Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI TOÁN LƯỢNG CHẤT DƯ

8c96318d38777e240282ab04571769c4
Gửi bởi: Thành Đạt 30 tháng 9 2020 lúc 13:05:23 | Được cập nhật: hôm kia lúc 19:51:59 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 712 | Lượt Download: 18 | File size: 0.027656 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Mai Phước Đạt

BÀI TOÁN LƯỢNG CHẤT DƯ

Phương pháp giải

- Đề bài cho 2 số mol:

+ Nếu đề cho 1 số mol chất tham gia, 1 số mol chất tạo thành thì lấy số mol chất sản phẩm tính theo PTHH.

+ Nếu đề cho 2 số mol chất tham gia là chất A và B. Ta đem chia mol chất A, B chia hệ số A, B theo PTHH rồi so sánh với nhau, nếu thương số chia ra của chất nào nhỏ hơn tương ứng lấy mol chất đó tính theo PTHH.

nchất dư = nđề cho (ban đầu có) – nchất tham gia phản ứng

- Lưu ý: Trong các bài toán đề bài yêu cầu tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng cần chú ý xem trong dung dịch có những chất tan nào? (Chất dư có tan trong nước không nếu có cũng phải tính nồng độ).

Ví dụ:

1) Đốt cháy 4,8g Mg trong bình đựng khí oxi thu được 6g MgO. Tính thể tích oxi ở (đktc) tham gia phản ứng.

Giải

nMg = 4,8 : 24 = 0,2 mol; nMgO = 6 : 40 =0,15 mol

2Mg + O2 2MgO

0,075 0,15 mol

Vậy = 0,075.22,4 =1,68 lít.

2) Hòa tan 5,6g Fe vào 150g dung dịch HCl 7,3% phản ứng xong thu được dung dịch A.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Chất nào còn dư sau phản ứng dư bao nhiêu gam?

c) Tính C% các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Giải

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol; mHCl = 150.7,3% =10,95g nHCl = 10,95 : 36,5 = 0,3 mol

a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 0,2 0,1 0,1 mol

b) Hệ số của Fe là 1

Hệ số của HCl là 2

Ta có = < =

Vậy ta tính theo mol Fe và HCl dư sau phản ứng:

mHCl dư = mHCl ban đầu – mHCl phản ứng = 10,95 – 0,2.36,5 =3,65g

c) Sau phản ứng dung dịch có chứa các chất tan là: FeCl2 và HCl dư

= 0,1.127 = 12,7g

= + = 5,6 + 150 – 0,1.2 = 155,4g

= = 8,17%

= = 2,35%

Bài tập

Câu 1: Cho 13g Zn vào dung dịch chứa 0,35 mol HCl thu được muối kẽm clorua và khí H2 (đktc).

a) Viết phương trình hóa học và cho biết chất nào dư sau phản ứng?

b) Tính khối lượng muối kẽm clorua sinh ra.

Câu 2: Cho 11,2g Fe vào dung dịch chứa 40g CuSO4, khuấy đều.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng Cu sinh ra sau phản ứng.

Câu 3: Hòa tan 7,2g FeO vào 100g dung dịch H2SO4 19,6% phản ứng xong thu được dung dịch A.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Chất nào còn dư sau phản ứng dư bao nhiêu gam?

c) Tính C% các chất trong dung dịch A.

Câu 4: Cho 250 ml dung dịch NaOH 1M vào 150ml dung dịch HCl 1M phản ứng xong thu được dung dịch A.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 5: Cho 5,6g Fe vào 200g dung dịch AgNO3 12,75% phản ứng xong thu được dung dịch A và chất rắn B

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng chất rắn B.

c) Tính C% các chất trong dung dịch A.

Câu 6: Cho 100g dung dịch BaCl2 20,8% tác dụng với 50g dung dịch H2SO4 9,8%, phản ứng xong thu được chất rắn X và dung dịch Y.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lựng chất rắn X.

c) Tính C% các chất trong dung dịch Y.

Câu 7: Cho 7g NaOH vào 60g dung dịch CuSO4 24% phản ứng xong thu được dung dịch A và kết tủa B. Lọc kết tủa đem nung ngoài đến khối lượng không đổi thu được chất rắn N.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng chất rắn B, N.

c) Tính C% các chất có trong dung dịch A.