan không đồng ý và bảo Lan mang số hoa đó ra để ngoài sân, sáng hôm sau mới lại mang vào nhà.

Lan rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao mẹ lại bảo mình làm như vậy. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải đáp cho Lan thắc mắc đó.

Đọc đoạn phóng sự sau: “Cây xanh không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, nơi làm việc mà còn mang đến nhiều tác động có lợi cho cuộc sống con người. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, cây xanh giúp cải thiện chất lượng không khí, giảm dị ứng đồng thời tăng hiệu quả trong công việc.”

(Trích: Chuyên mục Sức khỏe - Đời sống - Báo Người Lao Động 15 -01 - 2015)

Bằng kiến thức đã học về cây xanh, em hãy giải thích vì sao cây xanh có thể giúp cải thiện chất lượng không khí?

Ở một số nơi trong thành phố Hồ Chí Minh thường bị ngập nặng mỗi khi triều cường hoặc sau cơn mưa lớn, ảnh hưởng đến đời sống của các cây sống trên cạn. Em hãy ứng dụng kiến thức đã học để lập kế hoạch, giải cứu cây trồng?

Những buổi trưa hè, những bạn nhỏ miền quê hay bắt võng dưới những tán cây trong vườn nhà nằm vì cảm thấy rất mát mẻ, thoải mái. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

Nhân dịp nghỉ tết nguyên đán, Lan được bố mẹ cho về quê ăn tết với ông bà. Đã 29 tết mà Lan còn thấy ông mang theo một đống đồ lỉnh kỉnh ra đồng. Ông nói: Ngày mai trời rét đậm rồi, nay ông phải ra chống rét cho luống mạ non.

Bằng kiến thức của mình, em hãy giải thích tại sao lại phải chống rét cho cây?

Năm ngoái Nam theo bố đi chợ hoa đầu xuân, Nam rất thích cây hoa nên xin bố cho mua một số cây về trồng, đặt ở góc sân nhỏ trước nhà. Nam rất chịu khó chăm sóc chúng, sau một thời gian một số cây phát triển rất tốt nhưng một số cây lại còi cọc đi. Bố nói đó là do sân nhà Nam ít ánh sáng.

Em hãy giải thích tại sao sự phát triển của các cây lại khác nhau như vậy?

VI. Thiết kế tiến trình học