Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề 2 Sinh 6: THÂN

725f34ddbc5b179310738f253bd3907f
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 13:10:08 | Được cập nhật: 15 tháng 4 lúc 6:35:57 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 467 | Lượt Download: 6 | File size: 0.962767 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 5/10/2020 Tuần: 6,7,8,9

Ngày dạy: /10/2020 Tiết: 13 - 18

CHỦ ĐỀ: THÂN

Thời lượng dạy học: 6 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được v trí hình dng ca thân chính, cành, chi ngn, chi nách

- Phân biệt các loại thân.

- Trình bày được thân dài ra do s phân chia tế bào mô phân sinh ngn

- Thí nghim v thân dài ra do đâu

- Kể được cu to sơ cấp ca thân non gồm vỏ, trụ giữa

- Trình bày được vai trò của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

- Nêu được chc năng của mch g, mch rây.

- Thí nghim v s dn nước và mui khoáng ca thân.

- Nhận biết được các loại thân biến dạng

3. Phẩm chất:

- Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, yêu thực vật.

4. Định hướng phát triển năng lực:

4.1: Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, Giao tiếp và hợp tác, Năng lực ngôn ngữ

4.2: Năng lực chuyên biệt:

- có tri thức sinh học về thân (cấu tạo ngoài của thân, phân biệt được các loại thân, thân to, dài ra do đâu, sự biến dạng của thân)

- có năng lực quan sát đặc điểm về hình dạng, vị trí các bộ phận của thân.

- có năng lực thực nghiệm: lấy mẫu vật theo đúng yêu cầu của bài.

II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG THẤP

VẬN DỤNG CAO

1. Cấu tạo ngoài của thân.

Các loại thân.

- Nêu được cấu tạo của thân và chức năng của mỗi bộ phận

- Nêu được thân có 3 loại và đặc điểm chính của từng loại

Phân loại được các loại thân

Nhận dạng và phân loại được các loại thân của các cây trong đời sống.

2. Cấu tạo trong của thân non.

- Kể được cấu tạo sơ cấp của thân non gồm vỏ, trụ giữa.

3. Thân dài ra do đâu?

- Trình bày được thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

Giải thích được thân dài ra do đâu.

Hiểu được sự dài ra của các loại thân là không giống nhau.

Thực hiện thí nghiệm sự dài ra của thân.

Giải thích được một số hiện tượng thực tế

4. Thân to ra do đâu?

- Trình bày được vai trò của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

5. Vận chuyển các chất trong thân

- Chức năng của mạch gỗ, mạch rây

- Hiểu được quá trình vận chuyển nước, muối khoáng và các chất hữu cơ có mối quan hệ với nhau.

Tiến hành được thí nghiệm vận chuyển các chất trong thân.

Giải thích hậu quả của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

6. Các loại thân biến dạng ở thực tế địa phương.

- Biết được các loại thân biến dạng điển hình

- Nêu chức năng của các loại thân biến dạng đó.

- Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thực tế.

- Đề xuất biện pháp chăm sóc các cây có thân biến dạng có lợi ích; hạn chế sự phát triển cây có thân biến dạng có hại.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nhận biết: 3 câu thuộc phần

2. Thông hiểu: 2 câu thuộc nội dung 1: Cấu tạo ngoài của thân và nội dung 6: Biến dạng của thân.

3. Vận dụng thấp: 1 câu thuộc nội dung 3,4: thân dài ra do đâu? Thân to ra do đâu?

4. Vận dụng cao: 1 câu thuộc phần nội dung 5: vận chuyển các chất trong thân.

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Thời lượng

Thời điểm

Thiết bị DH, Học liệu

Ghi chú

Khởi động

Hoạt động nhóm, chơi trò chơi.

10’

Tiết 1

Thẻ chữ,

Bút highlight, máy chiếu

1. Cấu tạo ngoài của thân.

Các loại thân.

Thực hành tại lớp

35’

tiết 1

các cây mà HS chuẩn bị.

thẻ tên các bộ phận.

máy chiếu, hình ảnh của các loại thân.

2. Cấu tạo trong của thân non.

thuyết minh, thảo luận toàn lớp

25’

tiết 2

Mẫu vật thân , hình 15.

3. Thân dài ra do đâu?

GV hướng dẫn học sinh.

Thực hành tại nhà,

HS báo cáo tại lớp, hoạt động nhóm

20’

45’

Trước tiết học 2 tuần

Tiết 3

HS chuẩn bị thí nghiệm theo hướng dẫn

2 chậu cây thí nghiệm, bảng kết quả

4. Thân to ra do đâu?

Thảo luận nhóm: tư duy dựa trên thông tin sẵn có.

Trực quan.

GV hướng dẫ học sinh thí nghiệm vận chuyển chất trong thân.

35’

10;

tiết 4

GV chuẩn bị mẫu vật là thân cây hồng xiêm, kính lúp, dao.

GV chuẩn bị hình ảnh minh họa

5. Vận chuyển các chất trong thân

Làm thí nghiệm, hoạt động nhóm, báo cáo

40’

tiết 5

GV chuẩn bị trước 1 số hình ảnh liên quan

HS chuẩn bị theo hướng dẫn của GV

6. Các loại thân biến dạng ở thực tế địa phương.

Quan sát thực nghiệm, thảo luận nhóm

30’

Tiết 6

Mẫu vật: củ su hào, củ gừng, củ dong, củ khoai tây, cây xương rồng.

Vận dụng

Cá nhân, nhóm

10’

Tiết 6

Bài tập, câu hỏi luyện tập – vận dụng.

Tìm tòi – mở rộng

GV hướng dẫn, chia nhóm.

Nhóm 4 – 5 hs, thực hiện ở nhà.

5’

Tiết 6

GV chuẩn bị mẫu dự án.

V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Khởi động/mở bài

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế sôi nổi cho HS vào tiết học đồng thời đặt vấn đề cho bài học.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh qua phần khởi động biết được những vấn đề mình cần giải quyết trong chủ đề:

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

GV tổ chức cho hs hoạt động nhóm, dùng bút highlight tô vào các ô chữ có nghĩa.

HS hoạt động nhóm trong 2ph.

Nhóm nào hoạt động tích cực và trong phút tìm được nhiều cụm từ nhất, được khen thưởng.

GV yêu cầu học sinh xâu chuỗi các cụm từ tìm được và đưa ra chủ đề đang nói tới.

HS: Thân.

GV: Em biết gì về thân?

HS đưa ý kiến cá nhân.

GV dẫn dắt.

Q

W

N

Ư

Ơ

C

Ư

I

Ơ

P

L

M

E

F

S

D

V

M

T

Y

U

I

K

Ô

R

C

H

Ô

I

F

A

G

H

V

M

P

T

G

L

Ơ

P

Ư

Q

C

B

K

N

H

U

T

D

R

T

G

H

J

H

I

B

Â

I

H

H

F

C

A

N

H

M

G

V

N

Ô

J

X

Â

C

V

B

N

Z

Â

Ô

S

P

K

F

G

N

H

J

K

L

M

C

I

L

L

R

I

U

G

U

Y

R

Ư

X

N

K

Â

C

V

G

H

Ô

K

L

Ă

Z

H

C

H

Â

T

H

Ư

U

C

Ơ

A

S

Đ

J

H

G

M

A

C

H

R

Â

Y

F

D

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1: Cấu tạo ngoài của thân. Phân loại thân.

1.Mục tiêu:

- Nêu được v trí hình dng ca thân chính, cành, chi ngn, chi nách

- Phân biệt các loại thân.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

HS thu nhận thông tin, hoạt động cá nhân, nhóm, báo cáo kết quả hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân.

Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chuẩn bị các thẻ từ : cành, thân chính, chồi nách, chồi ngọn.

- Yêu cầu học sinh để mẫu vật lên miếng xốp, xác định vị trí các bộ phận của thân bằng cách gắn các thẻ từ vào.

- Yêu cầu học sinh phân biệt 2 loại chồi nách dựa vào hình 13.2

Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động theo nhóm, thảo luận tìm được vị trí, đặc điểm của cành, thân chính, chồi nách, chồi ngọn.

GV hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm và quan sát khai thác hình 13.2

Báo cáo kết quả:

Đại diện các nhóm mang sản phẩm, báo cáo trước lớp.

Đại diện 1,2 học sinh tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi nách và chồi ngọn.

Nhận xét, đánh giá:

Đại diện các nhóm nhận xét chéo phần báo các của các nhóm khác.

GV nhận xét và chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2 : Phân loại thân.

Chuyển giao nhiệm vụ:

HS chuẩn bị mẫu vật: ngọn mồng tơi, ngọn mướp, cây sim, cỏ tranh, cây rau má,...

GV kiểm tra mẫu vật của các nhóm. Chuẩn bị cho mỗi nhóm 3 khay nhựa, giấy a4.

Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận nhóm và phân loại các mẫu vật dựa vào thông tin sgk/44 và tham khảo hình 13.3.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm trong 5ph, phân loại mẫu vật để vào khay nhựa, dùng giấy a4 ghi tên và đặc điểm của các loại thân.

GV hướng dẫn học sinh hoạt động, thảo luận. Đặc biệt các nhóm yếu.

Báo cáo kết quả:

Đại diện các nhóm lên trình bày, yêu cầu nêu được:

  1. Căn cứ để phân loại. 2,5 đ

  2. Các loại thân: 2,5 đ

  3. Đặc điểm 2,5 đ

  4. Phân loại mẫu vật của nhóm: 2,5 đ

Nhận xét, đánh giá.

Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo nhau theo biểu điểm của GV đưa ra.

GV nhận xét hoạt động của các nhóm và đánh giá chung.

. - Thân cây gồm có : Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.

+ Thân chính thường mọc trên mặt đất, có hình trụ.

+ Cành : Mọc ra từ thân chính, kích thước nhỏ hơn.

+ Chồi ngọn có ở ngọn cây hoặc đầu cành

+ Chồi nách ( nằm ở kẽ lá ) có 2 loại :

Chồi lá : phát triển thành cành mang lá

Chồi hoa : phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.

Tùy theo cách mọc của thân, người ta chia thân gồm :

- Thân đứng gồm :

+ Thân gỗ : Cứng, cao, có cành. VD: Cây phượng, cây cà phê, cây sim.

+ Thân cột : Cứng, cao, không có cành. VD : Cây cau, cây dừa

+ Thân cỏ : mềm, yếu, thấp. VD: Cây cỏ mần trầu , cây lúa

- Thân leo :

+ Leo bằng thân quấn : cả thân cuấn vào trụ để leo lên. VD : mồng tơi

+ Leo bằng tua cuấn : các tua cuấn bám vào trụ để leo lên.VD: cây mướp, khổ qua

- Thân bò : mềm yếu, bò lan sát đất. VD:Cây rau má, cây cỏ thài lài

Nội dung 2: Cấu tạo trong của thân non.

1.Mục tiêu:

- Kể được cu to sơ cấp ca thân non gồm vỏ, trụ giữa.

- Vẽ được sơ đồ cấu tạo của thân non.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

HS thu nhận thông tin, hoạt động cá nhân, nhóm, báo cáo kết quả hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu cấu tạo sơ cấp của thân non.

Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv đưa cho học sinh mỗi nhóm 3,4 học sinh một đoạn dây khoai lang hoặc 1 đoạn dây su su, dây bí đỏ. Yêu cầu học sinh xác định vị trí của phần thân non:

+ Nêu được cách xác định.

+ Nêu được vị trí của phần thân non.

+ Nêu được màu sắc của thân non.

- GV phát cho các nhóm hình 15 A, yêu cầu các nhóm xác định vị trí các bộ phận cấu tạo trong của thân non và giới hạn của phần vỏ và trụ giữa.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm, kết hợp thông tin sgk thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm có thể trao đổi tìm cách xác định phần thân non.

GV hướng dẫn học sinh làm việc nhóm.

Báo cáo kết quả:

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

Nhận xét, đánh giá:

Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, đánh giá chung.

Nhiệm vụ 2 : Vẽ sơ đồ chung cấu tạo của thân non.

Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn học sinh vẽ hình 15A

Lưu ý vị trí của mạch gỗ và mạch rây

Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện vẽ trong thời gian 10 Ph, kết hợp chú thích hình

Báo cáo kết quả:

GV lựa chon bài vẽ của 5 học sinh,

Nhận xét, đánh giá:

HS nhận xét, đánh giá các bài vẽ.

1 . Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần:

1. Vỏ :

2. Trụ giữa:

- Bó mạch:

+ Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.

+ Mạch rây:vận chuyển các chất hữu cơ.

- Ruột .

2. Sơ đồ cấu tạo trong của thân non : vẽ hình 15.1 A

Nội dung 3: Thân dài ra do đâu?

1.Mục tiêu:

- Trình bày được thân dài ra do s phân chia tế bào mô phân sinh ngn

- Thí nghim v thân dài ra do đâu

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

HS thu nhận thông tin, hoạt động cá nhân, nhóm, báo cáo kết quả hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về sự dài ra của thân.

Chuyển giao nhiệm vụ:

- Trước khi vào tiết học 2 tuần, các nhóm làm thí nghiệm gieo hạt đậu xanh hoặc đậu đen, hạt bí, đậu phộng vào cát ẩm. Đến khi cây ra lá thật thứ nhất, chọn 6 cây có chiều cao bằng nhau chia ra 2 nhóm

A : 3 cây ngắt ngọn

B : 3 cây không ngắt ngọn.

- 3 ngày sau khi ngắt ngọn, đo chiều cao trung bình của 3 cây nhóm A và 3 cây nhóm B, ghi thông tin vào bảng sau :

Nhóm cây

Chiều cao (cm)

Ghi chú

A : Ngắt ngọn

B : Không ngắt ngọn

GV lưu ý : điều kiện chăm sóc, ghi rõ ngày gieo hạt, ngày ngắt ngọn.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện yêu cầu theo sự hướng dẫn của giáo viên.

GV bám sát tiến trình thực hiện thí nghiệm của học sinh theo các bước, cách chăm sóc, hoạt động của các thành viên trong nhóm.

Báo cáo kết quả:

HS báo cáo kết quả kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả.

GV theo dõi báo cáo của lớp và thống kê lại kết quả theo bảng:

Loại cây

Ngắt ngọn

Không ngắt ngọn

Đậu xanh

Bí đỏ

Đậu đen

Đậu phộng

HS nhận xét về tốc độ dài ra của các loại thân.

Nhận xét, đánh giá:

Các nhóm nhận xét kết quả, báo cáo của nhau.

Các thành viên trong nhóm đánh giá mức độ làm việc của nhau trong quá trình làm thí nghiệm.

GV nhận xét, đánh giá chung.

Nhiệm vụ 2 : Giải thích những hiện tượng thực tế.

Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình ảnh và phân chia nhiệm vụ:

Nhóm 1,2 giải thích vì sao người ta thường bấm ngọn cây cà phê, chanh, ớt,.. trước khi cây ra hoa tạo quả

Nhóm 3, 4 giải thích vì sao người ta thường tỉa cành cây thông, keo.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm, kết hợp thông tin sgk hoàn thành nội dung.

Các nhóm chung câu hỏi thảo luận có thể trao đổi để lấy thêm thông tin.

GV hướng dẫn học sinh.

Báo cáo kết quả:

Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến

Nhận xét, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá chung và chốt kiến thức.

1. Sự dài ra của thân :

I. Thí nghiệm :

1. Đối tượng thí nghiệm : hạt đậu đen, đậu xanh, hạt bí, đậu phộng.

2. Thời gian thí nghiệm : 2 tuần

3. Cách tiến hành:

- Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi ra lá thật thứ nhất.

- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây, ngắt từ đoạn có 2 lá thật.

- Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn. Tính chiều cao bình quân của mỗi nhóm.

4. Kết quả:

Nhóm cây

Chiều cao

Ngắt ngọn

Không ngắt ngọn

II. Giải thích : ở cây ngắt ngọn không còn mô phân sinh ngọn nên thân không dài thêm được.

III. Kết luận : Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

- Ở một số loài cây thân còn có thể dài thêm do phần gióng (tre, nứa).

- Sự dài ra của các loại thân khác nhau là khác nhau.

2. Giải thích những hiện tượng thực tế.

Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường bấm ngọn hay tỉa cành

+ Bấm ngọn với những cây lấy lá, ngọn, quả, hạt : để chất dinh dưỡng tập trung nuôi chồi nách cho nhiều lá, hoa, quả, hạt.

+ Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ hay lấy sợi : để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân chính cho gỗ tốt, sợi tốt.

Nội dung 4: Thân to ra do đâu?

1.Mục tiêu:

- Trình bày được vai trò ca tng sinh v và tng sinh trụ.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

HS thu nhận thông tin, hoạt động cá nhân, nhóm, báo cáo kết quả hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG

Nhiệm vụ : Tìm hiểu thân to ra là nhờ bộ phận nào ?

Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.

GV phát bảng phụ, các giấy stick vàng cho các thành viên từng nhóm. Yêu cầu các nhóm thực hiện :

1. Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào ?

2. Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ?

3. Thân cây to ra nhờ bộ phận nào ?.

- GV cho học sinh xác định tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ trên mẫu vật cây hồng xiêm.

Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm đọc thông tin sgk/51 và quan sát 16.1

Từng cá nhân trong nhóm ghi câu trả lời trong giấy vàng.

Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và ghi vào bảng phụ.

- HS quan sát tranh, đọc thông tin sgk, thảo luận và tách vỏ sử dụng kính lúp quan sát xác định vị trí tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

Báo cáo kết quả:

Đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung nhóm đã thảo luận.

Các nhóm các định vị trí của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, báo cáo riêng trong quá trình quan sát cho giáo viên

Nhận xét, đánh giá:

Đại diện 1,2 học sinh nhận xét đánh giá.

Thân cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

Nội dung 5: Vận chuyển các chất trong thân?

1.Mục tiêu:

- Nêu được chc năng của mch g, mch rây.

- Thí nghim v s dn nước và mui khoáng ca thân.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

HS thu nhận thông tin, hoạt động cá nhân, nhóm, báo cáo kết quả hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng trong thân

Chuyển giao nhiệm vụ:

Trước tiết học giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị loại hoa có màu trắng : hoa hồng, hoa cúc, hoa giấy,..

Mỗi nhóm gồm 3,4 học sinh thực hiện thí nghiệm :

- Cốc 1 : cắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước pha màu đỏ.

- Cốc 2 : cắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước thường.

Sau đó cắt ngang phần cành hoa, dùng kính lúp quan sát.

Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích kết quả.

Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nêu cách tiến hành thí nghiệm

- HS trình bày thí nghiệm ở nhà của nhóm mình

- HS đặt thí nghiệm lên bàn cho gv kiểm tra

- HS quan sát lại các thí nghiệm do GV làm..

- HS làm thực hành theo sự hướng dẫn của GV, bóc vỏ cành thí nghiệm ngâm trong nước có màu đỏ.

Báo cáo kết quả:

- Đại diện các nhóm trả lời và nhận xét:

- HS ghi kết luận

Nhận xét, đánh giá:

Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo lẫn nhau.

GV nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các nhóm.

Nhiệm vụ 2 : Phân loại thân.

Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK , nêu cách tiến hành thí nghiệm?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời :

+ Vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt lại phình to ra?

+ Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to?

+ Vậy mạch rây có chức năng gì ?

- GV cho HS ghi kết luận và liên hệ với tự nhiên.

- GV: 1 số bạn HS thường dùng vật nhọn khắc tên lên vỏ của thân cây, theo em việc đó có đúng không?

- GV : Vì sao khi khai thác nhựa cây cao su thì đòi hỏi cần phải cạo chính xác độ dày của lớp vỏ?(dành cho HS khá, giỏi)

Thực hiện nhiệm vụ:

HS nghiên cứu thông tin sgk và quan sát hình, thảo luận nhóm nhỏ 3 – 4 học sinh, trả lời câu hỏi.

Báo cáo kết quả:

- Nhóm HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Vì có chất hữu cơ bị ứ lại lâu ngày làm mép trên phình to ra.

+ Còn ở dưới không có chất hữu cơ tích tụ lại

+ Vận chuyển các chất hữu cơ do phần lá đưa xuống

- GV mở rộng : nhân dân ta thường cắt lớp vỏ ngoài cho chất hữu cơ đi xuống tích tụ lại và đắp đất vào để cho cành mọc rễ sau cắt ra để nhân giống.

Nhận xét, đánh giá:

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét

.

1. Tiến hành thí nghiệm :

- Cốc 1 : cắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước pha màu đỏ.

- Cốc 2 : cắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước thường.

2. Hiện tượng : sau 1 thời gian :

- Cốc 1 : bông hoa chuyển sang màu đỏ.

- Cốc 2 : bông hoa vẫn giữ nguyên màu trắng

* Khi cắt ngang 2 cành hoa:

- Cành hoa ở cốc nước thường : không có hiện tượng gì

- Cành hoa ở cốc nước pha màu đỏ có phần mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ.

3. Giải thích : Nước màu đỏ đi qua mạch gỗ làm cho mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ

4. Kết luận : Nước và muối khoáng trong thân được vận chuyển nhờ mạch gỗ của cây.

1. Thí nghiệm : chọn 1 cành cây, bóc 1 khoanh vỏ. Sau 1 tháng , mép vỏ phía trên phình to

2. Kết luận : Các chất hữu cơ trong thân được vận chuyển nhờ mạch rây.

Nội dung 6: Biến dạng của thân.

1.Mục tiêu:

- Nhận biết được các loại thân biến dạng

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

HS thu nhận thông tin, hoạt động cá nhân, nhóm, báo cáo kết quả hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG

Nhiệm vụ 1 : Quan sát một số loại thân biến dạng

Chuyển giao nhiệm vụ:

GV kiểm tra mẫu vật của từng nhóm.

a. Quan sát các loại củ , tìm đặc điểm chứng tỏ là thân

- GV yêu cầu HS quan sát các loại củ đã chuẩn bị theo nhóm nhỏ : Củ khoai tây, củ gừng, củ dong ta. Củ su hào.

- GV : Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi mục 1a SGK

+ Quan sát những củ đó có những bộ phận nào chứng tỏ là thân ?

+ Phân chia các loại củ dựa vào vị trí của chúng ở trên mặt đất và hình dạng của củ.

+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa củ dong ta và củ gừng ?

+ Nêu sự giống và khác nhau giữa củ khoai tây và củ su hào ?

+ Kiểm tra bằng cách đối chiếu với hình 18.1

- GV hướng dẫn HS bóc vẩy của củ dong ta hay quan sát trên tranh tìm trên củ có những mắt nhỏ gọi là chồi nách.

b.Quan sát cây xương rồng

- GV yêu cầu HS dùng kim nhọn chọc vào thân cây xương rồng và nhận xét?

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi :

+ Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì ?

+ Cây xương rồng sống ở nơi nào thì có lá ? Khi nào thì cây xương rồng không có lá ?

+ Ta thấy cây xương rồng thường sống ở đâu ?

+ Ngoài ra em còn thấy có những cây nào cũng mọng nước ? Kể tên 1 số cây đó ?

Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát các củ theo nhóm theo yêu cầu của GV

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

- HS quan sát và làm theo mẫu của GV bóc vẩy của củ dong ta và củ khoai tây

- HS : tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của GV.

- HS quan sát cây xương rồng

Báo cáo kết quả:

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, yêu cầu nêu được:

+ Có chồi ngọn, chồi nách và lá

+ Các loại thân biến dạng theo vị trí trên mặt đất và hình dạng

+ Giống nhau : Có chồi ngọn, chồi nách, lá.

Khác nhau : Củ dong ta,củ gừng: hình dạng giống rễ; vị trí dưới mặt đất : thân rễ

+ Củ su hào : hình dạng to tròn; vị trí trên mặt đất : thân củ

Củ khoai tây: hình dạng to tròn; vị trí dưới mặt đất : thân củ

Một vài học sinh trả lời câu hỏi.

+ Có chức năng dự trữ nước

+ Cây xương rồng thường sống ở những nơi có nhiều nước thì có lá

+ Cây xương rồng thường sống ở những nơi khô hạn

Nhận xét, đánh giá:

Các nhóm nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét phần làm việc của các nhóm và đánh giá chung.

Nhiệm vụ 2 : Đặc điểm chức năng của 1 số thân biến dạng.

Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập

Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm, phân chia nhiệm vụ.

GV hướng dẫn học sinh khai thác thông tin

Báo cáo kết quả:

Đại diện 1 nhóm lên bảng báo cáo kết quả.

Nhận xét, đánh giá:

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV đánh giá chung, chốt kiến thức.

.

Có 3 loại thân biến dạng : thân rễ, thân củ và thân mọng nước.

- Thân rễ : thân có hình dạng giống rễ, có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.

VD: Củ riềng, củ dong, rễ cỏ tranh

- Thân củ : Thân phình to giống củ, có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.

VD: Củ su hào…

- Thân mọng nước : thân chứa nhiều nước, có chức năng dự trữ nước.

VD: Cây xương rồng

PHIẾU HỌC TẬP

STT

Tên mẫu vật

Đặc diểm

Chức năng đối với cây

Tên thân biến dạng

1

Su hào

Thân củ nằm trên mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

2

Củ khoai tây

Thân củ nằm dưới mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

3

Củ gừng

Thân rễ nằm trong đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

4

Củ dong ta

Thân rễ nằm trong đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

5

Xương rồng

Thân mọng nước nằm trên mặt đất

Dự trữ nước, quang hợp

Thân mọng nước

Hoạt động 3. Luyện tập

1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh hoạt động cá nhân, nhớ lại kiến thức, động não.

3. Cách thức tiến hành hoạt động: chơi trò chơi “Giải cứu đại dương”

Hệ thống câu hỏi:

Câu 1. Chồi nách của cây được phân chia làm 2 loại, đó là

A. chồi hoa và chồi lá.

B. chồi ngọn và chồi lá.

C. chồi hoa và chồi ngọn.

D. chồi lá và chồi thân.

Câu 2. Thân non của cây được phân chia làm 2 thành phần chính, đó là

A. bó mạch và ruột.

B. vỏ và trụ giữa.

C. vỏ và ruột.

D. biểu bì và thịt vỏ.

Câu 3. Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại ?

A. Bưởi      B. Mướp

C. Lim      D. Thông

Câu 4. Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ?

A. Mô rễ

B. Mô dẫn

C. Mô che chở

D. Mô phân sinh ngọn

Câu 5. Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường

A. bón thúc liên tục cho cây.

B. cắt bỏ hết hoa và lá.

C. bấm ngọn cho cây.

D. tỉa cành xấu, cành bị sâu.

Câu 6. Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu ?

A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ

B. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ

C. Nằm phía ngoài mạch rây

D. Nằm bên trong mạch gỗ

Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên thân ở thực vật ?

A. rễ cây bị chết.

B. Phần mép vỏ phía trên bị phình to sau khi ta cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân

C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng

D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân

Câu 8. Cây nào dưới đây không có thân củ ?

A. Cây chuối

B. Cây củ đậu

C. Cây su hào

D. Cây khoai tây

Hoạt động 4. Vận dụng:

1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số tình huống thực tiễn

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh hoạt động cá nhân, nhớ lại kiến thức, động não.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

Bài tập 1: Có ý kiến cho rằng: Để bảo vệ cây không bị sâu hại ta nên sử dụng thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu khi phun chỉ bám trên bề mặt lá. Vì thế, đối với những cây lấy thân như mía thì phun thuốc trừ sâu không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bằng sự hiểu biết của em về cấu tạo và chức năng của thân cây và tác hại của thuốc trừ sâu, em hãy nêu quan điểm của mình đối với ý kiến trên.

Bài tập 2: Nhà bạn Minh có một vườn cà phê đã trồng được 4 năm. Một hôm, bố bạn Minh ra vườn và cưa bớt ngọn của những cây cà phê. Bạn Minh thắc mắc không hiểu tại sao bố lại làm như vậy. Vận dụng hiểu biết của mình em hãy giúp bạn Minh giải thích cơ sở khoa học của biện pháp kĩ thuật này?

Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng:

1. Mục tiêu: Tập cho học sinh kĩ năng lập dự án, khai thác thông tin.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh hoạt động theo nhóm, khai thác thông tin từ gia đình, người dân địa phương.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

Tìm hiểu vai trò của thân cây đối với đời sống con người và môi trường tại địa phương (thực hiện theo nhóm). Hãy tìm hiểu và viết báo cáo về một loại thân cây có giá trị tại địa phương Gia Bắc theo mẫu gợi ý trong tiểu dự án sau:

TIỂU DỰ ÁN TÌM HỂU VỀ GIÁ TRỊ CỦA THÂN CÂY TẠI ĐỊA PHƯƠNG.

Nhóm:……………….

Lớp:…………………..

  1. Tên cây địa phương:

  2. Tên khoa học:

  3. Đặc điểm hình thái (màu sắc, mùi, kích thước, loại thân):

  4. Điều kiện sống của cây (đất ẩm/khô; ưa bóng/ ưa sáng):

  5. Giá trị của thân cây trong các lĩnh vực (y học, đối với môi trường, đời sống con người, giá trị kinh tế):

  6. Vị trí của cây trong nét văn hóa truyền thống tại địa phương:

  7. Thực trạng khai thác (hợp lý/vượt quá mức):

  8. Đề xuất phương án để nhân giống, mở rộng, phát triển kinh tế từ thân loại cây:

  9. Đề xuất biện pháp bảo tồn:

9