Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm học 2018 - 2019

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Hồ Hải Duyên 29 tháng 12 2020 lúc 9:07:42 | Được cập nhật: 8 tháng 4 lúc 16:43:39 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 742 | Lượt Download: 5 | File size: 0.152064 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm học 2019 - 2020 Doc24.vn

PHÒNG GD&ĐT …

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2019 2020

TRƯỜNG THCS ………

Môn kiểm tra: Ngữ văn lớp 6 - Đề số 1

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất các truyện cổ tích con đã được học và đọc thêm?

  1. Thánh Gióng; Em bé thông minh; Thạch Sanh; Sọ Dừa.

  2. Cây bút thần; Thánh Gióng; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa.

  3. Thạch Sanh; Sọ Dừa; Em bé thông minh; Cây bút thần.

  4. Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Sự tích Hồ Gươm.

Câu 2: Trong các nhận định sau, nhận định nào nói đúng nội dung truyện “Treo biển”?

A. Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.

C. Phê phán những người thiếu chủ kiến, ba phải.

D. Phê phán sự tham lam bội bạc của con người.

Câu 3: Dòng nào sau đây không có trong định nghĩa truyện trung đại?

  1. Là những truyện mang đậm tính giáo huấn, triết lí.

  2. Là những truyện có cốt truyện đơn giản, mang ý nghĩa sâu sắc.

  3. Là những truyện được truyền miệng trong dân gian.

  4. Là những truyện được viết trong thời trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).

Câu 4: Câu nào dưới đây có số từ?

A. Mấy tháng nghỉ hè đã trôi qua.

B. Tất cả chúng tôi đều thích thầy giáo mới.

C. Sau ba hồi trống dài, học sinh dưới sân trường đều tập trung đi vào lớp.

D. Đôi bạn ấy ngồi cạnh nhau trong các buổi học.

Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm tính từ ?

  1. Những cành hoa tươi thắm

  2. Đen như cột nhà cháy

  3. Một màu đen huyền bí

  4. Đùng đùng nổi giận

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với dạng văn kể chuyện tưởng tượng?

A. Không được tưởng tượng tùy tiện mà phải dựa vào thực tế.

B. Kể đúng như câu chuyện có trong thực tế bằng lời văn của mình.

C. Xác định rõ ý nghĩa, mục đích của truyện

D. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Cho những câu thơ sau: “Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

(Tiếng ru - Tố Hữu) a) Có các số từ nào trong những câu thơ trên? b) Việc sử dụng những số từ ấy có tác dụng nhấn mạnh điều gì trong lời thơ?

c) Xác định một cụm động từ trong các câu thơ.

Câu 2 (1,5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, con đã được học những câu chuyện sâu sắc về nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của con về truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”.

Câu 3 (4 điểm). Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Kể về một người gần gũi, thân quen với em ở trường lớp (bạn bè, thầy cô giáo, cô phụ trách bán trú, bác bảo vệ, bác lao công…).

Đề 2: Nhập vai một nhân vật trong truyện “Thánh Gióng” và kể lại câu chuyện.

 Hết –

(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 6

  1. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

C

C

C

B

B

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Bài 1: (1.5 điểm) Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.

a. Các số từ trong câu thơ là: một / một

b.Ýnghĩa: - Một: chỉ số ít, sự đơn lẻ yếu ớt

Nhấn mạnh ý nghĩa: một cá nhân riêng lẻ không thể làm nên thành quả lớn lao

Từ đó câu thơ đề cao tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, sức mạnh của tập thể.

(hs chỉ trả lời 1 trong 2 ý trên vẫn cho điểm tối đa)

c.Cụm động từ: chẳng nên mùa vàng

Bài 2: (1,5 điểm) Yêu cầu HS viết đúng theo mô hình đoạn cảm nhận, đủ số câu:

- Câu 1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm)

- Các câu tiếp theo: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, lời kể ngắn gọn, dễ nhớ, chi tiết chọn lọc gây cười. (0,5 điểm)

+ Nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, không được bảo thủ, chủ quan, đoán mò. Truyện cho ta bài học về cách nhận thức, đánh giá sự vật, con người. (0,5 điểm)

- Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm)

( HS viết thiếu số câu hoặc thừa nhiều – 0.25 điểm, HS mắc các lỗi diễn đạt, chính tả tùy theo mức độ GV trừ điểm)

Bài 3: (4 điểm)

Yªu cÇu chung:

- Bè côc râ rµng, m¹ch l¹c

  • X©y dùng nh©n vËt , t×nh huèng truyÖn hîp lÝ, hÊp dÉn

  • DiÔn ®¹t s¸ng râ, biÓu c¶m

  • Kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t, lçi chÝnh t¶

Đề 1:

1. Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu người định kể: Là ai ? Người được kể có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung ?

2. Thân bài (3 điểm):

a. Ngoại hình : Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục?...( Biết kể vào một chi tiết ngoại hình ấn tượng nhất)

b. Kể chi tiết : ( Tùy từng người mà kể cho phù hợp)

* Nghề nghiệp, việc làm (những động tác, cử chỉ, hành động, việc làm hằng ngày...)

* Sở thích, sự đam mê

* Tính tình : Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động với em, với những người xung quanh?

* Kỉ niệm đáng nhớ với người ấy?

3. Kết bài (0.5 điểm): Tình cảm, cảm nghĩ về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

Đề 2:

* HS có thể nhập vai: Thánh Gióng, bà mẹ Gióng, ngựa sắt … để kể lại câu chuyện.

* Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài (0.5 điểm): Tạo tình huống tự nhiên để nhân vật giới thiệu mình và lí do kể lại câu chuyện:

- Giới thiệu tên, nơi ở…

- Lý do kể lại truyền thuyết

2. Thân bài (3 điểm): Kể lần lượt diễn biến của truyền thuyết một cách hợp lí khi nhập vai nhân vật.

Bà mẹ Gióng ướm chân lên vết chân to mang thai và đẻ ra Gióng

Gióng lên ba không nói không cười

Sứ giả đến Gióng xung phong đi giết giặc

Gióng lớn nhanh như thổi

Gióng vươn vai thành tráng sĩ xung trận giết giặc

Gióng bay về trời

  1. Kết bài (0.5 điểm): Nêu kết thúc phù hợp với tình huống đã xây dựng ở mở bài

PHÒNG GD&ĐT ……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THCS ……………

Môn kiểm tra: VĂN 6 - Đề số 2

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất tên các truyện truyền thuyết con đã được học và đọc thêm?

A. Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Em bé thông minh

B. Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm; Con Rồng cháu Tiên

C. Thánh Gióng, Thạch Sanh, Ông lão đánh cá và con cá vàng

D. Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Cây bút thần.

Câu 2: Ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi” là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang.

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan.

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì.

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải.

Câu 3: Dòng nào sau đây không có trong định nghĩa về truyện Trung đại ?

    1. Là những truyện được truyền miệng trong dân gian.

    2. Là những truyện mang đậm tính giáo huấn, triết lí.

    3. Là những truyện có cốt truyện đơn giản nhưng mang ý nghĩa khá sâu sắc.

    4. Là những truyện được viết trong thời trung đại (Thế kỉ X- đến hết thế kỉ XIX).

Câu 4: Dòng nào sau đây không chứa lượng từ?

A.Từng nét chữ xinh xinh thẳng hàng C. Ở nhà nhất mẹ nhì con

B. Những ngày mưa gió D. Mỗi ngày em một lớn khôn

Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm động từ ?

A. Thi đua học tốt

B. Vô cùng dũng cảm

C. Một màu xanh tươi non

D. Rất mực xinh đẹp, dịu dàng

Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng về kể chuyện tưởng tượng?

  1. Tưởng tượng và kể lại câu chuyện tuỳ ý thích của người viết.

  2. Kể lại câu chuyện có thật làm em xúc động.

  3. Tưởng tượng và kể câu chuyện có logic và ý nghĩa.

  4. Kể lại nguyên văn một câu chuyện trong sách vở.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Cho đoạn thơ sau: “Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng…

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) a) Có những lượng từ nào trong những câu thơ trên? b) Việc sử dụng các lượng từ đó có tác dụng nhấn mạnh ý diễn đạt gì trong lời thơ?

c) Xác định một cụm động từ trong đoạn thơ.

Câu 2 (1,5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, con đã được học những câu chuyện sâu sắc về nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của con về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

Câu 3 (4 điểm). Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Kể về một người gần gũi, thân quen với em ở trường lớp (bạn bè, thầy cô giáo, cô phụ trách bán trú, bác bảo vệ, bác lao công…).

Đề 2: Nhập vai một nhân vật trong truyện “Thánh Gióng” và kể lại câu chuyện.

 Hết –

(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 6

  1. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

B

A

C

A

C

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Bài 1: (1.5 điểm) Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.

a. Các lượng từ: từng/ từng

b.Ýnghĩa: - Từng: lần lượt mỗi người

Thể hiện sự nhẹ nhàng ân cần chăm lo cho mỗi anh đội viên của Bác

( tấm lòng yêu thương chăm lo của Bác dành cho các anh bộ đội)

(Hs trả lời có ý trên cho điểm tối đa)

c.Cụm động từ: đi dém chăn/ sợ cháu mình giật thột/ nhón chân nhẹ nhàng

Bài 2: (1,5 điểm) Yêu cầu HS viết đúng theo mô hình đoạn cảm nhận, đủ số câu:

- Câu 1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm)

- Các câu tiếp theo: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Nghệ thuật: Câu chuyện ngắn gọn nhưng có hai lớp nghĩa: mượn chuyện loài vật để nói về chuyện con người, thông qua phép nhân hóa, ẩn dụ độc đáo. ( 0,5 điểm)

+ Nội dung: Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên nhủ người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. ( 0,5 điểm)

- Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm)

( HS viết thiếu số câu hoặc thừa nhiều – 0.25 điểm, HS mắc các lỗi diễn đạt, chính tả tùy theo mức độ GV trừ điểm)

Bài 3: (4 điểm)

Yªu cÇu chung:

- Bè côc râ rµng, m¹ch l¹c

  • X©y dùng nh©n vËt , t×nh huèng truyÖn hîp lÝ, hÊp dÉn

  • DiÔn ®¹t s¸ng râ, biÓu c¶m

  • Kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t, lçi chÝnh t¶

Đề 1:

1. Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu người định kể: Là ai ? Người được kể có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung ?

2. Thân bài (3 điểm):

a. Ngoại hình : Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục?...( Biết kể vào một chi tiết ngoại hình ấn tượng nhất)

b. Kể chi tiết : ( Tùy từng người mà kể cho phù hợp)

* Nghề nghiệp, việc làm (những động tác, cử chỉ, hành động, việc làm hằng ngày...)

* Sở thích, sự đam mê

* Tính tình : Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động với em, với những người xung quanh?

* Kỉ niệm đáng nhớ với người ấy?

3. Kết bài (0.5 điểm): Tình cảm, cảm nghĩ về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

Đề 2:

* HS có thể nhập vai: Thánh Gióng, bà mẹ Gióng, ngựa sắt … để kể lại câu chuyện.

* Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài (0.5 điểm): Tạo tình huống tự nhiên để nhân vật giới thiệu mình và lí do kể lại câu chuyện:

- Giới thiệu tên, nơi ở…

- Lý do kể lại truyền thuyết

2. Thân bài (3 điểm): Kể lần lượt diễn biến của truyền thuyết một cách hợp lí khi nhập vai nhân vật.

Bà mẹ Gióng ướm chân lên vết chân to mang thai và đẻ ra Gióng

Gióng lên ba không nói không cười

Sứ giả đến Gióng xung phong đi giết giặc

Gióng lớn nhanh như thổi

Gióng vươn vai thành tráng sĩ xung trận giết giặc

Gióng bay về trời

  1. Kết bài (0.5 điểm): Nêu kết thúc phù hợp với tình huống đã xây dựng ở mở bài

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường THCS…………..

ĐỀ THI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2019 - 2020 - Đề số 3

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm 02 trang)

  1. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại được thể hiện ở:

  1. Phương thức lưu truyền.

  2. Lực lượng sáng tác.

  3. Thời gian sáng tác.

  4. Đáp án A, B.

Câu 2: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự công tâm đối với người bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong tư cách một thầy thuốc?

A. Không ngại chữa những bệnh dầm dề máu mủ .

B. Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa chạy, cấp dưỡng cho người bệnh.

C. Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng, đói khát ở và chữa chạy cho họ

D. Ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội.

Câu 3: Truyện nào sau đây tạo tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác ?

A. Ếch ngồi đáy giếng. B. Treo biển. C. Lợn cưới, áo mới. D. Thầy bói xem voi.

Câu 4: Trong câu thơ sau có bao nhiêu lượng từ ?

Con đi trăm núi, ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” (Bầm ơi - Tố Hữu)

  1. 1

  2. 2

  1. 3

  2. 4

Câu 5: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A.Một con hổ cái B. Nằm phục xuống

C. Mệt mỏi lắm D. Gầm lên một tiếng

Câu 6 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài văn kể chuyện đời thường ?

A. Kể lại những câu chuyện quen thuộc, gần gũi với cuộc sống xung quanh ta.

B. Câu chuyện không nhất thiết phải có những tình tiết li kì mà có thể hấp dẫn người đọc bằng lời văn lôi cuốn, kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

C. Nhân vật phải được khắc họa chân thực nhưng không cần thiết phải miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật.

D. Chỉ được kể lại một sự kiện chính bản thân mình đã được chứng kiến trong thực tế.

  1. Tự luận: (7 điểm )

Bài 1: (1đ) Cho câu văn sau: Những con thuyền nhỏ ấy chở ánh trăng vàng, chở làn gió mát, mang mùa xuân đi muôn nơi trên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp này.

a. Xác định một chỉ từ có trong câu văn trên và tác dụng của nó.

b. Xác định 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ có trong câu văn trên.

Bài 2: (2đ) Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn rất thú vị và chứa đựng những bài học bổ ích. Hãy viết một đoạn văn khoảng 9 – 11 câu trình bày cảm nhận của con về câu chuyện này.

Bài 3: (4đ) Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Em hãy nhập vai nhân vật để kể lại một truyện dân gian đã học.

Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ - trường THCS Đoàn Thị Điểm. Hãy kể lại chuyến thăm trường đầy ý nghĩa đó.

(Giám thị coi thi thu lại đề)

............................................

Họ và tên thí sinh: ....................................................................SBD: ...................................

Đáp án và biểu điểm Đề thi học kì 1 môn Văn 6

I. Trắc nghiệm: Trả lời đúng 1 câu được 0.5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

D

D

B

C

A

D

II. Tự luận

Bài 1 (1 điểm)

a. Chỉ từ: ấy hoặc này (0.25đ)

- ý nghĩa: định vị sự vật trong không gian (0.25đ)

b. Chỉ cần tìm đúng 1 CDT, 1 CĐT

- Cụm danh từ: (0.25) Những con thuyền nhỏ ấy, ánh trăng vàng, làn gió mát, Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

- Cụm động từ: (0,25đ) chở ánh trăng vàng, chở làn gió mát, mang mùa xuân đi muôn nơi trên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

Bài 2 (2 điểm)

-Viết đúng hình thức cảm thụ được 0.5 điểm

- Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả được 0.5 điểm

- Các ý cần có:

+ Tiêu biểu của thể loại truyện ngụ ngôn mang ý nghĩa, bài học sâu sắc bằng tiếng cười hài hước, dí dỏm.

+ Nội dung: kể về câu chuyện xem voi của năm ông thầy bói

+ ý nghĩa:Cần có cái nhìn tổng thể khi đánh giá sự vật, sự việc nào đó; cần hoàn thiện bản thân đặc biệt trong cách nhìn cuộc sống.

+Suy nghĩ của bản thân, mở rộng liên hệ.

Bài 3: (4đ) HS lựa chọn 1 trong 2 đề để kể

- Viết đúng hình thức bài văn, không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể sáng tạo, hợp lí.

- Kể được câu chuyện; bộc lộ suy nghĩ bản thân, tùy từng cách diễn đạt.

Đề 1: nhập vai nhân vật kể lại một truyện Dân gian đã học:

  • Hinh thức: bài có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả....(1.0 điểm)

  • Nội dung: (3.0 điểm)

+ Nhập vai nhân vật, chuyển từ ngôi kể thứ ba ngôi kể thứ nhất một cách hợp lí

+ Kể diễn biến câu chuyện kết thúc.

  • Biết đan xen miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.

Đề 2: Kể chuyện tưởng tượng:

- Yêu cầu HS dùng ngôi kể thích hợp. (1 điểm)

- Nội dung kể hợp lí, có ý nghĩa giáo dục. (2 điểm)

+ Nêu tình huống hợp lí để kể chuyện

+ Sáng tạo các tình tiết hợp lí về cuộc đời nhân vật

+ Tưởng tượng có ý nghĩa

+ Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện

- Có thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí. (1 điểm)

(Tùy từng bài làm cụ thể, GV cho thang điểm từ Giỏi (3.5- 4); Khá (2.75 - 3.25); TB (2 - 2.5); Yếu (1- 1.5))

PHÒNG GD& ĐT …….

TRƯỜNG THCS …………..

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI KSCL HKI

MÔN: NGỮ VĂN 6 - Đề số 4

Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I:ĐỌC –HIỂU(3.0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

Hoa Hồng tặng mẹ

Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 đô la

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.

Nó vui mừng trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.

Nó chỉ đường cho anh lái xe đến nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ.

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.

                                                                   (Quà tặng cuộc sống)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0.5đ)

b, Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? (0.5 đ)

c, Đọc câu “ Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.”. Em hãy xác định cụm danh từ và chỉ rõ cấu tạo của cụm danh từ đó?(1.0 đ)

d. Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? (1.0 đ)

PHẦN II:LÀM VĂN

Kể về một lần em mắc lỗi.

-----Hết-----

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL HKI

MÔN: NGỮ VĂN 6

Câu

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng

Điểm

* Hướng dẫn chung.

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

I.Đọc-

hiểu

(3 đ)

* Đáp án và thang điểm.

a, Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự.

b, Ngôi kể: ngôi ba

c, Cụm danh từ : Một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.

  • Cấu tạo: Một/ bé gái/ đang đứng khóc bên vỉa hè

PT TT PS

d, Bài học rút ra từ câu chuyện:

(HS có thể chọn 1 trong 2 bài học dưới đây):

-  Cần yêu thương , trân trọng, hiếu thảo với các đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh vì con cái …  

- Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa , và để người nhận thật sự vui và hạnh phúc

0,5

0,5

1,0

1 ,0

II. Làm văn

(7 đ)

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Xác định đúng kiểu bài: tự sự.

- Xác định được việc cần kể: một lần em mắc lỗi.

- Hiểu được cách lập ý trong bài văn tự sự, xây dựng đựơc nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống….

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức:

HS có nhiều cách trình bày tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài:

Nêu được hoàn cảnh mắc lỗi .

- Thân bài:

+ Kể lại việc sai trái của mình:

. Mắc lỗi khi nào? Với ai? Ở đâu ?

. Nguyên nhân mắc lỗi. ( Khách quan, chủ quan)

. Lỗi lầm ấy diễn ra như thế nào? Hậu quả ra sao?( Với lớp, gia đình, bản thân…)

. Sau khi mắc lỗi em đã ân hận và sửa lỗi như thế nào?

- Kết bài:

+ Bài học rút ra sau lần mắc lỗi là gì?

+ Lời khuyên của em của em giành cho các bạn ra sao?

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

3,5

1,0