Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 33. Luyện tập Ankin.

Gửi bởi: Cù Văn Thái 23 tháng 9 2019 lúc 10:35:49 | Được cập nhật: hôm qua lúc 15:59:01 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 510 | Lượt Download: 0 | File size: 0.072748 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

GV: Nguyễn Thị Truật Ngày 18/9/2017 Tiết 1 : ÔN TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ CÁC LOẠI CÔNG THỨC TÍNH TOÁN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Ôn tập lại kiến thức THCS - Hóa trị các nguyên tố, bài ca hóa trị - Công thức hóa học 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng về - Viết các công thức của các chât - Tìm hóa trị của nguyên tố - Từ hóa trị của các nguyên tố lập công thức hóa học và ngược lại từ công th ức hóa h ọc tìm hóa trị của nguyên tố 3.Về thái độ - Yêu thích môn học,tin tưởng vào khoa học - Lập và biết được công thứ của một số hợp chất có xung quanh như công thức của nước, oxi… 4.Về phát triển năng lực học sinh - Phát triển về ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức lí thuyết vào đời sống - Năng lực giải quyết vấn đề II. NỘI DUNG A.LÍ THUYẾT 1. Công thức hóa học : dùng để biểu diễn chất gồm một kí hiệu hóa học (đơn chất) hay hai, ba.. kí hiệu hóa học (hợp chất) và chỉ số ghi ở mỗi chân kí hiệu Ý nghĩa : mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ chất kim loại), cho biết nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khố B. BÀI TẬP Bài 1 : Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất: a) Caxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O. b) Ammoniac,l biết trong phân tử có 1 N và 3 H. Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 1 GV: Nguyễn Thị Truật c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1 S và 4 O. Hướng dẫn giải bài : a) CTHH : CaO. Phân tử khối CaO = 40 + 16 = 56 đvC. b) CTHH : NH3 Phân tử khối NH3 = 14 + 3 = 17 đvC. c) CTHH: Cu2SO4 Phân tử khối CuSO4 = 64 + 32 + 16. 4 = 160 đvC. Bài 2a) Các cách viết sau chỉ ý gì: 5 Cu; 2 NaCl; 3 CaCO3; b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat. Hướng dẫn giải bài : a) Ta có; năm nguyên tử đồng (Cu), hai phân tử muối NaCl và ba phân tử canxi cacbonat (CaCO3). b) Ta có: 3 O2, 6 CaO, 5 CuSO4 (a) 2. VỀ HÓA TRỊ Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) : là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị. Quy tắc hóa trị x. a = y. b Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 2 GV: Nguyễn Thị Truật Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a) Bài 1. Hãy xác định giá trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây: a) KH, H2S, CH4 b) FeO, Ag2O, NO2 Hướng dẫn giải bài : a) + KH: do H có hóa trị I nên x. a = y. b => b = Vậy K có hóa trị I. Tương tự + H2S: H có hóa trị I và S có hóa trị II. + CH4 : C hóa trị IV và H hóa trị I. b) + FeO: Fe có hóa trị II và O hóa trị II + Ag2O : Ag hóa trị I và O hóa trị II + NO2: N hóa trị IV và O hóa t Bài 2. Tính hóa trị của mỗi nguyên tố a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3. b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4. Hướng dẫn giải bài 2: Theo quy tắc hóa trị ta có: Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 3 GV: Nguyễn Thị Truật a) + ZnCl2 : 1. a = 2 . I => Zn có hóa trị II. + CuCl: 1 . a = 1. I => Cu có hóa trị I. + AlCl3 : 1 .a = 3 . I => Al có hóa trị III b) Ta có: x.a = y.b Vậy hóa trị của Fe là II. Bài 3. a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau: P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O. b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau: Na (I) và (OH) (I) ; Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3) (I). Hướng dẫn giải bài 3: a) Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có công thức hóa học sau: PH3 ( P hóa trị III, H hóa trị I ); CS2 ( C hóa trị IV, S hóa trị II ); Fe2O3 ( Fe hóa trị III, O hóa trị II ). b) Tương tự ta có: NaOH ( Na hóa trị I, nhóm OH hóa trị I); CuSO4 ( Cu hóa trị II, nhóm SO4 hóa trị II); Ca(NO3)2 ( Ca hóa trị II, NO3 hóa trị I). III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 4 GV: Nguyễn Thị Truật Nhắc lại kiến thức quan trọng trong bài BTVN. 1) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức cho sau đây: A. BaPO4 B. Ba2PO4 C. Ba3PO4 D. Ba3(PO4)2 Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 5 GV: Nguyễn Thị Truật Ngày 25/9/2017 TIẾT 2 : ÔN TẬP PHÂN LOẠI OXIT, TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT I.MỤC TIÊU 1.Về kiến thức - ôn tập kiến thức về định nghĩa oxit, phân loại oxit - Ôn tập kiến thức về tính chất hóa học của oxit 2. Về kĩ năng - rèn luyện kĩ năng về phân loại các oxit - rèn luyện kĩ năng về viết phương trình phản ứng của oxit 3. về thái độ - yêu thích môn học, hăng say học tập - tin tưởng vào khoa học 4. phát triển năng lực học sinh - phát triển ngôn ngữ hóa học - phát triển năng lực giải quyết vấn đề II. NỘI DUNG 1) Oxit bazơ: là những oxit tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Thông thường oxit bazơ gồm nguyên tố kim loại + oxi Ví dụ: CaO: Canxi oxit; FeO: Sắt (II) oxit, …., (Trừ: CrO3, Mn2O7 là các oxit axit). a) Tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ. Ví dụ: BaO (r) + H2O (l) Ba(OH)2 (dd) b) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối Ví dụ: Na2O (r) + CO2 (k) Na2CO3 (r) c) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước Ví dụ: CuO (r) + 2 HCl (dd) CuCl2 (dd) + H2O 2) Oxit axit:Là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Thông thường oxit axit gồm: nguyên tố phi kim + oxi. Ví dụ: CO2, N2O5,.... (Trừ: CO, NO là các oxit trung tính) a) Tác dụng với nước tạo dung dịch axit Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit (Trừ CO, NO, N2O). Ví dụ: SO3 + H2O H2SO4 b) Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối (phản ứng kết hợp) Lưu ý: Chỉ có những oxit axit nào tương ứng với axit tan được mới tham gia loại phản ứng này. Ví dụ: CO2 (k) + CaO (r) CaCO3(r) c) Tác dụng với bazơ tan (kiềm) tạo thành muối và nước Ví dụ: CO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) CaCO3 (r)+ H2O (l) 3) Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng cả với dung dịch kiềm và tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3, ZnO, ... 4) Oxit trung tính: là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước (còn được gọi là oxit không tạo muối). Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 6 GV: Nguyễn Thị Truật Ví dụ: CO, NO,… II. BÀI TẬP Cho các chất sau : CuO, SO2, CO2, Al2O3, MgO, ZnO, NO, CO, FeO, BaO, Na2O, CaO Viết các phản ứng xảy ra khi cho các chất trên tác dụng với a) dung dịch HCl b) dung dịch NaOH III. CỦNG CỐ DẶN DÒ NhắIc lại kiến thức quan trọng trong bài Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 7 GV: Nguyễn Thị Truật Ngày 2/10/2017 TIẾT 3 : ÔN TẬP KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXT, BAZO I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Củng cố kiến thức về khái niệm và phân loại axit, bazo Ôn tập kiến thức về tính chất hóa học của axit, bazo 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng về phân biệt axit, bazo Rèn kĩ năng về viết phương trình minh họa tính chất hóa học cuaraxxit, bazo 3. Về thái độ Yêu thích môn học, tin tưởng vào khoa học 4. Phát triển năng lực học sinh Phát triển ngông ngữ hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề II. NỘI DUNG . Tính chất hóa học của bazơ 1) Tác dụng với chất chỉ thị màu. - Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh. - Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ. 2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O 3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O 4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới. Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ 5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước. Thí dụ: Cu(OH)2→ CuO + H2O 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O . Tính chất hóa học của axit: 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. 2. Axit tác dụng với kim loại Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 8 GV: Nguyễn Thị Truật Thí dụ: 3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,… Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro. 3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước Thí dụ: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O 4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. Thí dụ: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối. III CỦNG CỐ DẶN DÒ Nhắc lại kiến thức quan trọng trong bài Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 9 GV: Nguyễn Thị Truật Ngày 9/10/2017 TIẾT 4 : ÔN TẬP KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Củng cố kiến thức về khái niệm và phân loại muối Ôn tập kiến thức về tính chất hóa học của muối 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng về phân biệt muối Rèn kĩ năng về viết phương trình minh họa tính chất hóa học của muối 3. Về thái độ Yêu thích môn học, tin tưởng vào khoa học 4. Phát triển năng lực học sinh Phát triển ngông ngữ hóa học Phát triển năng lực giải quyết vấn đề II. NỘI DUNG 1. LÍ THUYẾT 1)-Thành phần cuả muối KL – Gốc Axit -Định nghiã Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Phân loại a-Muối trung hoà Là muối mà trong gốc axit không chưá nguyên tử hidro. Ví dụ : NaCl, CuSO4, NaNO3, Na2CO3 b-Muối axit Là muối mà trong gốc axit còn chưá nguyên tử hidro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hoá trị cuả gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ : NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2,… _Cách gọi tên Tên kim loại(*) + Tên gốc (*) ; kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị. Ví dụ : Na2SO4natri sunfat Fe(NO3)3sắt(III)nitrat . Tính chất hóa học của muối1. Tác dụng với kim loại Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Giáo án dạy thêm môn Hóa Học 11 10