Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài tập trắc nghiệm trang 109, 110, 111, 112, 113, 114 SBT Sinh học 6

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 31 tháng 10 2019 lúc 16:01:34


Mục lục
* * * * *

Bài 1 trang 109 SBT Sinh học 6

Vi khuẩn có phải là Thực vật không ? Vì sao ?

A. Không phải là thực vật vì chúng không có khả năng quang hợp.

B. Không phải là thực vật vì chúng là những sinh vật rất nhỏ bé, cơ thể chí là một tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

C. Là thực vật vì có cấu tạo đơn bào, tế bào có vách bao bọc ; một số rất ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.

D. Cả A và B.

Lời giải

Đáp án D

Bài 2 trang 110 SBT Sinh học 6

Hầu hết vỉ khuẩn là sinh vật dị dưỡng vì

A. hầu hết không có diệp lục nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ.

B. sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân huỷ (hoại sinh).

C. sống nhờ trên cơ thể sống khác (kí sinh).

D. cả A, B và C.

Lời giải

Đáp án D

Bài 3 trang 110 SBT Sinh học 6

Vi khuẩn phân bô rộng rãi trong thiên nhiên và thường với sô lượng lớn vì

A. có hình thức dinh dưỡng hoại sinh hoặc kí sinh.

B. có khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào, có các hình thức dinh dưỡng đa dạng.

C. cấu tạo cơ thể đơn bào, kích thước rất nhỏ.

D. một số vi khuẩn có roi.

Lời giải

Đáp án B

Bài 4 trang 110 SBT Sinh học 6

Phần lớn vỉ khuẩn có ích vì

A. vi khuẩn phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

B. vi khuẩn tham gia hình thành than đá và dầu lửa.

C. vi khuẩn lên men để chế biến thực phẩm ; một số có vai trò trong công nghệ sinh học.

D. cả A, B và C.

Lời giải

Đáp án D

Bài 5 trang 110 SBT Sinh học 6

Một số vi khuẩn có hại vì

A. vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.

B. nhiều vi khuẩn gây bệnh cho thực vật, động vật và người.

C. những vi khuẩn hoại sinh làm ôi thiu thức ăn.

D. cả A, B và C.

Lời giải

Đáp án D

Bài 6 trang 110 SBT Sinh học 6

Vì sao trong sản xuất nông nghiệp thường dùng bèo hoa dâu làm phân xanh ?

A. Vì bèo hoa dâu có khả năng quang hợp tạo chất hữu cơ.

B. Vì trong lá bèo hoa dâu có khuẩn làm cộng sinh có khả năng chuyển nitơ tự do trong không khí thành dạng nitơ dễ hấp thụ cho cây.

C. Vì trong lá bèo hoa dâu có chứa nhiều diệp lục.

D. Cả A và B.

Lời giải

Đáp án D

Bài 7 trang 111 SBT Sinh học 6

Trong sô những đặc điểm sau đãy, đặc điếm nào không đúng với nấm ?

A. Cơ thể gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào.

B. Không có chất diệp lục và không có chất màu nào khác.

C. Sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào.

D. Dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh.

Lời giải

Đáp án C

Bài 8 trang 111 SBT Sinh học 6

Nấm có phai là thực vật không ? Vì sao ?

A. Không phải là thực vật, vì không có diệp lục, không có khả năng quang hợp.

B. Không phải là thực vật, vì cơ thể không có dạng thân, lá.

C. Nấm là thực vật vì sống trên môi trường đất.

D. Nấm là thực vật vì người ta gọi là " cây nấm”

Lời giải

Đáp án A

Bài 9 trang 111 SBT Sinh học 6

Đa sô nấm có ích vì nấm

A. làm thức ăn, làm thuốc.

B. dùng sản xuất rượu, bia, chế biến thực phẩm, làm men nở bột mì.

C. phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

D. cả A, B và C.

Lời giải

Đáp án D

Bài 10 trang 111 SBT Sinh học 6

Trong số các tác hại sau đáy, một tác hại không phải do nấm gây ra là

A. kí sinh gây bệnh cho cây trồng, động vật và người.

B. gây dịch cúm H1N1.

C. phá huỷ đồ dùng, công trình xây dựng bằng gỗ ; làm hỏng thức ăn.

D. một số rất độc.

Lời giải

Đáp án B

Bài 11 trang 111 SBT Sinh học 6

Địa y là một sinh vật đặc biệt vì địa y

A. không phải là thực vật, không phải là động vật, không phải là nấm.

B. gồm tảo và nấm cộng sinh.

C. chỉ mọc bám trên các thân cây gỗ.

D. có nhiều hình dạng như : hình vảy, hình cành, cũng có khi như búi sợi.

Lời giải

Đáp án B

Bài 12 trang 112 SBT Sinh học 6

Vai trò của địa y là

A. phân huỷ đá thành đất, khi chết là nguồn cung cấp thức ăn cho thực vật.

B. là nguyên liệu chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

C. một số là nguồn thức ăn chủ yếu cho các loài hươu ở Bắc Cực.

D. cả A, B và C.

Lời giải

Đáp án D

Bài 13 trang 112 SBT Sinh học 6

Bạn nào sau đây phân loại không đúng các cây đã quan sát được khi đi tham quan thiên nhiên ?

A. Bạn Minh : cây trắc bách diệp thuộc ngành Hạt trần.

B. Bạn Hằng : cây si thuộc ngành Hạt kín, lớp Hai lá mầm.

C. Bạn Vũ : cây tre thuộc ngành Hạt trần.

D. Bạn Lan : cây bòng bong thuộc ngành Quyết.

Lời giải

Đáp án C

Bài 14 trang 112 SBT Sinh học 6

Bạn nào sau đây phát biểu không đúng khi nhận diện các cây Hai lá mầm trong khi đi tham quan thiên nhiên ?

A. Bạn Tuấn : cây Hai lá mầm có gân lá hình mạng.

B. Bạn Tùng : thân cây Hai lá mầm đều là thân gỗ.

C. Bạn Hồng : rễ cây Hai lá mầm là rễ cọc.

D. Bạn Oanh : hoa cây Hai lá mầm thường có 4 hoặc 5 cánh.

Lời giải

Đáp án B

Bài 15 trang 112 SBT Sinh học 6

Đê nhận biết các cây thuộc dương xỉ ngoài thiên nhiên, em xác định xem bạn nào trả lời đúng nhất ?

A. Bạn Hải : nếu có thân rễ đấy là những cây thuộc dương xỉ.

B. Bạn An : nếu cây không có hoa chắc chắn là những cây thuộc dương xỉ.

C. Bạn Ngọc : nếu ở đầu lá non của cây cuộn lại thì đó mới là những cây thuộc dương xỉ.

D. Bạn Mai : không phải, những cây thuộc dương xỉ phải sinh sản bằng bào tử.

Lời giải

Đáp án C

Bài 16 trang 112 SBT Sinh học 6

Các bạn quan sát cây tầm gửi khi đi tham quan thiên nhiên. Em hãy phát hiện điều gì không đúng trong các lòi phát biểu sau đây về cây tầm gửi:

A. Cây tầm gửi là thực vật sống bán kí sinh.

B. Cây tầm gửi thuộc ngành Hạt kín.

C. Cây tầm gửi có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.

D. Cây tầm gửi không có diệp lục.

Lời giải

Đáp án D

Bài 17 trang 113 SBT Sinh học 6

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người : chúng...................... các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó bảo đảm được sự tuần hoàn nguồn vật chất trong tự nhiên ; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

A. tổng hợp.

B. phân huỷ.

C. sản sinh.

D. tạo ra.

Lời giải

Đáp án B

Bài 18 trang 113 SBT Sinh học 6

Xác động vật, thực vật chết rơi xuống đất được................................. ở trong đất phân huỷ thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.

A. vi khuẩn.

B. nấm.

C. địa y.

D. tảo.

Lời giải

Đáp án A

Bài 19 trang 114 SBT Sinh học 6

Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men).

Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có những nấm lớn nhưng cũng có những nấm rất bé phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ.

Nấm sinh sản chủ yếu bằng................................

A. mũ nấm.

B. sợi nấm.

C. bào tử.

D. cách phân đôi tế bào.

Lời giải

Đáp án C

Bài 20 trang 114 SBT Sinh học 6

Địa y là dạng sinh vật đặc biệt.............................. thường sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá. Địa y đóng vai trò trong việc tạo thành đất và cũng có giá trị kinh tế.

A. gồm tảo và nấm cộng sinh

B. vì cấu tạo địa y gồm những sợi nấm chằng chịt không màu

C. gồm vi khuản và nấm cộng sinh

D. vì cấu tạo địa y gồm những tế bào tảo màu xanh

Lời giải

Đáp án A


Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 6:08:23 | Lượt xem: 507

Các bài học liên quan