Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CHỦ ĐỀ 7 HÓA 11ANDEHIT & AXIT CACBOXYLIC - THPT LÊ HỒNG PHONG, PHÚ YÊN.

e957faff6126d2ccd2885bcb9308b91b
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 7:20:26 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 6:55:28 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 577 | Lượt Download: 13 | File size: 0.6144 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Chủ đề 7: (7 tiết )

ANĐEHIT - AXIT CACBOXYLIC

Tiết 78,79 ANĐEHIT

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Định nghĩa và cấu trúc

a. Định nghĩa

 Nhóm >C=O được gọi là nhóm cacbonyl.

Anđehit là những hợp chất mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết với gốc hiđrocacbon hoặc nguyên tử H. Nhóm –CH=O là nhóm chức của anđehit, nó được gọi là nhóm cacbanđehit. Thí dụ : HCH=O (fomanđehit), CH3CH=O (axetanđehit)…

b. Cấu trúc của nhóm cacbonyl

Nguyên tử C mang liên kết đôi ở trạng thái lai hoá sp2.

Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết bền và một liên kết kém bền. Góc giữa các liên kết ở nhóm >C=O giống với góc giữa các liên kết >C=C< tức là 120oC. Trong khi liên kết C=C hầu như không phân cực, thì liên kết >C=O bị phân cực mạnh : nguyên tử O mang một phần điện tích âm, , nguyên tử C mang một phần điện tích dương, +. Chính vì vậy các phản ứng của nhóm >C=O có những điểm giống và những điểm khác biệt so với nhóm >C=C<.

2. Phân loại

Dựa theo cấu tạo của gốc hiđrocacbon, người ta phân chia anđehit thành 3 loại : no, không nothơm.

Ví dụ : CH3CH=O thuộc loại anđehit no, CH2=CHCH=O thuộc loại anđehit không no, thuộc loại anđehit thơm,...

3. Danh pháp: Anđehit có thể gọi theo tên thông thường hoặc tên thay thế.

Anđehit

Tên thay thế = Tên hidrocacbon tương ứng + al

(mạch chính chứa nhóm –CHO và đánh số bắt đầu từ nhóm này).

Tên thông thường =

=(Andehit + tên thông thường axit tương ứng)

Hoặc = (Tên axit tương ứng bỏ “ic” + “andehit”).

H-CHO

metanal

Fomandehit (andehit fomic)

CH3-CHO

etanal

Axetandehit (andehit axetic)

CH3CH2-CHO

propanal

Propionandehit (andehit propionic)

CH3CH(CH3)CHO

2-metylpropanal

Isobutirandehit (andehit isobutiric)

(CH3)2CHCH2-CHO

3-metylbutanal

Isovalerandehit (andehit isovaleric)

CH2=CH-CHO

propenal

Acrylandehit (andehit acrylic)

CH3CH=CH-CHO

but-2-en-1-al

Crotonandehit (andehit crotonic)

C6H5-CHO

Phenyl metanal

Benzandehit (andehit benzoic, Fomyl benzen)

C6H5-CH=CH-CHO

3-phenylpropenal

Trans-Xinamandehit (trans-andehit xinamic)

HOC - CHO

Etandial

Oxalandehit, (Andehit oxalic, Glioxal)

4. Tính chất vật lí

Fomanđehit ( = -19oC) và axetanđehit ( = 21oC) là những chất khí không màu, mùi xốc, tan rất tốt trong nước và trong các dung môi hữu cơ.

So với hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anđehit cao hơn. Nhưng so với ancol có cùng số nguyên tử C thì lại thấp hơn.

Mỗi anđehit thường có mùi riêng biệt, chẳng hạn xitral có mùi sả, axeton có mùi thơm nhẹ, menton có mùi bạc hà,…

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử)

Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng với hiđro tạo ra ancol bậc I

CH3CH = O + H2 CH3CH2OH

2. Phản ứng oxi hoá

a. Tác dụng với brom và kali pemanganat

Thí nghiệm

- Nhỏ nước brom vào dung dịch axetanđehit, màu của nước brom bị mất.

- Nhỏ dung dịch kali pemanganat vào dung dịch axetanđehit, màu tím bị mất.

 Giải thích : Anđehit rất dễ bị oxi hoá, nó làm mất màu nước brom, dung dịch kali pemanganat và bị oxi hoá thành axit cacboxylic, thí dụ :

RCH=O + Br2 + H2O RCOOH + 2HBr

Chú ý : Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau :

HCH=O + 2Br2 + H2O CO2 + 4HBr

b.Tác dụng với ion bạc trong dung dịch amoniac

Thí nghiệm : Cho dung dịch amoniac vào ống nghiệm đựng dung dịch bạc nitrat đến khi kết tủa sinh ra bị hoà tan hoàn toàn, thêm vào đó dung dịch axetanđehit rồi đun nóng thì thấy trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng như gương, vì thế gọi là phản ứng tráng bạc.

Giải thích : Amoniac tạo với Ag+ phức chất tan trong nước. Anđehit khử được Ag+ ở phức chất đó thành Ag kim loại :

AgNO3 + 3NH3 + H2O Ag(NH3)2OH + NH4NO3

(phức chất tan)

RCH=O + 2Ag(NH3)2OH RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

RCH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Phản ứng tráng bạc được ứng dụng để nhận biết anđehit và để tráng gư­ơng, tráng ruột phích.

Chú ý : Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau :

HCH=O + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

III. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Điều chế

a.Từ ancol

 Phương pháp chung để điều chế anđehit là oxi hoá nhẹ ancol bậc bằng CuO.

 Fomanđehit được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hoá metanol nhờ oxi không khí ở 600 oC - 700oC với xúc tác là Cu hoặc Ag :

2CH3 - OH + O2 2HCH = O + 2H2O

b. Từ hiđrocacbon

Các anđehit thông dụng thường được sản xuất từ hiđrocacbon là sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ.

Oxi hoá không hoàn toàn metan là phương pháp mới sản xuất fomanđehit :

CH4 + O2 HCH=O + H2O

Oxi hoá etilen là phương pháp hiện đại sản xuất axetanđehit :

2CH2=CH2 + O2 2CH3CH=O

tiểu phân trung gian

Oxi hoá cumen rồi chế hoá với axit sunfuric thu được axeton cùng với phenol

(CH3)2CHC6H5

2. Ứng dụng

a. Fomanđehit :

Fomanđehit được dùng chủ yếu để sản xuất poli(phenolfomanđehit) (làm chất dẻo) và còn được dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, d­ược phẩm.

Dung dịch 37- 40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomol) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng...

b. Axetanđehit :

Axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.

B. BÀI TẬP

Câu 1.Viết CTCT và gọi tên tất cả các anđêhit có CTPT C3H6O, C4H8O , C5H10O .

Câu 2. A có CTPT là C4H6O. Tìm CTCT và gọi tên của A biết A :

- A tác dụng với AgNO3 / NH3 tạo kết tủa bạc

- A tác dụng với H2 thu được ancol iso-butylic

Câu 3. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học

a. anđêhit axêtic, etylen glicol, ancol etylic

b. phenol, anđêhit axêtic, glixerol

Câu 4. Thực hiện các dãy chuyển hóa sau ( Ghi rõ điều kiện phản ứng )

a. Canxicacbua → C2H2→ C2H4O → C2H6O → C2H4O →CH3COONH4

C6H6 → C6H5Cl → C6H5ONa → C6H5OH

b. CH4 → CH4O →CH2O → (NH4)2CO3 → H2O → C3H8O → C3H6O

Câu 5. Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X pứ hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dd NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dd HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định CT của X.

Câu 6. Chia 23,8 gam hh 2 ankanal hơn kém nhau 14 đvC làm 2 phần bằng nhau:

- Đốt cháy phần I thu được 19,8 gam CO2

- Oxi hóa phần II bằng lượng dư dd AgNO3 / NH3 sinh ra m (g) Ag

a. Xác định CT của 2 anđêhit ? b. Tính m ? c.Tính % về số mol mỗi anđehit

Câu 7. Cho 14,4 gam andehit A là đồng đẳng của andehit fomic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag sinh ra bằng dung dịch HNO3 thu được 9,856 lít khí màu nâu bay ra (đo ở 1atm, 27,30C).

a. Xác định công thức phân tử của A. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A và gọi tên chúng.

b. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết khi hidro hoá A (Ni, t0) thì thu được ancol no, mạch nhánh.

Tiết 80,81 AXITCACBOXYLIC

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

1. Định nghĩa

Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

 Nhóm được gọi là nhóm cacboxyl, viết gọn là COOH.

2. Phân loại

Nếu nhóm cacboxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử hiđro hoặc gốc ankyl thì tạo thành dãy axit no, mạch hở, đơn chức, công thức chung là CnH2n+1COOH, gọi là dãy đồng đẳng của axit fomic (HCOOH). Ví dụ : CH3COOH (axit axetic), CH3CH2COOH (axit propionic),...

Nếu gốc hiđrocacbon trong phân tử axit có chứa liên kết đôi, liên kết ba thì gọi là axit không no, ví dụ CH2=CHCOOH, CHCCOOH,...

 Nếu gốc hiđrocacbon là vòng thơm thì gọi là axit thơm, ví dụ C6H5COOH (axit benzoic),...

Nếu trong phân tử có nhiều nhóm cacboxyl (COOH) thì gọi là axit đa chức, ví dụ : HOOCCOOH (axit oxalic), HOOCCH2COOH (axit malonic),...

3. Danh pháp

Theo IUPAC, tên của axit cacboxylic mạch hở chứa không quá 2 nhóm cacboxyl được cấu tạo bằng cách đặt từ axit trước tên của hiđrocacbon tương ứng. Theo mạch chính (mạch chính bắt đầu từ nguyên tử C của nhóm –COOH) rồi thêm vào đó đuôi oic.

Tên thông thường của các axit có liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng nên không có tính hệ thống.

Tên một số axit thường gặp

Công thức

Tên thông thường

Tên thay thế

HCOOH

Axit fomic

Axit metanoic

CH3COOH

Axit axetic

Axit etanoic

CH3CH2COOH

Axit propionic

Axit propanoic

(CH3)2CHCOOH

Axit isobutiric

Axit 2-metylpropanoic

CH3 (CH2 )3COOH

Axit valeric

Axit pentanoic

CH2=CHCOOH

Axit acrylic

Axit propenoic

CH2=C(CH3)COOH

Axit metacrylic

Axit 2-metylpropenoic

HOOCCOOH

Axit oxalic

Axit etanđioic

C6H5COOH

Axit benzoic

Axit benzoic

II. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Cấu trúc

a) Sự dịch chuyển mật độ electron ở nhóm cacboxyl

b) Mô hình phân tử axit fomic

c) Mô hình phân tử axit axetic

Nhóm –COOH được xem như­ hợp bởi nhóm cacbonyl ( >C=O) và nhóm hiđroxyl (OH) vì thế nó được gọi là nhóm cacboxyl. Tương tác giữa nhóm cacbonyl và nhóm hiđroxyl làm cho mật độ electron ở nhóm cacboxyl dịch chuyển như­ biểu diễn bởi các mũi tên.

Hệ quả là nguyên tử hiđro ở nhóm –OH axit trở nên linh động hơn ở nhóm –OH ancol, phenol và phản ứng của nhóm >C=O axit cũng không còn giống như của nhóm >C=O anđehit, xeton.

2. Tính chất vật lí

Ở điều kiện thường, tất cả các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn. Điểm sôi của các axit cacboxylic cao hơn của anđehit, xeton và cả ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Nguyên nhân là do sự phân cực ở nhóm cacboxyl và sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử ở axit cacboxylic.

Liên kết hiđro ở axit cacboxylic : a) Dạng polime; b) Dạng đime

Axit cacboxylic cũng tạo liên kết hiđro với nước và nhiều chất khác. Các axit fomic, axetic, propionic tan vô hạn trong nước. Khi số nguyên tử C tăng lên thì độ tan trong nước giảm.

Mỗi axit cacboxylic có vị chua riêng biệt, thí dụ axit axetic có vị chua giấm, axit xitric có vị chua chanh, axit oxalic có vị chua me, axit tactric có vị chua nho...

III.TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Tính axit

Do mật độ electron ở nhóm OH dịch chuyển về phía nhóm C=O, nguyên tử H của nhóm OH trở nên linh động nên axit cacboxylic điện li không hoàn toàn trong n­ước theo cân bằng :

Ka là mức đo lực axit : Ka càng lớn thì axit càng mạnh và ngược lại.

Axit cacboxylic là những axit yếu. Tuy vậy, chúng có đầy đủ tính chất của một axit nh­ư : làm hồng quỳ tím, tác dụng với kim loại giải phóng hiđro, phản ứng với bazơ, đẩy được axit yếu hơn ra khỏi muối.

2. Phản ứng thế nhóm -OH ( phản ứng tạo thành dẫn xuất axit)

Phản ứng với ancol (phản ứng este hoá)

 Phản ứng của axit axetic với etanol xúc tác axit là phản ứng thuận nghịch

+ C2H5 OH + H2O

axit axetic etanol etyl axetat

Một cách tổng quát, phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol được viết như sau :

axit cacboxylic ancol este

Kết luận : Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghich : Chiều thuận là phản ứng este hoá, chiều nghịch là phản ứng thuỷ phân este.

Lưu ý: Phản ứng đặc biệt của HCOOH (phản ứng của nhóm – CHO):

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH (NH4)2CO3 + 2NH3 + 2Ag + H2O IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

Oxi hoá hiđrocacbon, ancol,… :

Đi từ dẫn xuất halogen

C6H5CH3 C6H5COOH

RX RCN RCOOH

b. Trong công nghiệp : Axit axetic được sản xuất theo các phương pháp sau

Lên men giấm là phương pháp cổ nhất, ngày nay chỉ còn dùng để sản xuất giấm ăn :

Oxi hoá anđehit axetic trư­ớc đây là phương pháp chủ yếu sản xuất axit axetic :

Đi từ metanol và cacbon oxit, nhờ xúc tác thích hợp là phư­ơng pháp hiện đại sản xuất axit axetic :

CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O

CH3OH + CO CH3COOH

Vì metanol và cacbon oxit đều được điều chế từ metan có sẵn trong khí thiên nhiên và khí dầu mỏ nên phương pháp này cho axit axetic với giá hạ nhất.

2. Ứng dụng

a. Axit axetic

Axit axetic được dùng để điều chế những chất có ứng dụng quan trọng như ­: axit cloaxetic (dùng tổng hợp chất diệt cỏ 2,4-D ; 2,4,5-T...), muối axetat của nhôm, crom, sắt (dùng làm chất cầm màu khi nhuộm vải, sợi), một số este (làm dược liệu, hương liệu, dung môi,...), xenlulozơ axetat (chế tơ axetat),...

b. Các axit khác

Các axit béo như­ axit panmitic (n-C15H31COOH), axit stearic (n-C17H35COOH),... được dùng để chế xà phòng. Axit benzoic được dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, nông dược... Axit salixylic dùng để chế thuốc cảm, thuốc xoa bóp, giảm đau…

Các axit đicacboxylic (như­ axit ađipic, axit phtalic...) được dùng trong sản xuất poliamit, polieste để chế tơ sợi tổng hợp.

B. BÀI TẬP

Câu 1.Viết CTCT và gọi tên tất cả các axit có CTPT C3H6O2, C4H8O2 , C5H10O2 .

Câu 2. Viết PTHH xảy ra khi cho axitaxetic tác dụng với: Zn, CuO, KOH, BaCO3, C2H5OH.

Câu 3. Thực hiện các dãy chuyển hóa sau ( Ghi rõ điều kiện phản ứng )

a. metan → metyl clorua → metanol → metanal→ axit fomic

b. C2H2 CH3CHO CH3CH2OH CH3COOH CH3COOC2H5

Câu 4 . Để trung hoà 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Xác định công thức của Y. ĐA CH3COOH

Câu 5 . Cho 5,76 gam axit hữu cơ Y đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ.Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X ? ĐA CH2=CHCOOH

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của Y ? đa HOOC-COOH

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Tính giá trị của V. ĐS 6,72

Câu 8. Cho hỗn hợp gm 0,1 mol HCHO 0,1 mol HCOOH tác dụng với ng dư AgNO3 trong dung dch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối ng Ag tạo thành là bao nhiêu? ĐS 64,8

Câu 9.Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ng, thu được m gam hỗn hợp cht rắn khan. Tính giá trị m. ĐS 6,8

Tiết 82,83,84 LUYỆN TẬP : ANĐEHIT- AXITCACBOXYLIC

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

ANĐEHIT

AXIT CACBOXYLIC

R(CHO)x

HCH=O; CH3CHO;

O=CH-CH=O; …

R(COOH)x

HCOOH; CH3COOH

HOOC-COOH; …

TCHH

1. PƯ cộng:

RCH=O + H2 RCH2OH

Ancol bậc I

2. PƯ oxi hóa:

a. Với dd Br2, dd KMnO4:

Anđehit làm mất màu dd Br2, dd KMnO4 ở điều kiện thường

RCHO + Br2 + H2O RCOOH + 2HBr

b. Với AgNO3 / NH3:

RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH RCOONH4 + 3NH3 + H2O + 2Ag

HCHO + [Ag(NH3)2]OH (NH4)2CO3 + NH3 + H2O + 4Ag

R(CHO)x + 2x[Ag(NH3)2]OH R(COONH4)x + 3xNH3 + xH2O + 2x Ag

Chú ý:

RCHO 2Ag

HCHO 4Ag

R(CHO)x 2xAg

TCHH

1. Tính axit:

-Điện li trong dd, làm quỳ tím hóa đỏ.

-PƯ với: bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại trước H

-Liên kết hiđro liên phân tử bền hơn so với ancol nên t0s cao hơn.

2. PƯ tạo thành dẫn xuất axit:

RCOOH + HOR1 RCOOR1 + H2O

Este

ĐIỀU CHẾ

1. PP chung: Từ ancol bậc I

RCH2OH + CuO RCHO + Cu + H2O

Anđehit

2. PP riêng đc HCHO, CH3CHO

CH4 + O2 HCHO + H2O

2C2H4 + O2 2CH3CHO

ĐIỀU CHẾ

1. PP chung: Từ dx halogen

R-X R-CN RCOOH

2. PP riêng đc CH3COOH

C2H5OH CH3COOH

CH3CHO CH3COOH

CH3OH + CO CH3COOH

B. BÀI TẬP

Câu 1: Thực hiện chuỗi phản ứng

a) CaC2 C2H2 CH3CHO C2H5OH CH3COOH CH3COOCH3

b) C2H2 C2H4 CH3CHO C2H5OH CH3CHO CH3COONH4

c) etylen etylclorua etanol anđehitaxetic axit axetic etylaxetat

Câu 2: Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết phản ứng điều chế HCHO,CH3CHO, HCHOOH, CH3CHOOH

Câu 3: Nhận biết hóa chất bị mất nhãn . Viết phương trình phản ứng xảy ra.

a) Các chất lỏng C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCHO

b) các chất lỏng ancol etylic, andehitfomic, phenol, benzen, axit axetic

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2g kết tủa và dung dịch chứa 17,5g muối amoni của 2 axit hữu cơ. Tính m ?

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 andehit đơn chức Y và Z (MY < MZ). Cho 1,89g X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau khi phản ứng kết thúc thu được 18,36g Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,784 lit CO2. Tìm tên Z ?

Câu 6: Hidrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng hidrat hóa ?

Câu 7: Hỗn hợp A có khối lượng 10 gam gồm axit axit axetic và andehit axetic . Cho A tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dd ammoniac thấy có 21,6 gam Ag kết tủa. Để trung hòa A cần V ml ddNaOH 0,2M.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ?

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong A và tính thể tích ddNaOH đã dùng

Câu 8: Cho 3,15g mét h/ hîp gåm axit acrylic, axetic, propionic lµm mÊt mµu hoµn toµn dung dÞch chøa 3,2 g brom. §Ó trung hßa hoµn toµn 3,15 g còng hçn hîp trªn cÇn 90ml dung dÞch NaOH 0,5M. TÝnh khèi l­îng cña tõng axit trong h/ hîp

Câu 9: Hòa tan 13,4 (g) hh 2 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước thu 50 (g) dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng với lượng dư bạc nitrat trong dung dịch amoniac, thu được 10,8 (g) bạc. Phần thứ hai trung hòa bằng dd NaOH 1M thì cần 100 ml.

Xác định CTPT của 2 axit, tính %m của mỗi axit trong hỗn hợp. Tính nồng độ % của mỗi axit trong dd A.

Câu 10: Oxihoa một ít ancol etylic bằng oxi (có xúc tác) thu được hỗn hợp A gồm anđehit axetic, axitaxetic , nước và một phần ancol không bị oxihoa .

a/ Lấy 1/10 hỗn hợp A đem trung hòa bằng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được 3,28 g muối khan

b/ Lấy 1/10 hỗn hợp A cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thấy thoát ra 2,16 g Ag .

c/ Lấy 1/10 hỗn hợp A cho tác dụng với Na thấy bay ra 1,12 lit H2 (đktc).

Tính % ancol bị oxihoa thành anđehyt và thành axit.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

ANĐEHIT

Câu 1: Một anđehit có công thức tổng quát là CnH2n + 2 – 2a – m (CHO)m. Các giá trị n, a, m lần lượt được xác định là

A. n > 0, a 0, m 1. B. n 0, a 0, m 1.

C. n > 0, a > 0, m > 1. D. n 0, a > 0, m 1.

Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 3: Có bao nhiêu xeton có công thức phân tử là C5H10O ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C6H12O tham gia phản ứng tráng gương ?

A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.

Câu 5: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6: Đốt cháy chất nào sau đây thu được số mol CO2 = số mol H2O?

A. C6H5CHO B. CnH2n-1CHO C. CH3CHO D. C2H3CHO

Câu 7: Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của andehit ta thu được một số mol CO2 = số mol H2O thì đó là dãy đồng đẳng.

A. Andehit đơn chức no B. Andehit hai chức no

C. Andehit không no đơn chức. D. Andehit vòng no

Câu 8: (CH3)2CHCHO có tên là

A. isobutyranđehit. B. anđehit isobutyric. C. 2-metyl propanal. D. A, B, C đều đúng.

Câu 9: Tên gọi nào sau đây của CH3CHO là sai ?

A. axetanđehit. B. andehit axetic C. etanal D. etanol

Câu 10: Gọi tên hợp chất có CTCT:

CH3 A. 2,2 – đimetylpropanal

B. Tert-butyletanal

CH3 C CHO C. 2,2 – đimetyl pentanal

D. 2-etyl-2-metyletanal

CH3

Câu 11: Hãy chọn đáp án đúng ứng với tên gọi quốc tế của chất có CT CH3CH2CHO cho dưới đây?

A.propanon B. propanoic C. andehit propanoic D. propanal

Câu 12: Cho các chất sau: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), (CH3)2CHCHO (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2(Ni, t0) cùng tạo ra một SP là

A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4)

Câu 13: Chất không p.ư với NaOH là A. phenol B. axit axetic C. adehit axetic D. axit clohidric

Câu 14 : Nhỏ vài giọt dd fomanđehit vào dd AgNO3/NH3 , đun nóng. Hiện tượng quan sát được là

A. không có hiện tượng B.thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc

C. xuất hiện kết tủa trắng D. sủi bọt khí

Câu 15: trong phản ứng tráng gương, andehit thể hiện tính gì?

A. tính axit B. tính khử C. tính oxi hóa D. tính bazơ

Câu 16: Cho phản ứng CH3CHO + H2 CH3CH2OH. Trong phản ứng này CH3CHO thể hiện tính gì?

A. tính axit B. tính oxi hoá C. vừa khử vừa oxi hoá D. tính khử

Câu 17: Andehit là chất

A. Có tính khử. C. Không có tính khử và không có tính oxi hoá.

B. Có tính oxi hoá D. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá

Câu 18: Hợp chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng gương?

A. CH2OH-CH2OH B. HCOOCH3 C. CH3COOH D. CH3OH

Câu 19: (CĐ – 2010). Ứng với công thức C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, t0) thu được ancol:

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 20: (ĐHKB – 2010). Cho phản ứng: 2C6H5CHO + KOH C6H5COOK + C6H5CH2OH. Phản ứng này chứng tỏ C6H5CHO:

A. chỉ thể hiện tính oxi hóa B. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa

C. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử D. chỉ thể hiện tính khử

Câu 21: Hợp chất X có công thức C3H6O tác dụng được với nước brom và tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3CH2CH=O B. CH2=CH-CH2OH C. CH2=CH-O-CH3 D. CH3-CO-CH3

Câu 22: Phản ứng nào sau đây dùng để nhận biết andehit axetic:

A. Phản ứng cộng hidro. B. Phản ứng với AgNO3/ dd NH3, t0

C. Phản ứng cháy. D. Phản ứng trùng ngưng.

Câu 23: Ancol nào trong các ancol sau bị oxi hóa tạo ra andehit?

A. CH3 - CH2 - CH2OH C. CH3 – CH(CH3) - CH2OH

B . CH3- CH(OH)- CH3 D. Cả A, C đều đúng

Câu 24: Trong số các chất sau: C3H8, CH3CHO, C2H5OH, C2H5Cl chất có nhiệt sôi cao nhất là chất nào?

A. C3H8 B. CH3CHO C. C2H5OH D. C2H5Cl

Câu 25: Thể tích H2 (0oC và 2 atm) vừa đủ để tác dụng với 11,2 gam anđehit acrylic là

A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 0,448 lít. D. 0,336 lít.

Câu 26: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là

A. C3H7CHO. B. C4H9CHO. C. HCHO. D. C2H5CHO

Câu 27. (CĐ – 2007). Cho 2,9g một andehit phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6g Ag.

Câu 28: Công thức của andehit là:

A. HCHO B. CH2=CHCHO C. OHC – CHO D. CH3CHO

Câu 29: (ĐHKA – 2007). Cho 6,6g một andehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho tác dụng hết với HNO3 loãng thoát ra 2,24 lit NO (đktc). X là:

A. CH3CHO B. HCHO C. CH2 = CHCHO D. CH3CH2CHO

Câu 30: (CĐ – 2008). Cho 0,1mol HCHO và 0,1mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được lượng Ag là:

A. 43,2g B. 10,8g C. 64,8g D. 21,6g

Câu 31: (ĐHKA – 2008). Cho 3,6g andehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc sinh ra 2,24 lit NO2 (đktc). X là:

A. C3H7CHO B. C4H9CHO C. HCHO D. C2H5CHO

Câu 32: (CĐ – 2009). Cho 0,1mol hỗn hợp X gồm 2 andehit no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 32,4g Ag. 2 andehit là:

A. HCHO và CH3CHO B. HCHO và C2H5CHO

C. C2H3CHO và C3H5CHO D. CH3CHO và C2H5CHO

AXITCACBOXYLIC

Câu 33: Một axit cacboxylic có công thức tổng quát là CnH2n + 2 – 2a – m (COOH)m. Các giá trị n, a, m lần lượt được xác định là :

A. n > 0, a 0, m 1. B. n 0, a 0, m 1.

C. n > 0, a > 0, m > 1. D. n 0, a > 0, m 1.

Câu 34: Công thức phân tử tổng quát của axit cacboxylic mạch hở là :

A. CnH2n +2-2a-2bO2b. B. CnH2n-2O2b. C. CnH2n + 2-2bO2b.­ D. CnH2nO2b.­

Câu 35: Hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức chung là CnH2nO2 có thể thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây ?

A. R­ượu no, đơn chức. B. Anđehit no, hai chức.

C. Xeton no, hai chức. D. Axit cacboxylic no, đơn chức.

Câu 36: Một axit có công thức chung CnH2n-2O4, đó là loại axit nào sau đây ?

A. Axit đa chức chư­a no. B. Axit no, 2 chức.

C. Axit đa chức no. D. Axit ch­ưa no hai chức.

Câu 37: Axit không no, đơn chức, có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp là :

A. CnH2n+1-2kCOOH (n 2). B. RCOOH.

C. CnH2n-1COOH (n 2). D. CnH2n+1COOH (n 1).

Câu 38: Cho axit hữu cơ mạch hở, có công thức nguyên là (C2H3O)n. CTPT của axit là :

A. C4H6O2. B. C8H12O4. C. C12H18O6. D. Cả A, B, C.

Câu 39: A là ancol đơn chức no, mạch hở, B là axit cacboxylic no, mạch hở đơn chức. Biết MA = MB. Phát biểu đúng là :

A. A, B là đồng phân. B. A, B có cùng số cacbon trong phân tử.

C. A hơn B một nguyên tử cacbon. D. B hơn A một nguyên tử cacbon.

Câu 40: Axit cacboxylic mạch hở có CTPT C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân ?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 41: Axit nào sau đây có đồng phân hình học ?

A. CH2=CH–COOH B. CH3–CH=CHCOOH

C. CH2=CH(CH3)COOH D. Cả A, B, C

Câu 42: Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là :

A. Axit 2-etyl-5-metyl hexanoic. B. Axit 2-etyl-5-metyl nonanoic.

C. Axit 5-etyl-2-metyl hexanoic. D. Tên gọi khác.

Câu 43: Hợp chất có CTCT như sau :

Tên hợp chất đó theo danh pháp IUPAC là :

A. 2,4-đietylpentanoic. B. 2-metyl-4-etylhexanoic.

C. 2-etyl-4-metylhexanoic. D. 2-metyl-5-cacboxiheptan.

Câu 44: Chất nào sau đây là axit acrylic ?

A. CH2=CH–COOH. B. CH3–CH(OH) –COOH.

C. CH2=CH(CH3)–COOH. D. HOOC–CH2–COOH.

Câu 45: Chất nào sau đây là axit metacrylic ?

A. CH2=CH–COOH. B. CH3–CH(OH) –COOH.

C. CH2=CH(CH3)–COOH. D. HOOC–CH2–COOH.

Câu 46: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. C2H6.

Câu 47: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

A. Axit fomic. B. Axit axetic.

C. Axit propionic. D. Axit iso-butylic.

Câu 48: Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ?

C2H5OH HCOOH CH3COOH

A. 118,2oC 78,3oC 100,5oC.

B. 118,2oC 100,5oC 78,3oC.

C. 100,5oC 78,3oC 118,2oC.

D. 78,3oC 100,5oC 118,2oC.

Câu 49: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

A. CH3CHO ; C2H5OH ; CH3COOH. C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.

B. CH3CHO ; CH3COOH ; C2H5OH. D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.

Câu 50: Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là :

A. T, X, Y, Z. B. T, Z, Y, X. C. Z, T, Y, X. D. Y, T, Z, X.

Câu 51: Nhiệt độ sôi của ancol etylic (I), anđehit axetic (II), axit axetic (III) và axit propionic (IV) sắp xếp theo thứ tự giảm dần là :

A. IV > I > III > II. B. IV > III > I > II.

C. II > III > I > IV. D. I > II > III > IV.

Câu 52: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là :

A. 2% 5%. B. 5% 9%. C. 9% 12%. D. 12% 15%.

Câu 53: Thứ tự sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của CH3COOH ; C2H5OH ; CO2 và C6H5OH là :

A. C6H5OH < CO2 < CH3COOH < C2H5OH.

B. CH3COOH < C6H5OH < CO2 < C2H5OH.

C. C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH.

D. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH < CO2.

Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic được mol CO2 = mol H2O. Hỗn hợp X gồm

A. 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức. B. 1 axit no, 1 axit chưa no.

C. 2 axit đơn chức, no, mạch vòng D. 2 axit no, mạch hở, đơn chức.

Câu 55: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit A thu được 2 thể tích CO2 đo ở cùng điều kiện, A là :

A. HCOOH. B. HOOCCOOH. C. CH3COOH. D. B và C đúng.

Câu 56: Axit fomic và axit axetic khác nhau ở điểm nào ?

A. Phản ứng với bazơ.

B. Phản ứng với dung dịch AgNO trong amoniac.

C. Phản ứng với các kim loại hoạt động.

D. Thành phần định tính.

Câu 57: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là :

A. HCOO–CH=CH2, CH3–COO–CH3. B. CH3–CH2–COOH, HCOO–CH2–CH3.

C. HCOOCH=CH2, CH3–CH2–COOH. D. CH2=CHCOOH, OHC–CH2–CHO.

Câu 58: Cho chuỗi phản ứng :

C2H6O X Axit axetic Y

CTCT của X, Y lần lượt là :

A. CH3CHO, CH3CH2COOH. B. CH3CHO, CH3COOCH3.

C. CH3CHO, CH2(OH)CH2CHO. D. CH3CHO, HCOOCH2CH3.

Câu 59: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. HOOC-CH2-CH2-COOH. B. C2H5-COOH.

C. CH3-COOH. D. HOOC-COOH.

Câu 60: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu

được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96. B. 6,72. C. 4,48. D. 11,2

Câu 61: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung

dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là

A. 4,90 gam. B. 6,84 gam. C. 8,64 gam. D. 6,80 gam

Câu 62: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử

của X là

A. C6H8O6. B. C9H12O9. C. C3H4O3. D. C12H16O12

Câu 63: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm

KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công

thức phân tử của X là

A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C3H7COOH. D. C2H5COOH.

u 64: Cho hỗn hợp X gm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu đưc 11,2 t khí CO2 ( đktc). Nếu trung a 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dch NaOH 1M. Hai axit đó là:

A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.

C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.

Câu 65: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

A. HOOC-COOH và 42,86%. B. HOOC-COOH và 60,00%.

C. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. D. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.

Câu 66: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,62. B. 1,80. C. 3,60. D. 1,44.