Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Báo cáo chuyên đề Sinh 6

ef082849da45c05f676cde22a9c936ac
Gửi bởi: Thành Đạt 24 tháng 10 2020 lúc 21:59:18 | Được cập nhật: 16 tháng 4 lúc 23:55:30 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1135 | Lượt Download: 65 | File size: 0.173056 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 6 : DẠY HỌC THEO

PHÒNG GD & ĐT BẢO LỘC

TRƯỜNG THCS LỘC NGA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bảo Lộc, ngày 20 tháng 10 năm 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC LỚP 6

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo những con người chủ động, tích cực, sáng tạo trong thời kì hội nhập.

Thực hiện công văn số 5555/ BGD-ĐT, ngày 18/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Thực hiện công văn số 1688/SGDĐT-GDTrH, ngày 7/9/2017 về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học từ năm học 2017-2018.

Thực hiện công văn số 2192/KH-SGDĐT, ngày 7/11/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn dạy học theo chủ đề, việc xây dựng kế hoạch dạy học và dạy học theo chủ đề.

Thực hiện công văn số 3280/BGDĐT - GDTrH, ngày 27/08/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giảng dạy và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS môn sinh học của BGDĐT. Môn sinh học lớp 6 có rất nhiều chủ đề như: Chủ đề “ Rễ”, “ Thân”, “ Lá”,…

Trường THCS Lộc Nga đã và đang từng bước tiếp cận phương pháp dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn: Có nhiều giáo viên chưa hiểu dạy học theo chủ đề là gì? Xây dựng chủ đề bài học ra sao? Dạy như thế nào cho phù hợp?....Thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học, giảng dạy thử các chủ đề dạy học là bước khởi đầu quan trọng giúp giáo viên có được vốn hiểu biết nhất định về thế nào là xây dựng tiết dạy, bài dạy chủ đề trước khi có khung chương trình dạy học theo chủ đề cụ thể.

Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học, mặc dù các giáo viên đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực vào trong phương pháp giảng dạy hiện hành nhưng khi giảng dạy trên thực tế vẫn chưa phát huy hết được tính tích cực của học sinh nhất là khả năng tự học, tự tìm tòi và khám phá kiến thức mới. Dạy học theo chủ đề là một phương pháp hứa hẹn sẽ khắc phục được các nhược điểm trên, giúp học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tự học, tự tìm tòi các kiến thức mới, chủ động vận dụng các kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn cuộc sống.

Môn Sinh học lớp 6 là môn học cung cấp rất nhiều kiến thức về giới thực vật, mối tương quan giữa cấu tạo và chức năng. Với phương pháp dạy học truyền thống học sinh khó có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Điều cần thiết đặt ra là cần có một phương pháp dạy học mới để phát huy được hết khả năng tự học, sáng tạo và vận dụng kiến thức của học sinh. Phương pháp dạy học theo chủ đề sẽ làm được điều đó.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THCS Lộc Nga - Bảo Lộc, được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tổ Sinh – Hóa – Địa – Thể tiến hành xây dựng chuyên đề “ Dạy học theo chủ đề môn Sinh học lớp 6 – Chủ đề: Thân” với mong muốn được cùng các đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc, đóng góp ý kiến, bổ sung để cùng nhau tìm ra phương pháp thực hiện việc dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả.

II. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ

Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học mà nhà trường đã triển khai.

Tăng cường sự trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên trong nhà trường.

Giúp các giáo viên tiếp cận và nắm được tiến trình xây dựng bài học theo chủ đề, phương pháp dạy học theo chủ đề.

Vận dụng các kiến thức về dạy học theo chủ đề đã được Phòng GD&ĐT Bảo Lộc tập huấn vào thực tiễn giảng dạy bộ môn.

Tạo bước khởi đầu, trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo chủ đề trước khi có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên phương diện nội dung, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếp cận với chương trình SGK mới.

Giúp học sinh nâng cao năng lực nhận thức, khả năng tự học, sáng tạo và vận dụng kiến thức học trên ghế nhà trường vào thực tiễn cuộc sống.

Thông qua chuyên đề, giáo viên tự xây dựng được tiết dạy minh họa theo chủ đề, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, vận dụng hết các trang thiết bị dạy học đã có và tự chuẩn bị để hoàn thành mục tiêu tiết dạy.

Kết thúc chuyên đề giáo viên phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Từ đó rút kinh nghiệm cho việc xây dựng các chủ đề dạy học tiếp theo.

B. NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

Về phía nhà trường:

  • Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo

  • Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, có kết nối mạng internet, phòng học tương đối khang trang.

  • Nguồn tài liệu của bộ môn sinh học khá dồi dào để học sinh và giáo viên tìm hiểu, tham khảo trong việc tổ chức hoạt động dạy và học.

Về phía tổ chuyên môn

  • Được sự quan tâm, giúp đỡ của tổ trưởng chuyên môn.

  • Được sự giúp đỡ trong việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp trong tổ nhất là phần kiến thức tích hợp liên môn.

Về phía nội dung chương trình môn Sinh học

  • Môn Sinh học là một môn học gắn liền với đời sống có nhiều kiến thức thực tiễn nên học sinh dễ dàng ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Nội dung bộ môn sinh học đề cập đến một lượng kiến thức dồi dào, sinh động, trang bị cho học sinhcác kiến thức về thế giới quan và nhân sinh quan, cũng như các vấn đề của đời sống xã hội có tính thực tiễn, gần gũi, bức thiết.

  • Giữa các bài học trong chương trình sinh học (cùng một khối lớp hoặc trong những khối lớp của bậc THCS) có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ, giáo viên dễ dàng trong việc chọn chủ đề để xây dựng chủ đề dạy học.

Về phía giáo viên

  • Nhóm giáo viên bộ môn Sinh học năng động, nhiệt tình trong công tác.

  • Trình độ chuyên môn tốt: đạt chuẩn và trên chuẩn.

  • Giáo viên đã được tập huấn về các phương pháp dạy học tích cực và dạy học theo chủ đề.

Về phía học sinh

  • Đa số học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm tòi, khám phá thế giới khoa học xung quanh.

  • Một số học sinh có khả năng tư duy lôgic tốt, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2. Khó khăn

  • Chương trình sách giáo khoa hiện hành được thiết kế theo bài học không có chủ đề sẵn nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tự biên soạn liên kết những nội dung kiến thức có liên quan để xây dựng thành chủ đề dạy học nên tốn nhiều thời gian.

  • Mỗi chủ đề môn sinh học thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết cùng phân môn không gần nhau cho nên sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất nhiều thời gian.

  • Môn sinh học cũng như các môn học khác, khi thực hiện việc dạy học chủ đề cũng gặp khó khăn nhất định vì đây là cách tiếp cận mới

  • Việc chuyển giao từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học theo chủ đề còn nhiều khó khăn. Trước hết là nhận thức, là ý thức; sự đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho giáo viên vì thay đổi một thói quen thực hiện lâu nay là điều không dễ.

  • Một bộ phận học sinh không hứng thú với môn Sinh học.

  • Tỉ lệ học sinh tích cực, chủ động trong học tập còn quá ít. Khả năng tự học của học sinh còn hạn chế đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.

  • Dạy học theo chủ đề cần nhiều thiết bị dạy học: mô hình, mẫu vật thật,...(cho mỗi nhóm học sinh) nên tốn nhiều kinh phí.

  • Giáo viên tự in ấn tài liệu học tập cho học sinh trong các tiết dạy theo chủ đề cũng là một khó khăn.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lí luận

Dạy học theo chủ đề là một trong nội dung yêu cầu đổi mới phương pháp. Là xu hướng đào tạo con người phát triển toàn diện của xã hội hiện đại. Với mô hình này học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề sát thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo để học sinh tự điều tra, nghiên cứu và khám phá thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần  của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong  một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Mỗi phương pháp, cách thức tổ chức dạy học đều có những ưu thế và hạn chế riêng. Nhưng xét theo yêu cầu hiện nay của GD là làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn các kĩ năng sống, nhất là kĩ năng giải quyết vấn đề – những vấn đề đa dạng của thực tiễn? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức được học thực sự là thế giới mới cho người học?

Và trả lời được các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu GD, mô hình dạy học trong thời đại mới.

2. Cơ sở thực tiễn

Dạy học theo chủ đề là một phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.

Hình ảnh so sánh giữa và phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo chủ đề (phương pháp dạy học tích cực).

Sơ đồ mối quan hệ giữa người dạy và người học trong phương pháp dạy học theo chủ để

Trên thực tế, sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề có nhiều ưu điểm hơn so với dạy học theo bài học như:

  • Kiến thức bài học không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống giúp học sinh liên kết các kiến thức có liên quan, dễ xâu chuỗi kiến thức từ đó hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.

  • Tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học.

  • Học sinh phát huy được các năng lực thông qua các hoạt động học như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm,...

  • Học sinh có cơ hội vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học, phát huy được tính sáng tạo của bản thân thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng.

  • Dạy học theo chủ đề sử dụng nhiều phương tiện và thiết bị dạy học làm tiết học trở nên sinh động, thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học.

  • Hình thành thói quen tự tìm tòi, phát hiện lĩnh hội kiến thức của học sinh theo hướng tích cực.

  • Giúp tăng tương tác giữa giáo viên - học sinh, cá nhân học sinh - học sinh, giữa các nhóm học sinh với nhau. Từ đó tăng cường sự thi đua học tốt giữa các học sinh trong lớp học.

  • Tăng sự yêu thích của học sinh với bộ môn.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Giải pháp chung:

Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng bài học theo chủ đề cần thực hiện theo đúng quy trình như sau:

Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Vấn đề cần giải quyết có thể là tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới; kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức; tìm hiểu, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới. Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành. Từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, có thể lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.

Bước 2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh. Từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề bài học. Lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học. Thông thường, các bài học thuộc cùng một chủ đề trong sách giáo khoa hiện hành được đặt gần nhau, trong cùng một chương, một phần… Về thực chất, mỗi bài học này tương ứng với một loại hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực.

Bước 3. Xác định mục tiêu bài học

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.

Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng.

Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học:

Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề thành các hoạt động trên lớp và ở nhà. Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm; đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Khi tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân. Từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học. Tình huống xuất phát cần phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng; phải tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức...

Trong chương trình Sinh học của từng khối lớp hoặc nhiều khối lớp, chúng ta chọn những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, ý nghĩa. Từ những nội dung liên quan đó, giáo viên định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một kế hoạch Dạy học theo chủ đề. Một chủ đề có thể dạy 1 tiết hoặc từ 2 tiết trở lên. Chúng ta có thể xây dựng nội dung chủ đề theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.

2. Giải pháp cụ thể:

Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:

a. Lý do xây dựng chủ đề

Trong chương trình Sinh học 6 THCS, có rất nhiều tiết có liên quan chặt chẽ với nhau, có nhiều kiến thức mới, nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống của học sinh, nhiều kiến thức có thể tích hợp thành chủ đề nên các giáo viên trong nhóm bộ môn quyết định xây dựng chủ đề dạy học: “ Thân”. Chủ đề này gồm 06 tiết.

b. Xác định vấn đề cần giải quyết

Vấn đề cần giải quyết trong chủ đề trên: cấu tạo và chức năng của các bộ phận của thân như: Cấu tạo ngoài của thân, cấu tạo trong của thân non, thân dài ra do đâu? Thân to ra do đâu? Vòng gỗ hàng năm, sự vận chuyển các chất trong thân,…. Từ đó học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây ở trường học, lớp học, gia đình, thôn xóm,... góp phần bảo vệ môi trường và nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng.

Bước 2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học

Căn cứ vào các nhiệm vụ học tập của học sinh nhóm bộ môn tiến hành xây dựng nội dung chủ đề:

Bước 3. Xác định mục tiêu bài học

Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định mục tiêu bài học, các kiến thức cần đạt được:

Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

Sử dụng các câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá học sinh theo các mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ, yêu cầu

  • Đánh giá bằng nhận xét: giáo viên đánh giá tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh qua các hoạt động học.

  • Đánh giá kết quả học tập của học sinh: bằng phiếu học tập, kết quả làm việc của học sinh trong các hoạt động học.

Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học gồm 5 hoạt động:

  • Hoạt động khởi động.

  • Hoạt động hình thành kiến thức.

  • Hoạt động luyện tập.

  • Hoạt động vận dụng.

  • Hoạt động tìm tòi – mở rộng.

IV. ĐÁNH GIÁ TAY NGHỀ CỦA GIÁO VIÊN QUA TIẾT DẠY

Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên được đánh giá tay nghề theo thang điểm 20, nhưng với phương pháp dạy học theo chủ đề thì theo công văn 2559/SGDĐT-GDTrH, nội dung đánh giá được xác định dựa trên kế hoạch và tài liệu dạy học ; phương thức chuyển giao nhiệm vụ học tâp, việc tổ chức hoạt động học cho học sinh; đánh giá hoạt động của học sinh trong giờ học và được đánh giá theo thang điểm 100. Nội dung đánh giá được xác định cụ thể là:

Đánh giá kế hoạch và tài liệu dạy học (25 điểm)

  • Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

  • Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

  • Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

  • Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh

Đánh giá tổ chức hoạt động học cho học sinh của giáo viên (35 điểm)

  • Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • Khả năng theo dõi, quan sát và hiện kịp thời các khó khăn của học sinh.

  • Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

Chú trọng đánh giá hoạt động của học sinh trong giờ học (40 điểm)

  • Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

  • Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tâp.

  • Mức độ tham gia tích cực cử học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thuejc hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

C. KẾT LUẬN

Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục - đào tạo những con người tích cực, năng động, giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của giáo viên… Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chủ đề, tổ chức dạy học còn nhiều khó khăn.

Dạy học theo chủ đề trong dạy học Sinh học nói riêng và các môn học nói chung thực sự đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản mục tiêu đào tạo.

Việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo chủ đề đòi hỏi mỗi giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện.

Ở mỗi khối lớp nên từng bước xây dựng, thực hiện một vài chủ đề. Sau đó tiếp tục bổ sung, mở rộng, … Đây là cách để góp phần rèn cho học sinh khả năng tự học, có được những năng lực khái quát, hệ thống, tổng hợp kiến thức và đây cũng là cách để giáo viên rèn thói quen tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, chuẩn bị cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào những năm tới.

Do chuyên đề có sự tác động đa chiều, đòi hỏi sự tương tác cao, học sinh vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với cách dạy, cách học. Thời gian nghiên cứu không nhiều,vấn đề đặt ra cũng có nhiều điều cần bàn luận, nên nội dung chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

TỔ TRƯỞNG TỔ SINH – HÓA – ĐỊA – THỂ NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Nguyễn Văn Lại Trần Thị Thu Hương

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU