Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề 3 Sinh học 12 Quần xã sinh vật năm học 2020-2021, trường THPT Quốc Oai- Hà Nội

dc8c7951fcfcc0ae36465d02b42f4f56
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:21:57 | Được cập nhật: hôm kia lúc 8:26:41 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 559 | Lượt Download: 21 | File size: 0.080971 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 3. QUẦN XÃ SINH VẬT

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khái niệm quần xã

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định

- Các sinh vật trong quần xã có quan hệ gắn bó mật thiết với nhu và với môi trường sống của chúng thành một thể thống nhất, do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định

2. Mối quan hệ sinh thái trong quần xã

- Quan hệ sinh thái trong quần xã:

Quan hệ sinh thái của quần xã

Đặc điểm

Ví dụ

Môi trường – Quần xã sinh vật

Môi trường tác động bình thường

Quần xã tương đối ổn định

Môi trường tác động không bình thường

Quần xã biến đổi tuần tự trong không gian và thời gian Diễn thế sinh thái

- Diễn thế nguyên sinh: khởi đầu ở môi trường chưa có sinh vật

- Diễn thế thứ sinh: khởi đầu ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống

Sinh vật với sinh vật

Hỗ trợ

Cộng sinh

- Hai bên đều có lợi

- Cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nhau

- Nấm và tảo cộng sinh thành địa y

- Trùng roi sống trong ruột mối

Hợp tác

- Hai bên đều có lợi

- Không cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nhau

- Chim sáo bắt rận cho trâu

- Cá nhỏ ăn thức ăn thừa trong răng cá mập, lươn biển

Hội sinh

- Một loài có lợi

- Loài kia không lợi và cũng không hại

- Cá ép sống bám vào cá lớn đi nhờ

- Cây phong lan bám trên cây thân gỗ lớn

Đối kháng

Cạnh tranh

- Các loài đều bất lợi hoặc một loài có lợi, một loài bị hại hoặc cả hai đều bị hại.

- Các loài cạnh tranh nhau nguồn sống: thức ăn, chỗ ở…

- Thỏ và cừu cùng ăn cỏ

- Cỏ dại cạnh tranh với lúa về muối khoáng và chất dinh dưỡng

- Cú và chồn cùng kiếm ăn ban đêm, cũng bắt chuột

Kí sinh

- Một loài có lợi, một loài bị hại

- Một loài sống nhờ (kí sinh hoặc nửa kí sinh) trên cơ thể của loài (vật chủ) khác lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó .

- Giun sán kí sinh trên cơ thể người và động vật

- Cây tầm gửi kí sinh trên các thân cây gỗ lớn

Ức chế cảm nhiễm

- Một loài vô tình gây hại cho loài khác

- Tảo giáp, vi khuẩn lam tiết chất độc gây hại cho các sinh vật thủy sinh

- Tỏi, hành tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh

Sinh vật này ăn sinh vật khác

- Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn

- Bao gồm: quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt và thực vật bắt sâu bọ

- Trâu, Bò ăn cỏ

- Cáo, hổ ăn thỏ

- Cây nắm ấm bắt ruồi

- Khống chế sinh học:

+ Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng các thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định (không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp) do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã

+ Ứng dụng: Sử dụng các sinh vật (thiên địch) để khống chế sự phát triển về số lượng của các sinh vật gây hại cho sản xuất và con người. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh để diệt bọ rùa; kiến vống diệt sâu hại cam; ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa; rệp xám hạn chế số lượng cây xương rồng bà…

3. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã:

II. ÔN TẬP – CỦNG CỐ

1. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Nêu khái niệm quần xã sinh vật. Phân biệt quần xã sinh vật và quần thể sinh vật. Cho ví dụ.

Câu 2: Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần xã. Sự đa dạng loài trong quần xã được thể hiện như thế nào?

Câu 3: Trình bày vai trò và chức năng của các nhóm loài và loài trong quần xã.

Câu 4: Trong quần xã, các cá thể được phân bố như thế nào? Nêu nguyên nhân của sự phân bố đó.

Câu 5: Trong những quần xã phân bố ở vĩ độ cao và vĩ độ thấp thì quần xã nào có mức đa dạng về loài cao hơn? Vì sao?

Câu 6: Hãy khái quát các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Mỗi quan hệ nào đặc trưng cho quần xã khác biệt với quần thể? Cho ví dụ.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Loài đặc trưng của quần xã là loài

A. tiêu biểu nhất của quần xã.

B. có khả năng lấn át các quần thể khác trong quần xã.

C. có khả năng tiêu diệt các quần thể khác trong quần xã.

D. có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất.

Câu 2: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

B. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.

D. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.

Câu 3: Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ:

A. Hợp tác B. Kí sinh - vật chủ

C. Cộng sinh D. Hội sinh

Câu 4: Quan hệ hội sinh là:

A. Hai loài cùng sống với nhau một loài có lợi, một loài không bị ảnh hưởng gì

B. Hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi

C. Hai loài sống với nhau gây hiện tượng ức chế sự phát triển lẫn nhau

D.Hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi, nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng

Câu 5: Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là:

A.đặc điểm của quần xã B.đặc trưng của quần xã

C.cấu trúc của quần xã D.thành phần của quần xã

Câu 6: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

A. giun sán sống trong cơ thể lợn

B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng

C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh

D. thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu 7: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?

A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.

D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 8: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 9: Vì sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

B. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.

C. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.

D. Do nhu cầu sống khác nhau.

Câu 10: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là

A. loài ưu thế. B. loài chủ chốt. C. loài đặc trưng. D. loài ngẫu nhiên.

Câu 11: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

A. cạnh tranh cùng loài B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học D. cân bằng quần thể

Câu 12: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

Câu 13: Khi gặp điều kiện thuận lợi, một số loài tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng “nước nở hoa” là một ví dụ về

  1. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể

  2. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

  3. Sự biến động số lượng theo chu kì của quần thể

  4. Sự biến động số lượng không theo chu kỳ của quần thể

Câu 14: Cho các ví dụ sau: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng một môi trường; (2) Cây tầm gửi kí sinh trên cây gỗ sống trong rừng; (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng; (4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:

  1. (3) và (4) B. (1) và (4) C. (3) và (2) D. (1) và (2)

Câu 15: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ:

A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Hợp tác D. Kí sinh

Đáp án phần câu hỏi trắc nghiệm

1-A; 2-B; 3-C; 4-A; 5-B; 6-B; 7-D; 8-B; 9-D; 10-A; 11-B; 12-D; 13-D; 14-A; 15-A