Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Cảm ứng từ Vật lí 11

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 24 tháng 10 2020 lúc 19:23:11 | Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 16:12:20 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 328 | Lượt Download: 1 | File size: 0.11008 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Câu 1Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B , góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S là α

cảm ứng từ -1

Câu 1 Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B , góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S là α. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều luôn có giá trị khác không.

  2. Đơn vị của từ thông là Tesla (T).

  3. Từ thông là đại lượng đại số.

D.Từ thông Φ xuyên qua mặt S xác định theo công thức Φ = BS sinα.

Câu 2: Người ta dùng khái niệm từ thông để diễn tả

A. số đường sức từ qua một diện tích nào đó.

B. độ mạnh yếu của từ trường.

C. phương của vectơ cảm ứng từ.

D. sự phân bố đường sức từ của từ trường.

Câu 3: Đơn vị từ thông là

A. Tesla (T). B. Vebe (Wb).

C. Fara (F). D. Tesla trên mét vuông (T/m2).

Câu 4:Theo định luật Lenxơ, dòng điện cảm ứng trong khung dây kín có chiều sao cho

  1. từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

  2. từ thông qua khung dây luôn tăng.

  3. C.từ thông qua khung dây luôn giảm.

  4. từ trường của nó mạnh hơn từ trường ngoài.

Câu 5: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B , góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:

A. Ф = BS sinα. B. Ф = BS cosα.

C. Ф = BS tanα. D. Ф = BS cotanα.

Câu 6:Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín được tính bởi công thức

Câu 7: Biểu thức tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây có độ tự cảm L khi cường độ dòng điện qua ống dây biến thiên một lượng Δi trong khoảng thời gian Δt là

A. B. e = L.Δi.Δt. C. D.

Câu 8: Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 (s) từ thông tăng thêm 1 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng bao nhiêu?

A. 0,9 V. B. 10 V. C. 1 V. D. 1,1 V.

Câu 9: Định luật Len-xơ được dùng để

  1. xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.

  2. xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.

  3. xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.

  4. xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng.

Câu 10: Đơn vị của hệ số tự cảm là

A. Vôn V. B. Tesla (T). C. Vêbe (Wb). D. Henri (H).

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Khi đặt diện tích S vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều, nếu S càng lớn thì từ thông có giá trị càng lớn.

  2. Đơn vị của từ thông là vebe (Wb).

  3. Từ thông có thể dương, âm hoặc bằng không.

  4. Giá trị của từ thông qua diện tích S cho biết cảm ứng từ của từ trường là lớn hay bé.

Câu 12: Gọi α là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của diện tích S với vectơ cảm ứng từ . Từ thông qua diện tích S có độ lớn cực đại khi α bằng A. 0. B. C. D.

Câu 13: Đặt một khung dây trong từ trường đều sao cho ban đầu mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây sẽ không thay đổi nếu khung dây

  1. có diện tích tăng đều.

  2. chuyển động tịnh tiến theo một phương bất kì.

  3. có diện tích giảm đều.

  4. quay quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung.

Câu 14: Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fu – cô gây ra trên kim loại, người ta thường

  1. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện.

  2. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong.

  3. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.

  4. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.

Câu 15: Độ lớn của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức từ của từ trường đều có cảm ứng từ B

  1. tỉ lệ với số đường sức từ qua một đơn vị diện tích S.

  2. tỉ lệ với góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S.

  3. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.

  4. tỉ lệ với cảm ứng từ B tại nơi đặt diện tích S.

Câu 16 Đáp án nào sau đây là sai? Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây có giá trị lớn khi

A. độ tự cảm của ống dây lớn.

B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn.

C. dòng điện qua ống dây giảm nhanh.

D. dòng điện qua ống dây tăng nhanh.

Câu 17: Một vòng dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều. Trong các yếu tố sau:

  1. Diện tích S của vòng dây II. Cảm ứng từ của từ trường III Khối lượng của vòng dây

IV .Góc hợp bởi mặt phẳng của vòng dây và đường cảm ứng từ Từ thông qua diện tích S phụ thuộc các yếu tố nào?

A. I và II . B. I, II, và III . C. I và III. D. I, II và IV.

Câu 18: Từ biểu thức tính độ tự cảm L của ống dây có tiết diện S, gồm N vòng dây, chiều dài l của ống dây là

A. l = 4π.10-7 . B. l = 4π.10-7 .

C. l = 4π.10-7 D. l = 4π.10-7 .

Câu 19: Một ống dây dài 0,5 (m), diện tích tiết diện ngang của ống là

10- 3 m2 gồm 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là

A. 2,51 (H). B. 2,51.10-2 (H). C. 2,51.10-2 (mH). D. 2,51 (mH).

Câu 20: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng

  1. xuất hiện khi có các đường sức từ xuyên qua mạch kín.

  2. có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra ngược chiều với từ trường ngoài.

  3. xuất hiện khi đặt một mạch kín đứng yên trong từ trường đều.

  4. xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua một mạch kín.

Câu 21: Một khung dây dẫn có 100 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẵng của khung dây. Diện tích của mỗi vòng dây là 2 dm2, cảm ứng từ giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s. Suất điện động cảm ứng trong khung dây

A. 6 V. B. 60 V. C. 0,06 V. D. 600 V.

Câu 22: Một khung dây hình vuông có cạnh 5 cm, đặt trong từ trường đều 0,08 T; mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Trong thời gian 0,2 s; cảm ứng từ giảm xuống đến không. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian đó

A. 0,1 V. B. 0,02V. C. 1 mV. D. 0,2mV.

Câu 23:Một hình vuông cạnh 5 cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T. Từ thông qua diện tích hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp giữa véc tơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là A. = 00. B. = 870. C. = 900. D. = 10.

Câu 24: Một dây dẫn có chiều dài xác định được cuốn trên ống dây dài l và bán kính ống r thì có hệ số tự cảm 0,2 mH. Nếu cuốn lượng dây dẫn này trên ống dây có cùng chiều dài nhưng bán kính tiết diện của ống dây tăng gấp đôi thì hệ số tự cảm của ống là

A. 0,1 mH. B. 0,2 mH. C. 0,4 mH. D. 0,8 mH.

Câu 25: Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ pháp tuyến của khung dây một góc 300 độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi

A. 3,46.10-4 V. B. 3,46 (mV). C. 3,46.10-4 (mV). D. 34,6V.

Câu 26:Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây phẳng, kín?

  1. Tịnh tiến khung dây trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ.

  2. Tịnh tiến khung dây trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung hợp với đường sức từ một góc α.

  3. Cho khung quay trong từ trường đều xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng khung.

  4. Cho khung quay xung quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung trục này không song song với đường sức từ.

Câu 27: Một khung dây tròn, đặt trong một từ trường đều có mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. Trong các trường hợp sau

  1. Khung dây chuyển động tịnh tiến trong từ trường theo một phương bất kỳ

  2. Bóp méo khung dây III . Khung dây quay quanh một đường kính của

Ở trường hợp nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây ?

A. I và II. B. II và III . C. III và I . D. I, II và III .

Câu 28:Biết dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có chiều như hình vẽ. Hiện tượng

xảy ra khi

  1. nam châm đứng yên, vòng dây chuyển động ra xa nam châm.

  2. nam châm đứng yên, vòng dây chuyển động lại gần nam châm.

  3. nam châm đứng yên, vòng dây chuyển động sang phải.

  4. nam châm đứng yên, vòng dây quay quanh trục đi qua tâm vuông góc mặt phẳng vòng dây.

Câu 29: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 1 (mH), cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 (A) trong khoảng thời gian 0,1 (s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó A. 0,1 V. B. 10 V. C. 1 V. D. 100 V.

Câu 30: Dòng điện qua ống dây có độ tự cảm L = 50 (mH) tăng dần từ I1 = 0,2 (A) đến I2 trong khoảng thời gian 0,01(s). Khi đó, suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn 8V. Cường độ I2 bằng

A. 1,8(A). B. 1,6 (A). C. 1,4 (A). D. 2 (A).

Câu 31. Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây, đường kính của ống bằng 2 cm. Một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây trong 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ 0 s đến 1,5 A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây: A. 0,14V B. 0,26V C. 0,52V D. 0,74V

Câu 32. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi

  1. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.

  1. sự chuyển động của nam châm với mạch.

  2. sự chuyển động của mạch với nam châm.

  1. sự biến thiên từ trường Trái Đất.

Câu 33. Đơn vị của hệ số tự cảm là

A. Vôn V. B. Tesla (T). C. Vêbe (Wb). D. Henri (H).

Câu 34. Cho cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2 (A) về 0 trong khoảng thời gian là 4 (s). Nếu ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H thìsuất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là A. 0,20 V. B. 0,50 V. C. 0,05 V. D. 0,80 V.

Câu 35. Khi đóng khóa K trong mạch điện bên thì

  1. đ èn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ.

  1. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay.

  2. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ.

  1. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ.

Câu 36. Một dây dẫn có chiều dài xác định được cuốn trên trên ống dây dài l và tiết diện S thì có hệ số tự cảm 0,2 mH. Nếu cuốn lượng dây dẫn trên trên ống có cùng tiết diện nhưng chiều dài tăng lên gấp đôi thì hệ số tự cảm cảm của ống dây là

A. 0,1 H. B. 0,1 mH. C. 0,4 mH. D. 0,2 mH.