Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 5: Một số ví dụ về hệ phương trình bậc hai hai ẩn

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 8 tháng 10 2020 lúc 15:44:47


Mục lục
* * * * *

Bài 45 trang 100 SGK Đại số 10 nâng cao

Giải các hệ phương trình

LG a

\(\left\{ \matrix{
x - y = 2 \hfill \cr 
{x^2} + {y^2} = 164 \hfill \cr} \right.\)

Phương pháp giải:

Rút y=x-2 từ pt (1) thay vào (2) và giải phương trình thu được.

Lời giải chi tiết:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, suy ra \(y = x – 2\)

Thay vào phương trình thứ hai ta được:

\(\eqalign{
& {x^2} + {(x - 2)^2} = 164 \cr 
& \Leftrightarrow {x^2} + {x^2} - 4x + 4 = 164\cr&\Leftrightarrow 2{x^2} - 4x + 4 = 164 \cr 
& \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 80 = 0 \cr 
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 10 \hfill \cr 
x = - 8 \hfill \cr} \right. \cr} \) 

Với \(x = 10 ⇒ y = 8\)

Với \(x = -8 ⇒ y = -10\)

LG b

\(\left\{ \matrix{
{x^2} - 5xy + {y^2} = 7 \hfill \cr 
2x + y = 1 \hfill \cr} \right.\)

Phương pháp giải:

Rút \(y = 1 – 2x\) từ phương trình thứ hai thay vào phương trình thứ nhất của hệ.

Lời giải chi tiết:

Thay \(y = 1 – 2x\) vào phương trình thứ nhất của hệ ta được:

\(\eqalign{
& {x^2} - 5x(1 - 2x) + {(1 - 2x)^2} = 7 \cr 
& \Leftrightarrow {x^2} - 5x + 10{x^2} + 1 - 4x + 4{x^2} = 7\cr&\Leftrightarrow 15{x^2} - 9x - 6 = 0 \cr 
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 1 \hfill \cr 
x = - {2 \over 5} \hfill \cr} \right. \cr} \)

Với \(x = 1 ⇒ y = -1\)

Với \(x =  - {2 \over 5} \Rightarrow y = {9 \over 5}\)

Bài 46 trang 100 SGK Đại số 10 nâng cao

Giải các hệ phương trình

LG a

\(\left\{ \matrix{
{x^2} + {y^2} + x + y = 8 \hfill \cr 
xy + x + y = 5 \hfill \cr} \right.\)

Phương pháp giải:

Giải hệ pt đối xứng loại I:

- Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = S\\
xy = P
\end{array} \right.\)

- Giải hệ pt ẩn S, P.

Chú ý: Với \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = S\\
xy = P
\end{array} \right.\) thì x và y là nghiệm của phương trình \({X^2} - SX + P = 0\)

Lời giải chi tiết:

Hệ \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\left( {x + y} \right)^2} - 2xy + \left( {x + y} \right) = 8 \\
xy + \left( {x + y} \right) = 5
\end{array} \right.\)

Đặt S = x + y; P = xy, ta có hệ:

\(\eqalign{
& \left\{ \matrix{
S + P = 5 \hfill \cr 
{S^2} - 2P + S = 8 \hfill \cr} \right.\cr& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
P = 5 - S \hfill \cr 
{S^2} - 2(5 - S) + S = 8 \hfill \cr} \right. \cr 
& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
P = 5 - S \hfill \cr 
{S^2} + 3S - 18 = 0 \hfill \cr} \right. \cr&\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
S = 3 \hfill \cr 
P = 2 \hfill \cr} \right. \hfill \cr 
\left\{ \matrix{
S = - 6 \hfill \cr 
P = 11 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \cr} \)

i) Với S = 3, P = 2 thì x, y là nghiệm của phương trình:

\({X^2} - 3X + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
X = 1 \hfill \cr 
X = 2 \hfill \cr} \right.\)

Ta có nghiệm (1, 2); (2, 1)

ii) Với S = -6, P = 11 thì hệ phương trình vô nghiệm vì:

S2 – 4P = 36 – 44 = -8 < 0

Vậy phương trình có hai nghiệm (1, 2); (2, 1)

LG b

\(\left\{ \matrix{
{x^2} + {y^2} - x + y = 2 \hfill \cr 
xy + x - y = - 1 \hfill \cr} \right.\)

Phương pháp giải:

Đặt x’ = -x, ta có hệ đối xứng loại I với ẩn (x';y)

Lời giải chi tiết:

Đặt x’ = -x, ta có hệ:

\(\left\{ \matrix{
x{'^2} + {y^2} + x' + y = 2 \hfill \cr 
- x'y - x' - y = - 1 \hfill \cr} \right.\)

Đặt S = x’ + y;  P = x’y, ta có:

\(\eqalign{
& \left\{ \matrix{
{S^2} - 2P + S = 2 \hfill \cr 
S + P = 1 \hfill \cr} \right. \cr&\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{S^2} + S - 2(1 - S) = 2 \hfill \cr 
P = 1 - S \hfill \cr} \right. \cr 
& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{S^2} + 3S - 4 = 0 \hfill \cr 
P = 1 - S \hfill \cr} \right. \cr&\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
S = 1 \hfill \cr 
P = 0 \hfill \cr} \right. \hfill \cr 
\left\{ \matrix{
S = - 4 \hfill \cr 
P = 5 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \cr} \) 

+) Nếu S =1, P = 0 thì x’, y là nghiệm phương trình:

\({X^2} - X = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
X = 0 \hfill \cr 
X = 1 \hfill \cr} \right. \)\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
x' = 0 \hfill \cr 
y = 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr 
\left\{ \matrix{
x' = 1 \hfill \cr 
y = 0 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
- x = 0\\
y = 1
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
- x = 1\\
y = 0
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
x = 0\\
y = 1
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
x = - 1\\
y = 0
\end{array} \right.
\end{array} \right.\)

Ta có nghiệm (0, 1) và (-1, 0)

+) Với S = -4, P = 5 thì hệ phương trình vô nghiệm vì S2 – 4P < 0

LG c

\(\left\{ \matrix{
{x^2} - 3x = 2y \hfill \cr 
{y^2} - 3y = 2x \hfill \cr} \right.\)

Phương pháp giải:

Giải hệ pt đối xứng loại II:

- Trừ hai phương trình vế với vế cho nhau.

- Tìm mối quan hệ của x, y rồi thay vào 1 trong hai phương trình đầu tìm x,y.

Lời giải chi tiết:

Trừ từng vế của hai phương trình ta được:

x2 – y2 – 3x + 3y = 2y – 2x

⇔ (x – y)(x + y) – (x – y) = 0

⇔ (x – y)(x + y – 1) = 0

⇔ x – y = 0 hoặc x + y – 1 = 0

Vậy hệ đã cho tương ứng với:

\(\left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
{x^2} - 3x = 2y \hfill \cr 
x - y = 0 \hfill \cr} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(I) \hfill \cr 
\left\{ \matrix{
{x^2} - 3x = 2y \hfill \cr 
x + y - 1 = 0 \hfill \cr} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(II) \hfill \cr} \right.\)

Ta có:

\((I)\, \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x^2} - 3x = 2x \hfill \cr 
 y = x \hfill \cr} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x^2-5x = 0 \hfill \cr 
x = y \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = y = 0 \hfill \cr 
x = y = 5 \hfill \cr} \right.\)

\((II) \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x^2} - 3x = 2(1 - x) \hfill \cr 
y = 1 - x \hfill \cr} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x^2} - x - 2 = 0 \hfill \cr 
y = 1 - x \hfill \cr} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
x = - 1 \hfill \cr 
y = 2 \hfill \cr} \right. \hfill \cr 
\left\{ \matrix{
x = 2 \hfill \cr 
y = - 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)

Vậy hệ phương trình đã cho có bốn nghiệm là : \((0, 0); (5, 5); (-1, 2); (2, -1)\)

Bài 47 trang 100 SGK Đại số 10 nâng cao

Tìm quan hệ giữa S và P để hệ phương trình sau có nghiệm :

\(\left\{ \matrix{
x + y = S \hfill \cr 
xy = P \hfill \cr} \right.\)

 (S và P là hai số cho trước)

Lời giải chi tiết

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
x + y = S\\
xy = P
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = S - x\\
x\left( {S - x} \right) - P = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = S - x\\
- {x^2} + Sx - P = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = S - x\\
{x^2} - Sx + P = 0\,\,\left( * \right)
\end{array} \right.
\end{array}\)

Hệ có nghiệm <=> (*) có nghiệm

\(⇔ Δ  = S^2– 4P ≥ 0⇔  S^2 ≥ 4P\)

Chú ý:

Trình bày ngắn gọn như sau:

\(x, y\) là nghiệm của phương trình: \(X^2– SX + P = 0 \;\;(1)\)

(1) có nghiệm \(⇔ Δ  = S^2– 4P ≥ 0⇔  S^2 ≥ 4P \)

Bài 48 trang 100 SGK Đại số 10 nâng cao

Giải các hệ phương trình sau:

LG a

\(\left\{ \matrix{
{x^2} + {y^2} = 208 \hfill \cr 
xy = 96 \hfill \cr} \right.\)

Phương pháp giải:

Giải hệ đối xứng loại I:

- Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = S\\xy = P\end{array} \right.\)

- Tìm S, P.

- Khi đó x, y là nghiệm của phương trình \({X^2} - SX + P = 0\)

Lời giải chi tiết:

Hệ \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\left( {x + y} \right)^2} - 2xy = 208\\
xy = 96
\end{array} \right.\)

Đặt \(S = x + y; P = xy\)

Ta có hệ:

\(\left\{ \matrix{
{S^2} - 2P = 208 \hfill \cr 
P = 96 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{S^2} = 400 \hfill \cr 
P = 96 \hfill \cr} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
S = 20 \hfill \cr 
P = 96 \hfill \cr} \right. \hfill \cr 
\left\{ \matrix{
S = - 20 \hfill \cr 
P = 96 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\) 

+ Với \(S = 20, P = 96\)  thì x, y là nghiệm phương trình:

\({X^2} - 20X + 96 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
X = 8 \hfill \cr 
X = 12 \hfill \cr} \right.\) 

Ta có nghiệm \((8, 12)\) và \((12, 8)\)

+ Với \(S = -20, P = 96\) thì x, y là nghiệm phương trình:

\({X^2} + 20X + 96 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
X = - 8 \hfill \cr 
X = - 12 \hfill \cr} \right.\)

Ta có nghiệm \((-8, -12)\) và \((-12, -8)\)

Vậy hệ có 4 nghiệm : \((8, 12); (12, 8); (-8, -12); (-12, -8)\)

LG b

\(\left\{ \matrix{
{x^2} - {y^2} = 55 \hfill \cr 
xy = 24 \hfill \cr} \right.\)

Phương pháp giải:

Rút y theo x từ phương trình thứ hai và thay vào phương trình thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Thay \(y = {{24} \over x}\) vào phương trình thứ nhất của hệ, ta có :

\({x^2} - {{576} \over {{x^2}}} = 55 \Leftrightarrow {x^4} - 55{x^2} - 576 = 0\)

Đặt \(t = x^2\;(t ≥  0)\), ta có phương trình:

\({t^2} - 55t - 576 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
t = 64 \hfill \cr 
t = - 9\,\,\,(\text{loại}) \hfill \cr} \right.\)

\(t = 64 ⇔x^2= 64 ⇔ x = ± 8\)

Nếu \(x = 8 ⇒ y = 3\)

Nếu \(x = -8 ⇒  y = -3\)

Vậy hệ có hai nghiệm \((8;3)\) và \((-8;-3)\)

Bài 49 trang 100 SGK Đại số 10 nâng cao

Tìm hàm số bậc hai y = f(x) thỏa mãn các điều kiện sau :

a) Parabol y = f(x) cắt trục tung tại điểm (0; -4)

b) f(2) = 6

c) Phương trình f(x) = 0 có hai nghiệm và hiệu giữa nghiệm lớn và nghiệm bé bằng 5

Phương pháp giải

- Đặt hàm số f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0)

- Từ các điều kiện đã cho lập hệ phương trình ẩn a, b, c.

- Giải hệ và kết luận.

Lời giải chi tiết

Giả sử: f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0)

Parabol y = f(x) cắt trục tung tại điểm (0; -4) nên f(0) = -4 \( \Leftrightarrow a{.0^2} + b.0 + c =  - 4\)

⇒ c = -4

f(2) = 6 \( \Leftrightarrow a{.2^2} + b.2 + c = 6\)

⇒ 4a + 2b - 4 = 6 ⇒ 4a + 2b = 10

⇒ 2a + b = 5 (1)

f(x)=0 có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow {b^2} - 4ac > 0 \Leftrightarrow {b^2} + 16a > 0\)

Khi đó, \({x_1} - {x_2} = 5 \Rightarrow \) (x1 – x2 )2 = 25

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow x_1^2 - 2{x_1}{x_2} + x_2^2 = 25\\
\Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 25
\end{array}\)

⇔ S2 – 4P = 25

Với

\(\left\{ \matrix{
S = {x_1} + {x_2} = - {b \over a} \hfill \cr 
P = {x_1}{x_2} = {c \over a} = {{ - 4} \over a} \hfill \cr} \right.\)

Do đó:

\({\left( { - \frac{b}{a}} \right)^2} - 4.\frac{{ - 4}}{a} = 25\)\(\Leftrightarrow  {{{b^2}} \over {{a^2}}} + {{16} \over a} = 25\)

\(\Leftrightarrow {b^2} + 16a = 25{a^2}\,\,\,\,\,(2)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ: 

\(\left\{ \matrix{
2a + b = 5 \hfill \cr 
{b^2} + 16a = 25{a^2} \hfill \cr} \right.\)

Thay \(b = 5 – 2a\) vào (2), ta được:

\({(5 - 2a)^2} + 16a = 25{a^2}\)\( \Leftrightarrow 21{a^2} + 4a - 25 = 0 \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
a = 1 \hfill \cr 
a = - {{25} \over {21}} \hfill \cr} \right.\)

Nếu \(a = 1 ⇒ b = 3\)

Nếu \(a =  - {{25} \over {21}} \Rightarrow b = {{155} \over {21}}\)

Vậy hàm số \(y = x^2+ 3x – 4\) và \(y =  - {{25} \over {21}}{x^2} + {{155} \over {21}}x - 4\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Được cập nhật: 12 tháng 4 lúc 8:06:29 | Lượt xem: 542