Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Cách làm phần Đọc hiểu văn bản ôn thi vào 10 môn Văn

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 15 tháng 6 2020 lúc 16:39:36


I. Lời mở đầu

Phạm vi kiến thức phần đọc hiểu văn bản chủ yếu khai thác, phân tích các văn bản nằm trong chương trình Ngữ văn 9 bao gồm các văn bản văn học và văn bản nhật dụng.

    - Văn bản văn học: truyện trung đại, truyện hiện đại Việt Nam sau 1945, truyện nước ngoài, thơ hiện đại Việt Nam, thơ trữ tình nước ngoài, kịch.

    - Văn bản nhật dụng với các chủ đề quyền con người, chiến tranh và hòa bình, hội nhập quốc tế, văn hóa truyền thống.

Các văn bản trong SGK Ngữ văn 9 ( tập 1 và tập 2) vừa là văn bản đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (nghị luận văn học), vừa được chọn là ngữ liệu, chủ đề để ra các đề văn nghị luận xã hội. Vì vậy, học sinh cần nắm vững kiến thức, cũng như kĩ năng và có chiến lược đọc hiểu đúng đắn.

II. Hướng dẫn cách Đọc hiểu văn bản

1. Nắm vững kiến thức văn bản nghệ thuật

- Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình giải mã ý nghĩa tác phẩm, hình tượng nghệ thuật tùy thuộc vào năng lực tiếp nhận của người đọc. Đọc hiểu giúp phát huy được năng lực cảm thụ văn học, phân tích, đánh giá văn bản, đoạn trích.

Văn bản nghệ thuật: là những văn bản tác giả sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật xây dựng hình tượng chứa đựng giá trị thẩm mĩ.

    + Ngôn ngữ nghệ thuật: là tín hiệu có tính thẩm mĩ, tính biểu tượng, đa nghĩa… được sử dụng để xây dựng hình tượng nghệ thuật.

    + Hình tượng văn học: là hình tượng được xây dựng dựa trên hiện thực đời sống, vừa hàm chứa các dụng ý nghệ thuật, triết lý nhân sinh mà tác giả gửi gắm trong đó.

- Mức độ đọc hiểu

Mức độ nhận biết:

    + Thể loại văn học: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch…

    + Biện pháp tu từ: nhân hóa, ản dụ, so sánh.

    + Từ ngữ: danh, động, tính.

    + Đề tài, chủ đề, nội dung của văn bản.

    + Chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của băn bản.

    + Phương thức biểu đạt của văn bản (miêu tả, tự sự, thuyết mình, nghị luận, hành chính công vụ).

    + Hình thức lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích…).

- Mức độ thông hiểu

    + Khái quát được chủ đề, nội dung chính văn bản đề cập.

    + Hiểu và nắm được tư tưởng nghệ thuật của tác giả.

    + Hiểu ý nghĩa, tác dụng việc sử dụng phương thức biểu đạt, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… trong văn bản.

- Mức độ vận dụng

    + Nhận xét đánh giá tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ tác giả thể hiện trong văn bản.

    + Nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.

    + Rút ra tư tưởng, nhận thức.

2. Các dạng câu hỏi thường gặp

3. Các phương thức biểu đạt

4. Các phép liên kết hình thức trong văn bản

5. Các biện pháp tu từ từ vựng phổ biến

- So sánh: Là biện pháp đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    + So sánh ngang bằng.

    + So sánh không ngang bằng.

- Nhân hóa: biện pháp tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên sinh động, gần gũi với con người hơn.

- Ẩn dụ: Ẩn dụ là biện pháp tu từ sử dụng sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Hoán dụ: Hoán dụ là biện pháp tu từ sử dụng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa trên sự gần gũi nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Điệp ngữ: biện pháp lặp lại từ ngữ nhiều lần trong khi nói (viết) nhằm nhấn mạnh ý và bộc lộ cảm xúc.

Bảng hệ thống các tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9

Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 4:14:20 | Lượt xem: 710

Các bài học liên quan