Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CHỦ ĐỀ 4 HÓA 12 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - THPT LÊ HỒNG PHONG, PHÚ YÊN

a40f5047f10046b3f147bd4201ca162d
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 7:20:40 | Được cập nhật: 19 giờ trước (6:54:05) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 430 | Lượt Download: 7 | File size: 0.293376 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 4: LUYỆN TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tính chất vật lí của kim loại

1.1. Tính chất vật lí chung

Kim loại có những tính chất vật lí chung là tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim. Các tính chất vật lí chung này chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.

  • Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, Sn,…

  • Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe…

  • Tính dẫn nhiệt của Ag > Cu > Al > Fe…

  • Kim loại có ánh kim (vẻ sáng) là do các electron tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.

1.2. Tính chất vật lí riêng

Các tính chất vật lí riêng như độ cứng, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng phụ thuộc vào độ bền của liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể,… của kim loại.

  • Độ cứng: Nếu chia độ cứng của chất rắn thành 10 bậc và qui ước độ cứng của kim cương là 10 thì độ cứng của Cr (9, kim loại cứng nhất) > W (7) > Fe (4,5) > Cu, Al (3)> … > Cs (0,2 là kim loại mềm nhất).

  • Nhiệt độ nóng chảy: Kim loại có tonc cao nhất là W (3410oC), tonc thấp nhất là Hg (– 39oC).

  • Khối lượng riêng: Osimi (Os) có khối lượng riêng lớn nhất, D = 22,6g/cm3 còn liti (Li) có khối lượng riêng nhỏ nhất, D = 0,5g/cm3.

2. Tính chất hóa học chung của kim loại

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. Năng lượng ion hóa càng nhỏ thì kim loại có tính khử càng mạnh.

M Mn+ + ne (n = 1, 2, 3)

2.1. Tác dụng với phi kim (O2, halogen, S,…) a) Tác dụng với O2 Oxit

2Mg + O2 2MgO

4Al + 3O2 2Al2O3

b) Tác dụng với halogen (F2, Cl2, Br2, I2) Muối halogenua

2Na + Cl2 2NaCl (natri clorua)

Zn + Br2 ZnBr2 (kẽm bromua)

2Al + 3I2 2AlI3 (nhôm iotua)

c) Tác dụng với lưu huỳnh Muối sunfua

2Na + S Na2S (natri sunfua)

Cu + S CuS (đồng (II) sunfua)

Fe + S FeS (sắt (II) sunfua)

2Al + 3S Al2S3

Riêng thủy ngân có thể tác dụng với S ngay ở nhiệt độ thường: Hg + S HgS

Vì vậy để khử độc thủy ngân, người ta rắc bột lưu huỳnh.

2.2. Tác dụng với axit

a) Axit HCl, H2SO4 loãng

Nhiều kim loại + axit HCl hoặc H2SO4 loãng H2

Ví dụ:

Na + HCl NaCl + ½ H2

Mg + H2SO4 loãng MgSO4 + H2

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 loãng FeSO4 + H2

b) Axit H2SO4 đặc, HNO3

  • H2SO4 đặc, HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại đến mức oxi hóa cao, trừ vàng (Au) và bạch kim (Pt).

  • Kim loại + H2SO4 đặc Muối sunfat + sản phẩm khử + H2O. Kim loại càng mạnh thì khử (H2SO4) xuống mức oxi hóa càng thấp. Ví dụ: 2Fe + 6H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

3Zn + 4H2SO4 đặc 3ZnSO4 + S + 4H2O 4Mg + 5H2SO4 đặc 4MgSO4 + H2S + 4H2O

  • Kim loại + HNO3 Muối nitrat + sản phẩm khử + H2O Trong đó sản phẩm khử có thể là khí màu nâu đỏ, khí không màu hóa nâu trong không khí, khí không màu nặng hơn không khí, không màu nhẹ hơn không khí hoặc dung dịch muối .

  • Khi tác dụng với kim loại có tính khử yếu như Pb, Cu, Ag…thì HNO3 đặc bị khử thành NO2 còn HNO3 loãng bị khử thành NO. Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh như Mg, Al, Zn…thì HNO3 loãng có thể bị khử đến , hoặc .

Ví dụ:

Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

4Mg + 10HNO3 loãng 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

10Al + 36HNO3 loãng 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

4Zn + 10HNO3 loãng 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O

  • Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

2. 3. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag

2.4. Tác dụng với H2O

  • Những kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca, Ba, Sr,… khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2

  • Một số kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe,…khử được hơi nước ở nhiệt độ cao. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2 Fe + H2O FeO + H2

  • Những kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg, Pt, Au không thể khử được H2O.

3. Dãy điện hóa của kim loại: sgk 4. Điều chế kim loại

  • Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne M.

  • Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

  • Các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện, phương pháp nhiệt luyện và phương pháp điện phân dung dịch.

4.1. Phương pháp thủy luyện

  • Dùng kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi dung dịch muối.

  • Điều kiện: A đứng trước B trong dãy điện hóa và A không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

  • Ví dụ: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag

4.2. Phương pháp nhiệt luyện

  • Dùng các chất khử mạnh như C, CO, H2, Al để khử các oxit của kim loại sau Al ở nhiệt độ cao.

  • Ví dụ: CO + CuO Cu + CO2 H2 + ZnO Zn + H2O 2Al + Cr2O3 2Cr + Al2O3

4.3. Phương pháp điện phân

4.3.1. Phương pháp điện phân nóng chảy

  • Các kim loại mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của KL

Ví dụ : 2NaCl 2Na (ở catot) + Cl2 (ở anot)

MgCl2 Mg (ở catot) + Cl2 (ở anot)

Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6: 2Al2O3 4Al (ở catot) + 3O2 (ở anot)

4.3.2. Phương pháp điện phân dung dịch

  • Phương pháp điện phân dung dịch có thể được dùng để điều chế những kim loại sau Al.

  • Trong quá trình điện phân dung dịch, các cation của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và những anion gốc axit có chứa oxi như NO3-, SO42- không tham gia điện phân mà H2O sẽ điện phân thay thế.

  • Trong quá trình điện phân, cation đi về catot còn anion đi về anot. Tại catot xảy ra sự khử còn tại anot xảy ra sự oxi hóa.

  • Ví dụ 1: điện phân dung dịch CuCl2 Catot (cực âm) dung dịch CuCl2 anot (cực dương)

Cu2+, H2O Cl-, H2O

Tại catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e Cu

Tại anot xảy ra sự oxi hóa: 2Cl- Cl2 + 2e

CuCl2 Cu (catot) + Cl2 (anot)

  • Ví dụ 2: điện phân dung dịch CuSO4

Catot (cực âm) dung dịch CuSO4 anot (cực dương)

Cu2+, H2O SO42-, H2O

Tại catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e Cu

Tại anot xảy ra sự oxi hóa: 2H2O 4H+ + O2 + 4e (lưu ý: SO42- không đpdd)

CuSO4 + H2O Cu (ở catot) + ½ O2 (ở anot) + H2SO4

6. Sự ăn mòn kim loại

6.1. Khái niệm

  • Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.

  • Ăn mòn kim loại có thể là quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương: M Mn+ + ne

6.2. Hai dạng ăn mòn kim loại

6.2.1. Ăn mòn hóa học: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa–khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

6.2.2. Ăn mòn điện hóa

  • Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa–khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

  • Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là:

  • Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim. Nếu cặp 2 kim loại khác nhau thì kim loại đứng trước (mạnh hơn) sẽ đóng vai trò cực âm (anot) còn kim loại đứng sau (yếu hơn) sẽ đóng vai trò cực dương. Nếu cặp kim loại với phi kim (C) thì kim loại đóng vai trò cực âm còn C đóng vai trò cực dương.

  • Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn.

- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li (axit, bazơ, muối, không khí ẩm).

6.2.3. Chống ăn mòn kim loại

a) Phương pháp bảo vệ bề mặt

Dùng những chất bền vững với môi trường để phủ lên bể mặt những đồ vật kim loại bằng cách bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,…

b) Phương pháp điện hóa: Dùng kim loại mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ cho kim loại yếu hơn.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT, HIỂU

Câu 1: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây? A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

Câu 2: Kim loại nhẹ có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật và đời sống là:

A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.

Câu 3: Trong các trường hợp sau, phản ứng nào không xảy ra?

A. Zn + CuCl2. B. Fe + CuCl2. C. Fe + FeCl3. D. Cu + FeCl2.

Câu 4: Trên các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá kẽm mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:

A. Dùng hợp kim chống gỉ. B. Phương pháp bảo vệ bề mặt. C. Phương pháp biến đổi hóa học lớp bề mặt. D. Phương pháp điện hóa.

Câu 5: Sắt không bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí ẩm?

A. Zn. B. Ni. C. Pb. D. Sn.

Câu 6 : Ion X3+ có cấu hình electron là [Ar] 3d3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Ô 24 chu kì 4 nhóm VIB. B. Ô 25 chu kì 3 nhóm VB.

C. Ô 23 chu kì 3 nhóm IIIA. D. Ô 22 chu kì 4 nhóm IIIB.

Câu 7. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 8. Để khử ion Cu2+ trong dung dch CuSO4 có thể dùng kim loại

A. Ba. B. K. C. Fe. D. Na.

Câu 9. Cho phương trình hóa học của phn ứng: 2Cr + 3Sn2+ 2Cr3+ + 3Sn.

Nhn xét nào sau đây về phn ứng trên là đúng?

A. Sn2+ là cht khử, Cr3+ là cht oxi hóa. B. Cr là cht oxi hóa, Sn2+ là cht kh.

C. Cr là cht khử, Sn2+ là cht oxi hóa. D. Cr3+ là cht khử, Sn2+ là cht oxi hóa.

Câu 10. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tt cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dch HNO3 đặc, nóng là

A. 10. B. 9. C. 8. D. 11.

Câu 11. Dãy gm các kim loại đều tác dụng đưc với dung dch HCl nhưng không tác dụng với dung dch HNO3 đặc, nguội là:

A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Al, Cr. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Mg, Al.

Câu 12. Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu Fe2O3. Trong các chất trên, số chất thể bị oxi hóa bởi dung dch axit H2SO4 đặc, nóng là

A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 13. 4 dung dch riêng bit: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dch một thanh Fe nguyên chất. Số trưng hợp xuất hiện ăn mòn đin hoá là

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 14. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe Pb; Fe Zn; Fe Sn; Fe Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hutc là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 15: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dch oxi hóa đưc Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb Sn đưc nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dch cht điện li thì

A. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. B. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

C. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá. D. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.

Câu 16. Một pin điện hoá điện cc Zn nhúng trong dung dch ZnSO4 điện cực Cu nhúng trong dung dch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lưng

A. điện cực Zn giảm còn khối lưng điện cực Cu tăng.

B. cả hai đin cực Zn và Cu đều tăng.

C. điện cực Zn tăng còn khối lưng điện cực Cu giảm.

D. cả hai đin cực Zn và Cu đều giảm.

Câu 17. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

- Thí nghim 1: Nhúng thanh Fe vào dung dch FeCl3;

- Thí nghim 2: Nhúng thanh Fe vào dung dch CuSO4;

- Thí nghim 3: Nhúng thanh Cu vào dung dch FeCl3;

- Thí nghim 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dch HCl. Số trưng hợp xuất hiện ăn mòn đin hoá là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 18. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dch cht đin li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trưc là:

A. I, II và IV. B. I, III và IV. C. I, II và III. D. II, III và IV.

Câu 19. Có các thí nghiệm sau:

(I) Nhúng thanh sắt vào dung dch H2SO4 loãng, nguội.

(II) Sục khí SO2 vào nưc brom.

(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.

(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dch H2SO4 đặc, nguội.

Số thí nghim xảy ra phn ứng hoá học là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 20: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

A. km đóng vai trò catot và bị oxi hóa. B. sắt đóng vai trò anot và b oxi hoá.

C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa. D. km đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

Câu 21. Trưng hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dch HNO3. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dch H2SO4 loãng. D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 22: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), ti catôt xảy ra

A. sự oxi hoá ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Na+. C. sự khử ion Cl-. D. sự khử ion Na+.

Câu 23: Phản ứng điện phân dung dch CuCl2 (với điện cực trơ) phản ứng ăn mòn điện hoá xy ra khi nhúng hp kim Zn-Cu vào dung dch HCl có đặc điểm là:

A. Phản ứng ở cực âm sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.

B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl.

C. Đu sinh ra Cu ở cực âm.

D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

Câu 24: Có các phát biểu sau:

1 Lưu hunh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

2 Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5.

3 Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

4 Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Các phát biu đúng là:

A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3.

Câu 25: Đin phân dung dịch CuSO4 vi anot bng đồng (anot tan) điện phân dung dịch CuSO4 vi anot bằng graphit (điện cực trơ) đều đặc đim chung

A. anot xảy ra sự oxi hoá: Cu Cu2+ + 2e.

B. catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e Cu.

C. catot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O + 2e 2OH + H2.

D. anot xảy ra sự khử: 2H2O O2 + 4H+ + 4e.

Câu 26. Phản ứng hoá học xảy ra trong trưng hợp nào i đây không thuộc loi phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Câu 27. Dãy gm các oxit đều b Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3.

Câu 28: Dãy gm các chất đều tác dụng đưc với dung dch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

C. FeS, BaSO4, KOH. D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.

Câu 29: Dãy nào sau đây chỉ gm các chất vừa tác dụng đưc với dung dch HCl, va tác dụng đưc với dung dch AgNO3?

A. Zn, Cu, Mg. B. Al, Fe, CuO. C. Hg, Na, Ca. D. Fe, Ni, Sn.

Câu 30: Các chất vừa tác dụng đưc với dung dịch HCl vừa tác dụng đưc với dung dch AgNO3 là:

A. CuO, Al, Mg. B. MgO, Na, Ba. C. Zn, Ni, Sn. D. Zn, Cu, Fe.

Câu 31: Khi cho ng dung dch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dch trong ống nghiệm

A. chuyển tmàu da cam sang màu vàng. B. chuyển tmàu vàng sang màu đ.

C. chuyển tmàu da cam sang màu xanh lục. D. chuyển tmàu vàng sang màu da cam.

Câu 32: Hiện tưng xảy ra khi nhỏ vài git dung dch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:

A. Dung dch chuyn tmàu vàng sang màu da cam.

B. Dung dch chuyn tmàu da cam sang màu vàng.

C. Dung dch chuyn từ không màu sang màu da cam.

D. Dung dch chuyn tmàu vàng sang không màu.

Câu 33: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Cu. B. BaSO4. C. Mg. D. Ag.

Câu 34. Kim loại nào sau đây điều chế được bng phương pháp thủy luyện?

A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. K.

Câu 35. Đ loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gm Ag, Al, Fe CuO, th dùng lượng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Fe(NO3)3. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch HCl.

Câu 36. Phát biểu không đúng là:

A. Trong dung dịch, Fe3+ khử được Cu tạo thành Cu2+ và Fe2+.

B. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

C. Cu2+ tác dụng được với dung dịch H2S tạo kết tủa màu đen.

D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 37. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng

A. Ba, Ag, Au. B. Al, Fe, Cr. C. Mg, Zn, Cu. D. Fe, Cu, Ag.

Câu 38. Dãy nào sau đây, các kim loại đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội?

A. Ag, Cr, Mg. B. Al, Cr, Fe. C. Cu, Au, Zn. D. Cu, Zn, Mg.

Câu 39: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất, trong số tất cả các kim loại?

A. vàng B. bạc C. nhôm D. đồng

Câu 40: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là

A. 35,5 g B. 45,5 g C. 55,5 gam D. 65,5 g

Câu 42: Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lit khí (đkc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:

A. 44,9 gam. B. 74,1 gam. C. 50,3 gam. D. 24,7 gam.

Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 19,8g hỗn hợp FeO, MgO, Al2O3 cần vừa đủ 500ml dung dịch HCl 1,6M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối khan. Tìm m

A. 13,1 B. 40,2 C. 39,4 D. 41,8

Câu 44.: Hòa tan hoàn toàn 15 g hỗn hợp CuO, MgO, Al2O3 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1,6M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m = 28,2 (g) muối khan. Tìm V

A. 300 B. 400 C. 500 D. 600

Câu 45: Hòa tan hoàn toàn m g hỗn hợp CuO, MgO, Al2O3 cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1,6M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 40,6 (g) muối khan. Tìm m

A. 30 B. 40 C. 23 D. 32

Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp Al, Fe, Mg bằng dd HNO3 thu được 0,01 mol NO; 0,01 mol N2O và không có sp khử nào khác. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Tính m.

A. 10,42 B. 11,42 C. 9,84 D. 12,04

Câu 47: Ngâm một lá Fe vào 400 ml dung dịch CuSO4 aM, kết thúc phản ứng thấy khối lượng lá Fe tăng 1,2 gam. Giá trị của a là:

A. 0,3M B. 0,325M C. 0,35M. D. 0,375M

Câu 48: Ngâm 1 vật bằng Cu có khối lượng 25g trong 200g dung dịch AgNO3 8%, khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 21,25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:

A. 26,52 B. 26,25 C. 25,88 D. 28,58

Câu 49: Cho một đinh sắt vào 20ml dung dịch muối nitrat của kim loại R nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại tạo ra bám hết vào đinh sắt, khối lượng dung dịch thu được giảm 0,16g so với dung dịch nitrat lúc đầu. R là kim loại nào:

A. Cu B. Ag C. Ni D. Hg

Câu 50: Cho 3,6g Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch RSO4, sau phản ứng thấy khối lượng của dung dịch thu được giảm đi 6g so với dung dịch muối ban đầu. Kim loại R là: A. Cu B. Zn C. Fe D. Ni

Câu 51: Hòa tan hoàn toàn 4,32g kim loại X trong dung dịch H2SO4 dư thu được 5,376 lít H2 (đktc). X là: A. Ca B. Mg C. Al D. Na

Câu 52: Cho 1,44g Mg tan hết trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,336 lít khí X là sản phẩm khử duy nhất (đktc). X là: A. N2 B. NH3 C. NO D. N2O

Câu 53: Điện phân hoàn toàn dd chứa 1,35 g muối clorua của một kim loại thì thu được 224ml khí ở anot (đktc). Kim loại đó là:

A. Fe B. Mg C. Zn D. Cu

Câu 54: Khi điện phân muối bạc nitrat trong vòng 10 phút đã thu được 1,08gam bạc ở cực âm. Cường độ dòng điện là:

A. 1,8A B. 18A C. 1,6083A D. 16083A

Câu 55: Cho 7,2g Cu tác dụng với 150ml dd HNO3 2,5M được V lít NO (đkc). Tính V ?

A. 0,56 lít B. 0,448 lít C. 0,67 lít D. 1,68 lít

Câu 56: Thổi một luồng khí CO dư qua ống đựng hỗn hợp (Fe3O4 và CuO) nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được 2,32g hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra cho vào bình đựng nước vôi trong dư được 5g kết tủa. Vậy khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là:

A. 3,22 g. B. 3,12 g. C. 4g. D. 2,56

Câu 57: Chia hỗn hợp hai kim loại A và B có hóa trị không đổi thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Tan hết trong dd HCl tạo ra 1.792 lít H2 (đkc) . Phần 2: Nung trong khí oxi thu được 2.84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp hai kim loại ban đầu là:

A. 5.08 gam B. 3.12 gam C. 2.64 gam D. 1.36 gam

Câu 58: Oxi hóa hoàn toàn a gam hỗn hợp Mg, Zn, Cu thu đ­ược b gam hỗn hợp oxit MgO, ZnO, CuO. Hòa tan hoàn toàn b gam hỗn hợp oxit trên trong dung dịch HCl loãng thu đ­ược dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu đư­ợc hỗn hợp muối khan có khối l­ượng là (b + 61,875) g. Khối l­ượng của hỗn hợp kim loại ban đầu (a) là: A. a = b – 18 B. a = b – 22 C. a = b – 26 D. a = b – 30

Câu 59: Cho 3,753g hỗn hợp X gồm Al và Fe ở dạng bột vào 450 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,15M. Sau phản ứng thu được 5,832g chất rắn Y gồm 2 kim loại. Khối lượng của Al và Fe lần lượt là: A. 0,729 và 3,024 B. 0,756 và 2,997 C. 0,673 và 3,08 D. 2,997 và 0,756

Câu 60: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Fe và 0,02 mol Al vào dung dịch Y chứa a mol AgNO3 và b mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được 5,6g chất rắn Z gồm 2 kim loại. Sau khi phản ứng kết thúc, dung dịch không còn màu xanh nữa. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,02 và 0,04 B. 0,04 và 0,02 C. 0,035 và 0,025 D. 0,025 và 0,035