Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài tập Sinh 10

a36f54792c4647e4cf9b892bc485660e
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 13:20:55 | Được cập nhật: hôm qua lúc 3:54:25 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 561 | Lượt Download: 6 | File size: 0.384 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản. Trả lời: + Thế giới sống được tổ chức theo các cấp bậc: – Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. – Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được. + Các cấp tổ chức sống cơ bản: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Câu 2. Đặc điểm nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số Ví dụ. Trả lời: + Là đặc điểm chỉ có ở cấp cao không có ở cấp thấp + Ví dụ: từng Tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng não bộ lại có khả năng tư duy. Câu 3. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người. Trả lời: + Khi chạy nhanh xong lúc dừng lại tim sẽ đập mạnh, thở mạnh để tăng cường năng lượng bù lại năng lượng đã mất. + Khi trời rét thì nổi da gà + Trời nóng thì toát mồ hôi. Câu 4. Hãy chọn câu trả lời đúng nêu dưới đây. Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có đặc điểm chung vì: A. Chúng sống trong những môi trường giống nhau. B. Chúng đều được cấu tạo tử Tế bào. C. Chúng đề có chung một tổ tiên D. Tất cả các điều nêu trên đều đúng. Trả lời: C ********************************** Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT Câu 1. Hãy chọn câu trả lời đúng Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực? A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật. B. Giới nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. C. Giới khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. D. Giới khởi sinh, giới Nấm, giới nguyên sinh, giới Động vật. Trả lời: B Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm Trả lời: Đặc điểm chính Loại Tế bào Giới Khởi sinh Nhân sơ Giới Nguyên sinh Nhân thực Giới Nấm Nhân thực Mức độ tổ chức cơ Đơn bào thể Đơn bào hoặc đa Đơn bào hoặc đa bào bào Kiểu dinh dưỡng Tự dượng hoặc dị Ký sinh, hoại sinh, dưỡng cộng sinh Đa dạng Câu 3. Hãy chọn câu trả lời đúng: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật? A. Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng. B. Giới Thực vật gồm những sinh vật cố định, cảm ứng chậm, Giới Động vật gồm những sinh vật phản ứng nhanh, có khả năng di chuyển. C. Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng Giới Động vật gồm 7 ngành chính D. Cả A và B Trả lời: D ***************************************** Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC Câu 1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người. Trả lời: + Vai trò của nguyên tố vi lượng: Tham gia vào các quá trình sống cơ bản của Tế bào. + Các nguyên tố vi lượng trong cơ thể người: Fe, P, Ca… Câu 2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? Trả lời: Vì nước là thành phần chủ yếu của Tế bào, không có nước Tế bào sẽ chết. Vì thế không có nước sẽ không có sự sống. Câu 3. Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước đối với Tế bào? Trả lời: + Cấu trúc hóa học của nước: Gồm 2 nguyên tử Hiđrô kết hợp với 1 nguyên tử Ôxi. + Vai trò của nước với Tế bào: - Thành phần cấu tạo - Dung môi hòa tan - Môi trường của các phản ứng sinh hóa *************************************** Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT Câu 1. Thuật ngữ nào sau đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại? A. Đường đơn B. Đường đôi C. Tinh bột D. Cacbohiđrat E. Đường đa Trả lời: D Câu 2. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại Cacbohiđrat. Trả lời: Đường đơn Cấu trúc Chức năng Đường đôi Đường đa Gồm 1 đơn phân : Gồm 2 đơn phân Gồm nhiều đường Glucôzơ, Fructôzơ, liên kết với nhau đơn liên kết với Galactôzơ bằng liên kết nhau glicôzit + Là nguồn năng lượng dự trữ của Tế bào và cơ thể + Cấu tạo nên Tế bào và các bộ phận của cơ thể Câu 3. Nêu và cho biết chức năng các loại lipit. Trả lời: Loại lipit Chức năng Mỡ Dự trữ năng lượng cho Tế bào và cơ thể Phôtpholipit Cấu tạo nên các loại màng của Tế bào Stêrôit + Cấu tạo nên màng sinh chất Động vật (Colesterôn) + Thành phần Hoocmôn giới tính (Ơstrôgen, testostêron) Sắc tố và Vitamin Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể *************************************** Bài 5: PRÔTÊIN Câu 1. Nếu cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi, ví dụ axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của prôtêin có bị thay đổi không? Giải thích? Trả lời: Vì prôtêin đc đặc trưng bởi trình tự, số lượng, thành phần các axit amin. Chính vì thế nếu thay thế 1 axit amin này bằng 1 axit amin khác sẽ làm cho prôtêin này chuyển thành prôtêin khác, làm mất đi tính đặc trưng của Prôtêin đó. Chính vì thế chức năng của Prôtêin bị thay đổi. Câu 2. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng? Trả lời: – Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Kêratin tạo nên cấu trúc của da, lông, móng. – Hoocmôn insulin và glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường glucô trong máu. – Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzim amylaza trong nước bọt phân giải tinh bột, enzim pepsin phân giải prôtêin, enzim lipaza phân giải lipit. – Huyết sắc tố hêmôglôbin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển ôxy và cacbônic trong máu... Câu 8. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? Trả lời: – Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi pôlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của prôtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prôtêin. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. – Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Bài 6: AXÍT NUCLÊIC Câu 1. Nêu sự khác biệt về cấu trúc và chức năng của ADN với ARN? Trả lời: Câu 2. Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể đa dạng như ngày nay không? Trả lời: Nếu phân tử ADN có cấu trúc bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật không thể đa dạng như ngày nay vì khó tạo ra biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên, khó xảy ra hoán vị gen Khi phân tư ADN quá bền vững thì trong giảm phân khó xảy ra trao đổi chéo nhiễm sắc tử sinh giới không thể đa dạng như ngày nay. Câu 3. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? Trả lời: – ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại), tuy liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. – Mặt khác, do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ được dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến. Câu 4. Tại sao cũng chỉ 4 loại nuclêôtit nhưng các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? Trả lời:Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ 4 loại nuclêôtit đó có thể tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau. *********************************************** Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ Câu 1. Thành Tế bào vi khuẩn có chức năng gì? Trả lời: Thành Tế bào vi khuẩn có chức năng: + Bảo vệ Tế bào + Quy định hình dạng Tế bào. Câu 2. Tế bào chất là gì? Trả lời: Tế bào chất là một lớp màng bao quanh Tế bào làm nhiệm bảo vệ Tế bào. Câu 3. Nêu chức năng của roi và lông ở Tế bào vi khuẩn. Trả lời: + Roi: Giúp Tế bào vi khuẩn có khả năng di chuyển. + Lông: Giúp Tế bào vi khuẩn bám vào bề mặt Tế bào chủ Câu 4. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì? Trả Lời: Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh. Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC Câu 1. Mô tả cấu trúc nhân Tế bào? Trả lời: Cấu trúc của nhân Tế bào gồm các phần: + lớp màng kép trên màng có nhiều lỗ nhân. + Bên trong có: - Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc gồm ADN liên kết với prôtêin. - Nhân con Câu 2: nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Trả lời: + Chức năng của lưới nội chất trơn: - Tổng hợp lipit - Chuyển hóa đường - Phân giải chất độc + Chức năng của lưới nội chất hạt: Tổng hợp prôtêin. Câu 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi Trả lời: + Cấu trúc: là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau, cái nọ cách biệt cái kia. + Chức năng: lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của Tế bào. Câu 4. Trong cơ thể, Tế bào nào sau đây có lưới nội chất phát triển mạnh nhất? A> Tế bào hồng cầu B> Tế bào bạch cầu C> Tế bào biểu bì D> Tế bào cơ Trả lời: B Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của Ribôxôm? Trả lời: + Cấu tạo: - Không có màng bao bọc - gồm rARN và prôtêin. + Chức năng: Tổng hợp prôtêin cho Tế bào. Câu 6. Nêu đặc điểm khác biệt giữa cấu trúc Tế bào nhân sơ và Tế bào nhân thực. Trả lời: Đặc điểm so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Nhân Chưa có màng bao bọc Đã có màng bao bọc Hệ thống nội màng Không có Có Bào quan có màng bao bọc Không có Có Kích thước Nhỏ Lớn Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp) Câu 1. So sánh ti thể với lục lạp? Trả Lời: – Giống nhau: + Đều có 2 lớp màng bao bọc. + Đều có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào . + Đều chứa ADN và riboxom. + Cả 2 bào quan này có nhiều enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. + Tự sinh sản bằng phân đôi. – Khác nhau : Câu 2. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm? Trả lời: – Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài. – Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào. Câu 3. Trình bày chức năng của không bào? Hướng dẫn trả lời: Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào. Chức năng của không bào khác nhau tùy từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Một số tế bào cánh hoa của thực vật có không bào chứa các sắc tố làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Một số không bào lại chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại có không bào để dự trữ chất dinh dưỡng. Một số tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy gôngi. Câu 4. Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể ? Hướng dẫn trả lời: Màng trong của ti thể ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào kiểu răng lược, cấu trúc này làm tăng diện tích của màng. Diện tích màng trong lớn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các mào, tăng lượng enzim, hỗ trợ quá trình hô hấp. Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp) Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực? Hướng dẫn trả lời: a. Cấu trúc màng sinh chất: Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động: – Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. – Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. b. Chức năng màng sinh chất: – Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. – Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. – Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). Câu 2. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm? Hướng dẫn trả lời: Bên ngoài màng sinh chất của thực vật và của nấm được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin, thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào. Câu 3. Nêu các cấu trúc chính bên ngoài màng sinh chất? Hướng dẫn trả lời: – Thành tế bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào. – Chất nền ngoại bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật có cấu trúc gọi là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin. Câu 4. Prôtêin của màng sinh chất có những loại nào? Hướng dẫn trả lời: Prôtêin của màng sinh chất bao gồm 2 loại là prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt. Prôtêin xuyên màng là những loại xuyên suốt hai lớp phôtpholipit của màng sinh chất, còn prôtêin bề mặt là những prôtêin chỉ bám trên bề mặt màng sinh chất (chèn vào một lớp phôtpholipit). Các prôtêin có thể liên kết với các chất khác nhau như cacbohiđrat và lipit để thực hiện những chức năng khác nhau. Câu 5. Kể tên và nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất? Hướng dẫn trả lời: ********************************************* Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT Câu 1. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? Hướng dẫn trả lời: – Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu. – Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu. Câu 2. Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động? Hướng dẫn trả lời: Câu 3. Trình bày các hình thức nhập bào và xuất bào? Hướng dẫn trả lời: