Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chí khí anh hùng (Truyền Kiều - Nguyễn Du), trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

633f95112929f663170f3e43b8f552fc
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 14:41:59 | Được cập nhật: 5 giờ trước (15:02:37) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 462 | Lượt Download: 9 | File size: 0.021809 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Vị trí, ý nghĩa đoạn trích:

  1. Vị trí:

  • Đặt vào kết cấu tác phẩm; thuộc phần II: Gia biến và lưu lạc.

  • Vị trí: từ câu 2213 – 2230 trong truyện Kiều: Sau nửa năm chung sống hạnh phúc với Kiều. Từ Hải chia tay Kiều ra đi thực hiện hoài bão, khát vọng của người anh hùng.

  1. Ý nghĩa:

  • Về chủ đề: thể hiện sâu sắc khát vọng tự do, khát vọng công lí

  • Về nghệ thuật: khắc họa thành công vẻ đẹp chí khí, lí tưởng của người anh hùng.

  • Đối với nhân vật chính: vai trò của Từ Hải đối với cuộc đời Kiều, hoàn thiện vẻ đẹp của Kiều.

  1. Đọc văn bản

  2. Kết cấu văn bản:

  • 4 câu đầu: Niềm khát khao lí tưởng của người anh hùng

  • 12 câu sau: Vẻ đẹp chí hướng, lí tưởng của người anh hùng

  • 2 câu cuối: Khát vọng lên đường của người anh hùng

  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

  1. Từ Hải – kiểu nhân vật anh hùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du.

  • Xuất hiện: đột ngột, bất ngờ

  • Dung mạo: đấng bậc phi thường

  • Tài năng: trí dũng song toàn

  • Hành động: tung hoành bốn bể

  • Kiểu nhân vật anh hùng: chí khí, tài năng, kì tích phi thường.

  1. Vẻ đẹp chí khí anh hùng của Từ Hải

  1. 4 câu đầu: Niềm khao khát lí tưởng của người anh hùng.

  • Hoàn cảnh:

+ thời gian nửa năm: Kiều và Từ chung sống hạnh phúc

+ tình cảm hương lửa đương nồng: lứa đôi nồng nàn, đắm say

  • Hạnh phúc gia đình: vẹn tròn, viên mãn

  • Vẻ đẹp nhân vật Từ Hải:

+ từ Hán Việt trượng phu: sắc thái trang trọng, tôn xưng

+ từ thoắt: biến đổi nhan chóng, mạnh mẽ, dứt khoát

+ động lòng: thôi thúc, giục giã ->bừng lên cái chí bốn phương

+ không gian: rộng lớn, kì vĩ

+ điểm nhìn: trông vời -> nhìn xa, chứa khát khao, hoài bão

+ hình ảnh: thanh gươm, yên ngựa: tự tin, ngạo nghễ, phong trần

+tư thế: lên đường thẳng dong: quả quyết, đầy khí phách

  • Khát khao lên đường thực hiện chí lớn. Tư thế anh hùng, mang hùng tâm tráng chí.

  1. 12 câu tiếp: Vẻ đẹp chí khí, lí tưởng của người anh hùng.

  • Ngôn ngữ đối thoại giữa Kiều và Từ Hải:

Thúy Kiều

Từ Hải

Bổn phận – người vợ

Tình tri âm, tri kỷ

Tâm ý sẻ chia, nương tựa

Thấu hiểu nếp nữ nhi

ứng xử theo lẽ bình thường

ứng xử theo lối phi thường

Thủy chung, vị tha

Thấu hiểu, yêu thương

  • Hoài bão,khát vọng:

+ hình ảnh, âm thanh: mười vạn tinh binh, bóng tinh, tiếng chiêng -> kì vĩ, hùng tráng, vang dội

+ biện pháp phóng đại: bao giờ… -> khát khao xây dựng sự nghiệp uy danh, lừng lẫy, một vùng trời tự do

+ chân dung anh hùng: kì tài, xuất chúng

  • Sức mạnh nội lực thôi thúc

  • Hoài bão, khát vọng lớn lao

  • Mong muốn hẹn ước:

+ mong muốn: đón Kiều khi đã hoàn thành nghiệp lớn -> trân trọng Kiều

+ trần tình: nỗi khổ tâm của người anh hùng (đối thoại, độc thoại)

+ hẹn ước: tự tin,đinh ninh, chắc nịch -> niềm tin vào tài năng, chí hướng bản thân.

  • Lý tưởng anh hùng gắn với tư tưởng nhân văn cao đẹp.

  1. 2 câu cuối: Khát vọng lên đường của người anh hùng.

  • Hành động khát vọng lên đường:

+ hành động: quyết lời dứt áo ra đi -> mạnh mẽ, quyết đoán, không chút do dự

+ điển tích: chim bằng sải cánh tung bay

-> kì vĩ hóa vẻ đẹp người anh hùng

-> tư thế: lồng lộng giữa chiều kích vô tận của tự nhiên -> sắc thái lãng mạn, lạc quan, bay bổng.

=> Vẻ đẹp: con người phi phàm trong không gian: khát vọng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ

  • Vẻ đẹp chí khí anh hùng của Từ Hải:

Tính cách anh hùng

Phẩm chất anh hùng

Cảm hứng lãng mạn

Bút pháp ước lệ

Bút pháp lí tưởng hóa

Phi thường, xuất chúng

Khát vọng lớn lao

Tôn lên tầm vóc: con người vũ trụ

  1. TỔNG KẾT

  1. Giá trị nội dung

  1. Giá trị nghệ thuật

  • Qua vẻ đẹp chí khí, lí tưởng anh hùng của Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm giấc mơ về công lí, công bằng trong XH.

  • Từ Hải là biểu tượng của khát vọng tự do, của tư tưởng nhân văn cao đẹp

  • Cảm hứng sáng tạo: lãng mạn

  • Bút pháp nghệ thuật: ước lệ, lí tưởng hóa

  • Giọng điệu: anh hùng ca

  • Ngôn ngữ: tôn xưng, ngưỡng mộ, ngợi ca

  • Lí tưởng anh hùng cao cả, rất đỗi bình dị.

  • Vẻ đẹp: anh hùng xuất chúng

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. ĐỌC HIỂU:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong.

(Ngữ văn 10, tập 2, NXB GD, tr 113)

  1. Nêu chủ đề của văn bản.

  2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

  3. Hình ảnh thanh gươm yên ngựa được đặt trong không gian trời bể mênh mang gợi tả vẻ đẹp gì của hình tượng người anh hùng Từ Hải?

  4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về khát vọng lên đường của Từ Hải.

  1. LÀM VĂN:

  1. Hãy chỉ ra những biểu hiện chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải qua đoạn trích.

  2. Nguyễn Du đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào để xây dựng chân dung chí khí, lí tưởng của người anh hùng Từ Hải?

  3. Chỉ ra những điểm khác biệt giữa nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

  4. Từ hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích, anh/chị hãy làm rõ nét mới trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng của Nguyễn Du.

  5. Từ chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích, trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay.