Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Các nhà văn, nhà thơ chương trình Ngữ Văn 6

fd3945e07ab11ccf6971b65d9f24206e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:44:52 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 21:11:12 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 421 | Lượt Download: 3 | File size: 0.736648 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tich luy kien thuc van hoc CÁC TÁC GIẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 1. Tác giả Tô Hoài Tiểu sử Tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1920 tại quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp. Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Các bút danh       Tô Hoài Mai Trang Mắt Biển Thái Yên Vũ Đột Kích Hồng Hoa Sự nghiệp văn học  Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Ông viết cho thiếu nhi và cách mạng. Các tác phẩm chính của ông là: o Dế Mèn phiêu lưu kí (1941) o O chuột (1942) o Nhà nghèo (1944) o Truyện Tây Bắc (1953) o Miền Tây (1967) o Cát bụi chân ai (1992) §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc o   Ba người khác (2006) Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi. Ba người khác là tác phẩm gần đây nhất. Tác phẩm này được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ Cải cách ruộng đất, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký. Giải thưởng      Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc) ; Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996). Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010 2. Tác giả Đoàn Giỏi Tiểu sử Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình địa chủ. Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh. Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam. Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ. Đất rừng phương Nam là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ngày 7 tháng 4 năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú. Tác phẩm Truyện     Đường về gia hương (1948) Cá bống mú (1956) Đất rừng phương Nam (1957) Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962) Truyện ngắn  Hoa hướng dương (Đoàn Giỏi) (1960) Truyện ký      Ngọn tầm vông (1956) Trần Văn Ơn (1955) Từ đất Tiền Giang Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc Ký      Khí hùng đất nước (1948) Những dòng chữ máu Nam Kỳ 1940 (1948) Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ Cây đước Cà Mau Tết Nguyên Đán ở Nam Bộ Kịch thơ   Người Nam thà chết không hàng (1947) Chiến sĩ Tháp Mười (1949) Thơ    Bến nước mười hai Truyện thằng Cồi Giữ vững niềm tin (1954) Biên khảo   Những chuyện lạ về cá (1981) Tê giác giữa ngàn xanh (1982) Thành tựu nghệ thuật Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỷ mỷ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của mình. §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc 3. Tác giả Võ Quảng Tiểu sử Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. Sau khi Cách mạng tháng Tám1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi. Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu. §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc. Tác phẩm Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như:                  Cái Thăng (truyện 1961) Thấy cái hoa nở (thơ 1962) Chỗ cây đa làng (1964) Nắng sớm (thơ, 1965) Cái Mai (1967) Những chiếc áo ấm (truyện 1970) Anh Đom đóm (thơ, 1970) Măng tre (thơ, 1972) Quê nội (truyện 1974) Tảng sáng (truyện 1976) Bài học tốt (truyện, 1975) Gà mái hoa (thơ 1975) Quả đỏ (thơ 1980) Vượn hú (truyện 1993) Ánh nắng sớm (thơ 1993) Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995) Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình). Ngoài ra, ông còn có bài thơ đồng dao "Mời vào" cho trẻ em rất nổi tiếng. §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc 4. Tác giả Tạ Duy Anh Tiểu sử Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Dũng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959. Quê ông ở thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua bốn năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993. Hành trình sáng tác §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc Tạ Duy Anh viết nhiều và rất đều tay. Tính đến nay (2010), ông đã xuất bản khoảng 20 tập truyện, bao gồm bốn tiểu thuyết và một tập tản văn trong khoảng 20 năm cầm bút. Cuối những năm 1980, trong trào lưu đổi mới của toàn xã hội, văn học cũng nhanh nhạy xuất hiện những tên tuổi cùng những tác phẩm để đọc, để phục và để nhớ. Người ít tuổi nhất trong số các tên tuổi ấy chính là Tạ Duy Anh. Ông làm “cháy” báo Văn Nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền. Vẫn là motip Romeo và Juliet với mối thù của hai dòng họ trên vai và tình yêu trong tim, nhưng truyện của Tạ Duy Anh là sự tái hiện bức tranh toàn cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1950-1970 đầy máu và nước mắt. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến mượn tên truyện của ông để khái quát: “Có một dòng văn học bước qua lời nguyền”. Tác phẩm gây được dư luận thứ hai của ông là tiểu thuyết Lão Khổ. Vẫn là chuyện làng quê Bắc bộ, nhưng thời gian rộng hơn, từ những năm 1940 - 1990, dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn và nhà văn cũng già dặn từng trải và kỹ thuật hơn nên Lão Khổ được đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đánh giá: “Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng... thêm một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam”. Năm 2002, Đi tìm nhân vật, một cuốn tiểu thuyết phá cách về mặt cấu trúc của ông, hoàn thành sau bốn năm làm việc. Một cuốn sách thành công về mặt doanh số của ông là tiểu thuyết Thiên thần sám hối, in năm 2004 này với bốn lần tái bản trong không đầy một năm, gần 20.000 bản in. Cuốn tiểu thuyết chỉ không đầy 200 trang, kể chuyện ba ngày cuối cùng trong bụng mẹ của một bào thai sắp chào đời. Kết cấu chặt chẽ và ngắn gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt, Việt Hoài bình luận trên tạp chí Tuổi trẻ Cuối tuần: "Thiên thần sám hối khiến ai đọc nó cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã, ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật, người đọc một lối thoát lương tâm". Tác phẩm         Bước qua lời nguyền (1990) Khúc dạo đầu (tiểu thuyết, 1991) Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992) Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa thiếu nhi, 1993) Luân hồi (1994) Người khác (tập truyện ngắn) Bến thời gian Gã và nàng §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc          Bố cục hoàn hảo Ngày hội cuối cùng Quả trứng vàng Ba đào ký Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh Đi tìm nhân vật (tiểu thuyết) Thiên thần sám hối (tiểu thuyết) Những truyện không phải trong mơ (truyện vừa) Bức tranh của em gái tôi Giải thưởng   Giải truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Giải truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội. 5. Tác giả Duy Khán Tiểu sử Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán. Sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934. Quê gốc xã Nam Sơn huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh. Mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại Hải Phòng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam §ao Thi Sanh – Suu tam Tich luy kien thuc van hoc Duy Khán sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không – không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, sau chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội. Về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, phóng viên năm 1972. Tác phẩm đã xuất bản - Trận mới (Thơ, 1972) - Tâm sự người đi (Thơ, 1987) - Tuổi thơ im lặng (Truyện, 1986) Giải thưởng - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1987 cho tác phẩm Tuổi thơ im lặng - Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007 6. Tác giả Trần Đăng Khoa Tiểu sử Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm §ao Thi Sanh – Suu tam