Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

4b71911c3b1548049b693b673a3eaffd
Gửi bởi: Thành Đạt 30 tháng 9 2020 lúc 13:05:34 | Được cập nhật: 11 giờ trước (4:16:51) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 706 | Lượt Download: 20 | File size: 0.025223 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Mai Phước Đạt

BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

1) Tính số mol theo khối lượng

n =

Từ công thức trên suy ra:

m = n.M

n: mol chất (mol).

m: khối lượng chất (g).

M: Nguyên tử khối, phân tử khối của chất.

Điều kiện sử dụng công thức: Đề bài cho khối lượng nguyên chất.

2) Tính số mol theo thể tích

n =

Từ công thức trên suy ra:

V = n.22,4

V: Thể tích chất (lít)

Điều kiện sử dụng công thức: Đề bài cho thể tích khí nguyên chất và khí này ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc).

3) Bài toán tính theo phương trình hóa học

Cách giải:

+ Bước 1: Tính số mol theo dữ kiện đề cho.

+ Bước 2: Viết phương trình phản ứng và cân bằng.

+ Bước 3: Kê mol vào phương trình hóa học. (Quy tắc nhân chéo chia ngang hệ số).

+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Ví dụ 1: Cho 6g Mg vào dung dịch HCl thu được sản phẩm có magie clorua MgCl2 và khí hidro H2 (đktc).

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính khối lượng MgCl2 sinh ra.

c) Tính thể tích khí H2 (đktc) sinh ra.

(Cho H=1; Cl=35,5; Mg =24)

Giải

+ Bước 1: Tính số mol Mg

nMg = = = 0,25 mol

a)

+ Bước 2: Viết phương trình hóa học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

+ Bước 3: Kê mol 0,25 → 0,3 → 0,25 → 0,25 (Mol)

+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài

b) = . = 0,25.95 =23,75g ( = MMg + 2MCl = 24 + 35,5.2 =95)

c) = .22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.

Ví dụ 2: Dẫn 3,36 lít H2 (đktc) qua một lượng CuO đun nóng. Sau phản ứng thu được kim loại đồng Cu và hơi nước H2O.

a) Tính khối lượng CuO phản ứng.

b) Tính khối lượng Cu sinh ra.

(Cho H=1; O = 15; Cu =64)

Giải

+ Bước 1: Tính số mol H2

= = = 0,15 mol

+ Bước 2: Viết phương trình hóa học

H2 + CuO Cu + H2O

+ Bước 3: Kê mol 0,15 → 0,15 → 0,15→ 0,15 (mol)

+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề:

a) = . = 0,15.80 =12g (MCuO = MCu + MO = 64 + 16 =80)

b) = . = 0,15.65 = 9,6g.

Bài tập

Câu 1: Hòa tan 8g CuO vào dung dịch HCl (dư) theo phản ứng:

CuO + HCl CuCl2 + H2O

a) Tính khối lượng HCl đã dùng.

b) Tính khối lượng CuCl2 sinh ra.

(Cho H=1; O=16; Cl=35,5; Cu=64)

Câu 2: Fe phản ứng với dung dịch CuSO4 theo phương trình sau:

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

Nếu có 5,6g Fe tham gia phản ứng hãy tính:

a) Khối lượng CuSO4 phản ứng.

b) Khối lượng Cu sinh ra.

(Cho O=16; S=32; Fe=56; Cu=64)

Câu 3: Caxicacbonat CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl theo phương trình sau:

CaCO3 + HCl CaCl2 + CO2 + H2O

Giả sử phản ứng sinh ra 3,36 lít CO2 (đktc) hãy tính:

a) Khối lượng CaCO3 tham gia phản ứng.

b) Khối lượng CaCl2 sinh ra sau phản ứng.

(Cho H=1; C=12; O=16; Cl=35,5; Ca=40)

Câu 4: Dẫn khí SO2 qua dung dịch Ca(OH)2 thu được sản phẩm là CaSO3 có khối lượng 18g và nước H2O.

a) Tính khối lượng Ca(OH)2 phản ứng.

b) Tính thể tích SO2 (đktc) phản ứng.

(Cho H=1; O=16; S=32; Ca=40)

Câu 5: Người ta điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm theo phản ứng sau:

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

Nếu có 15,8g KMnO4 tham gia phản ứng thì thể tích khí oxi ở đktc thu được là bao nhiêu lít? (Cho O=16; K=39; Mn=55)

Câu 6: Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2 , phản ứng với nước theo phương trình hóa học sau:

Zn3P2 + H2O Zn(OH)2 + PH3

Khí PH3 (photphin) là nguyên nhân dẫn đến cái chết của chuột.

a) Cân bằng phương trình hóa học trên.

b) Giả sử dùng một loại thuốc chuột có chứa 12,85g Zn3P2 thì tính xem thể tích PH3 (đktc) thoát ra là bao nhiêu?