Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài tập về đường tròn

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 5 2020 lúc 11:14:55


Bài 1: Cho một đường tròn (O) và một điểm M nằm ngoài (O). Tia MO cắt (O) tại A, B (A nằm giữa M và O. Chứng minh rằng:

    a) MA là khoảng cách nhỏ nhất từ M tới các điểm của (O)

    b) MB là khoảng cách lớn nhất từ M tới các điểm của (O)

Bài 2: Cho đường tròn (O) đường kính AD = 2R; gọi I là trung điểm của OD. Qua I kẻ dây BC vuông góc với AD

    a) Chứng minh tam giác ABC là tam giác đều

    b) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC theo R

Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CH. Chứng minh rằng:

    a) MD ⊥ BE

    b) Bốn điểm M, N, D, E cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 4: Cho đường tròn (O; 5cm). Hai dây AB và CD song song với nhau. Tính khoảng cách giữa AB và CD biết AB = 6cm, CD = 8cm.

Bài 5: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là giao điểm của đường trung tuyến CM với OA. Gọi G là trọng tâm của tam giác AMC. Chứng minh rằng:

    a) OM ⊥ GH

    b) OG ⊥ CM

Bài 6: Cho đường tròn (O; R) và một điểm A cố định trên đường tròn, B là một điểm di động trên đường tròn. Gọi M là một điểm trên AB sao cho 3AM = 2AB. Chứng minh rằng khi điểm B di động trên đường tròn (O) thì điểm M di động trên một đường tròn cố định.

Bài 7: Cho đường tròn (O) đường kính AB; C là điểm di động trên đường tròn; H là hình chiếu của C trên AB. Trên OC lấy điểm M sao cho OM = OH

    a) Điểm M chạy trên đường nào?

    b) Kéo dài BC một đoạn CD = CB. Điểm D chạy trên đường nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Bài 1:

    Từ M kẻ cát tuyến bất kì cắt (O) tại A’, B’. Gọi bán kính của (O) là R.

    a) Trong ΔMA’O có:

    MO < OA’ + MA’ (Theo bất đẳng thức tam giác)

    ⇔ MA + AO < MA' + OA'

    ⇔ MA + R < MA' + R

    ⇔ MA < MA'

    Do kẻ cát tuyến MA’B’ bất kì, mà MA < MA’ nên MA là khoảng cách nhỏ nhất từ M tới (O).

    b) ΔOBB' cân tại O

    Xét tam giác MBB’ có:

    ⇒ MB' < MB (góc đối diện với cạnh lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại)

    Do kẻ cát tuyến MA’B’ bất kì, mà MB’ < MB nên MB là khoảng cách lớn nhất từ M tới (O).

Bài 2:

    a) Đường kính AD vuông góc với dây BC tại I nên I là trung điểm của dây BC

    Tứ giác OBDC có:

    I là trung điểm của BC và OD

    OD ⊥ BC

    ⇒ Tứ giác OBDC là hình thoi

    ⇒ BD = OB = R

    Mặt khác: do ΔABD có OA = OB = OD = R nên ΔABD vuông tại B.

    ΔABD có cạnh góc vuông BD = 1/2 AD ⇒ góc BAD bằng 300

    ΔABC có AI ⊥ BC và IB = IC ⇒ ΔABC cân tại A

    ⇒ AI cũng đồng thời là đường phân giác của góc A

    ΔABC cân có một góc bằng 600

    ⇒ ΔABC đều

    b) Trong ΔABD vuông tại D có:

Bài 3:

    a) Theo tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông

    Trong tam giác AED vuông tại E có EM là trung tuyến

    ⇒ MB = ME = AB/2

    Trong tam giác BEC vuông tại E có ED là trung tuyến

    ⇒ BD = DE = BC/2

    ⇒ MD là đường trung trực của BE, do đó MD ⊥ BE

    b) Ta có DN là đường trung bình của tam giác BHC nên DN // BE

    ⇒ MD ⊥ DN, góc MDN bằng 900

    Vì H là trực tâm của tam giác ABC nên CH⊥ AB

    Do đó: 

    ΔMBE cân nên 

    ΔNCE cân nên 

    Từ (1), (2) và (3) suy ra 

    Ta có:

    Hai tam giác vuông MDN và MEN chung cạnh huyền MN nên bốn điểm M, N, D, E cùng nằm trên một đường tròn có đường kính là MN

Bài 4:

    Vẽ OH ⊥ AB; OK ⊥ CD

    Do AB // CD nên 3 điểm H, O, K thẳng hàng

    AH = 3cm; CK = 4 cm; R = 5 cm

    Áp dụng định lí Pytago vào các tam giác vuông AHO, CKO ta được:

    OH = 4 cm; OK = 3 cm

    * Nếu O nằm giữa H và K thì HK = 7 cm

    * Nếu O không nằm giữa H và K thì HK = 1 cm

Bài 5:

    a) Gọi D là giao điểm của CG với AB, N là giao điểm của MG với AC

    Ta có H là trọng tâm của tam giác ABC; G là trọng tâm của tam giác AMC

    ⇒ AB // GH

    Mặt khác OM ⊥ AB (tính chất đường kính và dây cung)

    ⇒ OM ⊥ GH

    b) Ta có: MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN // BC

    mà OA ⊥ BC nên OA ⊥ MN

    Xét tam giác OMG có H là giao điểm của hai đường cao nên MH là đường cao thứ ba, do đó MH ⊥ OG hay OG ⊥ CM

Bài 6:

    Gọi K là điểm trên bán kính OA sao cho 3AK = 2AO

    Do A, O cố định nên K cố định

    Xét ΔAMK và ΔABO có:

    ⇒ ΔAMK ~ ΔABO (c.g.c)

    Do đó, M ∈ (K; 2/3R)

Bài 7:

    a) Xét ΔOMB và ΔOHC có:

    OM = OH

    góc O chung

    OB = OC

    ⇒ ΔOMB = ΔOHC (c.g.c)

    Vậy M chạy trên đường tròn đường kính OB

    b) Vì C ∈ (O) ⇒ góc ACB bằng 900 hay AC ⊥ DB

    Mà CD = CB ⇒ Tam giác ADB có AC vừa là đường cao vừa là trung tuyến nên ΔABD cân tại A

    ⇒ AD = AB = 2R

    Vậy D chạy trên đường tròn (A; 2R)


Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 7:05:09 | Lượt xem: 584

Các bài học liên quan