Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CHỦ ĐỀ 3 HÓA 10 LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH - THPT LÊ HỒNG PHONG, PHÚ YÊN

aa177de4eaad79c37a2f3e0d8ce674d4
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 7:19:47 | Được cập nhật: 13 giờ trước (22:52:56) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 480 | Lượt Download: 21 | File size: 0.110826 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 3: LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Nội dung

Kiến thức cần nắm

L­u huúnh.

Lưu huỳnh có 2 d¹ng thï h×nh.

TÝnh chÊt ho¸ häc : L­u huúnh võa cã tÝnh oxi ho¸ , võa cã tÝnh khö.

Hi®ro sunfua.

muèi sunfua.

Cấu tạo phân tử, tÝnh chÊt vËt lÝ, tr¹ng th¸i tù nhiªn vµ ®iÒu chÕ cña hi®ro sunfua.

TÝnh chÊt ho¸ häc : H2S có tính khử mạnh và tÝnh axit yÕu cña axit sunfuhi®ric.

Tính chất của muối sunfua (chú ý tính tan của các muối sunfua).

L­u huúnh ®ioxit.

L­u huúnh trioxit.

Axit sunfuric.

Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng SO2, SO3, HSO.

SO2 là chất gây ô nhiễm môi trường.

TÝnh chÊt ho¸ häc : SO2 là oxit axit, có tính khử và tính oxi hóa;

 SO3 là oxit axit.

Cách pha loãng axit HSO4 đặc: Rót từ từ axit vào nước, khuấy nhẹ (tuyệt đối không được làm ngược lại).

tính chất hóa học đặc trưng của axit HSO loãng là tính axit mạnh; H2SO đặc là tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.

Có 2 loại muối sunfat: muối sunfat (chứa SO42-) và muối hiđrosunfat (chứa HSO4-)

Nhận biết ion sunfat (SO42-): bằng dung dịch muối bari hoặc Ba(OH)2

B. BÀI TẬP

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

1. Điều nhận xét nào sau đây không đúng về lưu huỳnh:

A. có 2 dạng thù hình B. vừa có tính oxi hóa và khử

C. điều kiện thường: thể rắn D. dễ tan trong nước.

2. Cấu hình electron của lưu huỳnh (Z=16) là?

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p5

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 D. 1s2 2s2 2p6 3s3 3p3

3. Trong hợp chất, lưu huỳnh có các số oxi hóa thông dụng sau:

A. 0, +4, +6 B. 0, -2, +6 C. -2, 0, +4, +6 D. -2, +4, +6

4. ÔÛ traïng thaùi cô baûn, löu huyønh coù soá e ñoäc thaân laø:

A. 0 B. 2 C. 4 D. 6

5. S oxi hóa cao nht có th có ca lưu huyønh trong các hp cht là?

A. +2. B. +4. C. +6. D. + 8.

6.Tính chất hóa học đặc trưng của S là?

A.Tính khử C. Tính oxi hoá

B. Có tính oxi hóa và tính khử D. Không có tính oxi hóa, khử

7. Tìm câu sai trong các câu sau:

A. S tác dụng với kim loại thể hiện tính oxi hóa.

B. S tác dụng với phi kim thể hiện tính khử.

C. S tác dụng với H2 thể hiện tính khử.

D. S không chỉ tác dụng với đơn chất mà còn tác dụng với hợp chất.

8. Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây:

  1. O2 B. Al B. H2SO4 đặc D. F2

9. Cho phản ứng: S + 2H2SO4đặc → 3SO2 + 2H2O

Tỉ lệ số nguyên tử S bị khử và số nguyên tử S bị oxi hóa:

A. 2;1 B. 1;2 C. 2;3 D. 3;2

10. Phương pháp đơn giản để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi là dùng?

  1. H2SO4. B. Bột S. C. AgNO3. D. khí Cl2.

11. Tính chất nào sau đây không phải là của khí hiđrosunfua?

A. Khí hiđrosunfua có mùi trứng thối, rất độc.

B. Khí hiđrosunfua tan rất ít trong nước

C. Khí hiđrosunfua hơi nặng hơn không khí.

D. Khí hiđrosunfua khi tan trong nước tạo ra dung dịch axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ.

12. Ngoaøi caùch nhaän bieát H2S baèng muøi, coù theå duøng dung dòch

A. CuCl2 B. Pb(NO3)2 C. BaCl2 D. CuCl2 hoaëc Pb(NO3)2

13. Trong hợp chất H2S , nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa -2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. H2S chỉ có tính oxi hóa. B. H2S chỉ có tính khử.

C. H2S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. H2S không có tính khử hay tính oxi hóa.

14. Cho phương trình phản ứng sau: H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O

H2S thể hiện tính:

A. Tính khử B. Tính axit

C. Tính oxi hóa. D. Tính khử và tính axit

15. Cho phản ứng: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2 SO4 + 8HCl

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?

  1. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử

  2. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá

  3. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử

  4. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử

16. Cho phương trình hóa học của pư: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò các chất tham gia pư này là:

  1. SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử

  2. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa

  3. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

  4. H2S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

17. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì thấy:

A. tạo thành chất rắn màu đen.

B. dung dịch chuyển thành màu nâu đen.

C. không có hiện tượng gì xảy ra.

D. dung dịch bị vẩn đục màu vàng

18. Khí H2S là khí độc, để hấp thụ khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng:

  1. Dung dịch axit HCl

  2. Dung dịch NaCl

  3. Dung dịch NaOH

  4. Nước cất.

19. Có thể tạo thành H2S khi cho

A. CuS vào dung dịch HCl. B. FeS tác dụng với H2SO4 loãng.

C. Khí H2 tác dụng với SO2. D. FeS tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

20. Vật bằng Ag để trong không khí ô nhiễm H2S bị xám đen do phản ứng:

4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S + 2H2O. Vai trò của H2S là

A. chất khử B. chất oxi hóa C. chất tự oxi hóa khử D. axit

21. Chọn phát biểu đúng.

A. H2S chỉ có tính khử. B. S chỉ có tính oxi hóa.

C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. SO3 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

22. SO2 và SO3 đều thuộc loại oxit

A. axit B. bazơ C. lưỡng tính D. trung tính

23. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 B. S + O2 → SO2

C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

24. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4 , Trong phản ứng này, vai trò của SO2 là:

A. Chất oxi hoá. B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

C. Chất khử. D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

25. Phản ứng nào thể hiện tính khử của SO2?

A. SO2 + H2O ↔ H2SO3 B. SO2 + 2Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr

C. SO2 + NaOH NaHSO3 D. SO2 + CaO CaSO3

26. Cho sơ đồ phản ứng sau : SO2 + H2S → S + H2O. Trong đó vai trò của SO2

A. Môi trường. B. Chất oxy hóa. C. Oxit axit. D. Chất khử.

27. Phản ứng nào sau đây chứng minh SO2 có tính oxi hóa?

A. SO2 + O2 B. SO2 + NaOH C. SO2 + H2O D. SO2 + H2S

28. Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia vào các phản ứng hoá học sau:

SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 (1) ; SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên ?

A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hoá

B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử

C. Phản úng(2): SO2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử

D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hoá, phản ứng (2): H2S là chất khử

29. Sục từ từ 2,24 lit SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là: A. Na2SO3, NaOH. B. NaHSO3. C. Na2SO3. D. Na2SO3, NaHSO3.

30. Sục từ từ 3,36 lit SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 2M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là: A. Na2SO3, NaOH. B. NaHSO3. C. Na2SO3. D. Na2SO3, NaHSO3.

31. Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc, nguội? Chọn đáp án đúng

A. Háo nước B. Hòa tan được kim loại Al, Fe

C. Tan trong nước, tỏa nhiệt D. Làm hóa than vải, giấy, đường saccarozo

32. Kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là

A. Al, Cu B. Zn, Cu, Cr C. Fe, Ag D. Fe, Al, Cr

33. Cho phản ứng: H2SO4(đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O. Câu nào diễn tả không đúng tính chất của chất.

A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.

B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.

C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2, và nó bị khử thành H2S.

D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI

34. Axit H2SO4l oãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:

A. Fe . B. Cu. C.Zn. D. Mg.

35. Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng sản phẩm nào của H2SO4 được tạo thành:

A. H2S B. SO2 C. S D. H2

36. Phản ứng nào sau đây là sai?

A. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

B. Fe2O3 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

C. FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O.

D. Fe2O3 + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

37. Sản phẩm tạo thành của phản ứng Fe3O4 với H2SO4 đặc, nóng

A. Fe2(SO4)3 , SO2, H2O B. FeSO4 , Fe2(SO4)3 , H2O

C. FeSO4 , H2O D. Fe2(SO4)3 , H2O

38. Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho

A. H2SO4 đặc hấp thụ SO3 B. H2SO4 loãng hấp thụ SO3

C. H2SO4 đặc hấp thụ SO2 D. H2SO4 loãng hấp thụ SO2

39. Chọn phát biểu sai

A. Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn H2SO3.

B. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các oxit axit thể khí.

C. Để pha loãng, ta thêm nước vào dung dịch H2SO4 đặc.

D. Có thể nhận biết H2SO4 và muối sunfat bằng dung dịch BaCl2.

40. Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết được các dung dịch không màu sau: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl. Hóa chất đó là chất nào trong các chất sau đây?

A. Qùy tím B. dung dịch BaCl2 C. AgNO3 D. BaCO3

PhẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG CƠ BẢN

DẠNG 1: Hoàn thành phương trình hoặc chuỗi phương trình phản ứng ( đầy đủ điều kiện, cân bằng; mỗi dấu mũi tên là 1 phương trình phản ứng)

1. KMnO4 O2 SO2 S H2S H2SO4 CuSO4

2. FeS H2S S SO2 SO3 H2SO4 BaSO4

3. FeS2 SO2 H2SO4 Br2 I2 HI AgI

4. S H2S SO2 NaHSO3 Na2SO3 Na2SO4 NaCl

Dạng 2: Xác định tên Halogen X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp khi cho NaX, NaY tác dụng AgNO3. Tính khối lương, % khối lượng mỗi muối…

Cần nhớ: chỉ các muối Cl- , Br-, I- mới tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. AgF tan nên muối F- không có phản ứng này.

*Trường hợp 1: hỗn hợp muối của 2 halogen liên tiếp là Flo và clo. Chỉ có muối của Clo mới phản ứng với AgNO3, tạo kết tủa

*Trường hợp 2: Cả 2 muối đều phản ứng với AgNO3, tạo kết tủa → gọi công thức chung của 2 muối → thực hiện giải toán

Ví dụ minh họa: Cho 35,6 gam hỗn hợp 2 muối NaX, NaY (với X,Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 61,1 gam kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY

Hướng dẫn giải chi tiết:

*Trường hợp 1: 2 muối là NaF và NaCl.

Khi phản ứng với dd AgNO3 dư chỉ thu được kết tủa là AgCl (vì AgF tan)

Phương trình hóa học: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

Theo phương trình hóa học: nNaCl = nAgCl = 0,4258 (mol) → mNaCl = 0,4258×58,5 ≈ 24,9 (g) < mhỗn hợp

TH này thỏa mãn.

*Trường hợp 2: 2 muối NaX và NaY cùng tạo kết tủa với dd AgNO3

Đặt công thức chung của 2 muối là NaX

Phương trình hóa học: NaX + AgNO3 → NaNO3 + AgX↓

mNaX = 35,6 (g) ; mAgX = 61,1 (g)

Áp dụng PP tăng giảm khối lượng nNaX = (61,1 - 35,6) / (108 - 23) = 0,3 (mol)

MNaX = 35,6 / 0,3 = 119,18 = 95,7

2 Halogen liên tiếp thỏa mãn là Br và I Muối NaBr và NaI

Bài tập vận dụng tương tự:

1. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY. Tính khối lượng tương ứng của mỗi muối.

2.  Cho dung dịch chứa 19,38 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 39,78 gam kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY. Tính khối lượng tương ứng của mỗi muối.

3. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Dạng 3: Dẫn khí SO2 vào dung dịch bazơ kiềm NaOH hoặc KOH. Tính khối lượng, nồng độ mol của mỗi muối…

Phương pháp:

SO2 + NaOH → NaHSO3 (1)

SO2 + 2NaOH → Na2 SO3 + H2 O (2)

Lập tỉ lệ T =

T≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối NaHSO3 (muối axit);

1<T<2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối NaHSO3 và Na2 SO3 Lập hệ phương trình 2 ẩn, giải tìm số mol của mỗi muối theo số mol của SO2 và NaOH ban đầu.

T≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối Na2 SO3 (muối trung hòa);

Ví dụ minh họa: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng mỗi muối tạo thành sau phản ứng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

= 0,2 (mol);  = 0,25 (mol)

nNaOH = 0,25.1 = 0,25 mol

1 < T =   = 1,25 < 2

Tạo 2 muối NaHSO3 và Na2 SO3

PTHH:

SO2 + NaOH → NaHSO3

x mol → x mol      x

SO2 + 2NaOH → Na2 SO3 + H2 O

y mol → 2y mol      y

 = 0,15. 104 = 15,6g; = 0,05 . 126 = 6,3g

Bài tập vận dụng tương tự:

1. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đo ở đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M.

a. Tính khối lượng mỗi muối sinh ra sau phản ứng.

b. Tính nồng độ mol mỗi muối sinh ra sau phản ứng. (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

2. Xác định sản phẩm muối tạo thành và tính khối lượng tương ứng của muối trong các trường hợp sau:

a. Dẫn 2,24 lít SO2 (đo ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 120ml dung dịch KOH 1M

b. Dẫn 1,12 lít SO2 (đo ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 100ml dung dịch NaOH 1M

c. Dẫn 5,6 lít SO2 (đo ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch KOH 1M

Dạng 4: Bài toán hh Fe và FeS + dd HCl. Tính thể tích khí, khối lượng các chất trong hỗn hợp, ...

Ví dụ minh họa: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO­3)2 dư, thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a. Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra.

b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Tính thể tích mỗi khí ở đktc?

c. Tính khối lượng của Fe và FeS trong hỗn hợp đầu?

Hướng dẫn giải chi tiết:

a) Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S

Pb(NO3)2 + H2S  PbS + 2HNO3

b) nhh khí = 2,464 / 22,4 = 0,11 (mol)

 = = 0,1 (mol)

= 0,11 – 0,1 = 0,01 (mol)

= 0,01 x 22,4 = 0,224 (lít); = 0,1 x 22,4 = 2,24 (lít)

c)  = 56 × 0,01 = 0,56 (g); = 0,1 × 88 = 8,8 (g).

Bài tập vận dụng tương tự:

1. Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO­3)2 dư, thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Tính giá trị của m.

2. Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí B (đktc). Cho hỗn hợp B đi qua dung dịch Pb(NO­3)2 dư, thu được 23,9 gam kết tủa màu đen. Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

3. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí ở đktc, có tỉ khối so với hidro là 9. Tính thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp thu được?

4. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở đktc. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hidro là 9. Tính thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu?

Dạng 5: Hỗn hợp 2 kim loại tác dụng H2SO4 loãng hoặc H2SO4 đặc cho 1 sản phẩm khử duy nhất

Dạng 5.1. Kim loại + H2SO4 loãng → muối sunfat + H2

(Trừ: Pb và các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học)

Lưu ý: Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Bài tập vận dụng:

1. cho 31,5g hỗn hợp gồm Mg ,Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu đc 1,792 ml khí (đktc). Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

2. Cho 21,2g hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe vào H2SO4 loãng, dư thì thấy có 3,36 lít khí (đktc).

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

3. Hòa tan 8.3 g hỗn hợp Al và Fe trong H2SO4 loãng dư thu 5,6 lit khí (đktc)

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

Dạng 5.2. Kim loại + H2SO4 đặc → muối sunfat + SPK + H2O

(Trừ: Au, Pt) SPK có thể (H2S, S, SO2)

Lưu ý: Al, Fe, Cr thụ động trong H2SO4 đặc, nguội

Fe + H2SO4 đặc, nóng, dư → Fe2(SO4)3 + SPK + H2O

Bài tập vận dụng:

1. cho 15,4g hỗn hợp gồm Mg, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc thu đc 6,72 lít khí (đktc). Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

2. Cho 11g hỗn hợp Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch A.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu

3. Cho 17,6g hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe vào H2SO4 đặc nóng thì thấy có 8,96 lít khí (đktc) là sản phẩm khử duy nhất, và dung dịch A.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

4. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe, Cu có khối lượng 2,4 g. Được chia làm 2 phần bằng nhau.

- Phần 1 : cho tác dụng với dd H2SO4 dư thu được 224 ml khí(đkc).

- Phần 2 : cho tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng thu được V lit khí SO2 ở đktc.

a. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b. Tính giá trị của V.