Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn

63532545dfb1064dcab973d550e5a120
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 8 tháng 9 2020 lúc 10:56:57 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 15:55:34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1240 | Lượt Download: 12 | File size: 0.19968 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề khảo sát số 1 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? (Tương tư - Nguyễn Bính) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện thế nào? Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về giá trị của lao động. Câu 2 (5đ): Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên. Đề khảo sát số 2 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có nơi mô như ở quê mình Mẹ đợi con, tóc hoá ngàn lau trắng Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng Đứa tận miền Nam Đứa ở Trường Sơn Biền biệt không về… (Quê mình - Tạ Nghi Lễ) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Người mẹ được tác giả miêu tả thế nào? Câu 3 (1đ): Nêu ý nghĩa 2 câu thơ: “Mẹ đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng” Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị hãy nêu ngắn gọn cảm nhận của mình về tình mẹ. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tác hại của tệ nạn với đời sống con người. Câu 2 (5đ): Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình. Đề khảo sát số 3 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến bóng cây ta hãy uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5đ): Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả? Câu 3 (1đ): Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao Câu 4 (1đ): Qua bài thơ, anh/chị hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Trong cuộc sống, con người cần biết kiềm chế sự tức giận”. Câu 2 (5đ): Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Đề khảo sát số 4 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Thư anh tin ngày về Cho vầng trăng hẹn mọc Trong ngần cau hoa thơm Mây chớm màu tha thiết Trăng non nghiêng qua rồi Bom rung vầng trăng khuyết Xô thuyền trong xa xôi Giữa gập ghềnh núi biếc Anh khoác balô về Ðất trời dồn chật lại Em tái nhợt niềm vui Như trăng mọc ban ngày (trích Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Vầng trăng trong bài thơ được tác giả miêu tả thế nào? Câu 3 (1đ): Anh/chị cảm nhận được niềm vui gì qua đoạn thơ trên? Câu 4 (1đ): Qua bài thơ, anh/chị hiểu thế nào về tình cảm của con người trong thời chiến? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về bản chất của thành công. Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng chính của người chinh phụ trong cảnh đợi chồng. Đề khảo sát số 5 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió... Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. (trích Cỏ dại - Vĩnh Linh) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào? Câu 3 (1đ): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao? Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen. Câu 2 (5đ): Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đề khảo sát số 6 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Lão Hạc ơi! Bây giờ tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,75đ): Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Cách kết hợp các phương thức đó có gì đặc sắc? Câu 3 (0,75đ): Tình cảm lão Hạc dành cho cậu Vàng được thể hiện như thế nào? Câu 4 (1đ): Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình yêu thương động vật. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tinh thần tự học. Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô. Đề khảo sát số 7 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước, bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”. (Mùa lạc - Nguyễn Khải) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 2 (0,75đ): Thiên nhiên mùa xuân được tác giả miêu tả như thế nào? Câu 3 (0,75đ): Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng? Câu 4 (1đ): Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu cảm nhận của mình về sự hồi sinh của đất trời những ngày đầu đất nước dành lại độc lập. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về câu danh ngôn: “Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối”. Câu 2 (5đ): Phân tích hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng. Đề khảo sát số 8 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 2 (0,75đ): Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần sự chung tay của những ai? Vì sao? Câu 3 (0,75đ): Theo anh/chị, chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? Câu 4 (1đ): Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về thực trạng nghiện Game Online ở trẻ em. Câu 2 (5đ): Nêu cảm nhận của anh/chị về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. Đề khảo sát số 9 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước. Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực. (Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015) Câu 1 (0,5đ): Thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích là gì? Câu 2 (0,5đ): Văn bản nói về vấn đề gì? Câu 3 (0,75đ): Theo anh/chị, cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì? Câu 4 (1,25đ): Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh/chị về sự hòa nhập của con người trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung. Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn 1 bài Bạch Đằng giang phú. Đề khảo sát số 10 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): “Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Hạnh phúc mà Người muốn đem lại cho dân là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc đó không chỉ ở những thành quả mà hôm nay cách mạng vừa đem lại cho toàn dân. Hạnh phúc đó còn đang tiếp tục đến với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để tiêu diệt tận cùng nguồn gốc mọi khổ đau của con người, xây dựng nên một xã hội mà mọi hiện tượng người bóc lột người đều hoàn toàn bị xóa bỏ. Trong cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn cho nhân dân ta một con đường ngắn nhất. (Trích “Những năm tháng không thể nào quên” – Võ Nguyên Giáp, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.209) Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn trích. Câu 2 (0,75đ): Việc lặp đi lặp lại từ “hạnh phúc” có tác dụng gì? Câu 3 (0,75đ): Văn bản thể hiện tình cảm gì của tác giả Võ Nguyên Giáp? Câu 4 (1đ): Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là ai? Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về con người ấy sau khi đọc văn bản? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về tính lễ độ của con người. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.