Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI 27. TIA HỒNG NGOẠI - TIA TỬ NGOẠI 2020 ( LÝ THUYẾT + BÀI TẬP VẬT LÝ 12), TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI

88f14e522ad25e58c8c31ba61f47bc0e
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:20:50 | Được cập nhật: 12 giờ trước (15:56:45) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 309 | Lượt Download: 0 | File size: 0.034115 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI – TIA TỬ NGOẠI

I.Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu Đỏ và Tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng nhờ mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang mà ta phát hiện được.

+ Bức xạ ngoài vùng màu đỏ gọi là bức xạ (hay tia) hồng ngoại

+ Bức xạ ngoài vùng màu tím gọi là bức xạ (hay tia) tử ngoại.

II. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại , tia tử ngoại

1.Bản chất

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, lan truyền với vận tốc ánh sáng và chỉ khác ở chỗ không nhìn thấy được.(Là sóng điện từ)

2.Tính chất

Chúng tuân theo các định luật : truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây ra được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.

III. Tia hồng ngoại

1.Cách tạo ra

+ Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0K đều phát ra tia hồng ngoại

+ Để phân biệt được tia hồng ngoại do một vật phát ra môi trường thi nhiệt độ của vật phải lớn hơn nhiệt độ môi trường.

+ Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng: bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, đèn sưởi, điot hồng ngoại…..

2.Định nghĩa:

Là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ ( >0,76 µm)

3.Tính chất và công dụng

- Tác dụng nhiệt mạnh dùng sấy khô các sản phẩm sơn, sưởi ấm cơ thể, lưu thông máu…

- Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại dùng chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh hồng ngoại một số thiên thể…

- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần chế tạo bộ điều khiển từ xa như ti vi, quạt , điều hòa, hệ thống cửa…

- Có rất nhiều ứng dụng quan trọng trongg lĩnh vực quân sự: ống nhòm, camera hồng ngoại, quay phim, chụp ảnh ban đêm, tên lửa dò tìm mục tiêu quân sự….

IV. Tia tử ngoại

1.Định nghĩa

- Là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím ( <0,38 µm)

- Những vật được nung nóng đến nhiệt độ cao ( t>20000C ) thì bắt đầu phát ra tia tử ngoại: đèn hơi thủy ngân, hồ quang điện, …Mặt trời cũng là một nguồn phát tia tử ngoại mạnh.

2.Tính chất

- Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất : kẽm sunfua, cadimi sunfua

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học: phản ứng tổng hợp vitamin D..

- Tia tử ngoại làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Tác dụng sinh học : hủy diệt tế bào, diệt khuẩn, nấm mốc…

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh, có thể truyền qua thạch anh

3. Sự hấp thụ tia tử ngoại

- Bị thủy tinh hấp thụ mạnh

- Thạch anh, nước hấp thụ mạnh các tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn 200nm.

- Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300nm.

4. Công dụng

- Tiệt trùng thực phẩm, dụng cụ y tế, chữa bệnh còi xương

- Tìm vết nứt, xước trên bề mặt vật bằng kim loại

Bài tập củng cố :

Câu 1:  Tia tử ngoại không được ứng dụng để

A. dò tìm khuyết tật bên trong sản phẩm làm bằng kim loại

B. dò khuyết tật trên bề mặt sản phẩm kim loại

C. gây ra hiện tượng quang điện

D. làm ion hóa khí

Câu 2: Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng từ

A. 10-10 m đến 10-8 m. B. 10-9 m đến 4.10-7 m.

C. 4.10-7 m đến 7,5.10-7 m. D. 7,6.10-7 m đến 10-3 m.

Câu 3: Tia hồng ngoại không có tính chất

A. có tác dụng nhiệt rõ rệt B. làm ion hóa không khí

C. mang năng lượng D. phản xạ, khúc xạ, giao thoa

Câu 4: Tìm phát biểu sai

A. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ

B. Tia tử ngoại có tác dụng lên kính ảnh

C. Vật có nhiệt độ trên 3000oC phát ra tia tử ngoại rất mạnh

D. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.

Câu 5:  Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tia hồng ngoại và tử ngoại đều có thể làm đen kính ảnh.

B. Tia hồng ngoại và tử ngoại có cùng bản chất.

C. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tia hồng ngoại.

D. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.

Câu 6: Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại và tia tử ngoại

A. Đều có cùng tốc độ trong chân không

B. Đều có tác dụng lên kính ảnh

C. Đều không nhìn thấy bằng mắt thường

D. Đều có tác dụng làm phát quang một số chất

Câu 7: Tia hồng ngoại

A. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng. B. được ứng dụng để sưởi ấm.

C. không truyền được trong chân không. D. không phải là sóng điện từ.

Câu 8: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.

B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng màu đỏ.

D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

Câu 9: Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được

A. ánh sáng trắng.

B. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

C. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau.

D. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng các khoảng tối.

Câu 10: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là

A. màn hình máy vô tuyến. B. lò vi sóng.

C. lò sưởi điện. D. hồ quang điện.

Câu 11: Bức xạ có bước sóng = 0,3 m

A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. là tia hồng ngoại.

C. là tia tử ngoại. D. là tia X.

Câu 12: Tia tử ngoại

A.Là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra

B.Là một trong những bức xạ mà mắt nhìn thấy được

C. Không bị thạch anh hấp thụ

D.Không có tác dụng tiệt khuẩn

Câu 13: Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất khí ở áp suất lớn. B. Chất khí ở áp suất thấp.

C. Chất lỏng. D. Chất rắn.

Câu 14: Cơ thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?

A.Tia Rơnghen B.Bức xạ nhìn thấy

C.Tia hồng ngoại D.Tia tử ngoại

Câu 15:  Trong thí nghiệm để phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại, dụng cụ nào sau đây đã được dùng để phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại ?

A. Phim ảnh        B. Kính lúp

C. Cặp nhiệt điện        D. Vôn kế

Câu 16: Ánh sáng có bước sóng 10-6 m thuộc loại

A. tia hồng ngoại        B. tia tử ngoại

C. tia cực tím        D. ánh sáng nhìn thấy

Câu 17: Hãy chọn đáp án sai khi nói về ứng dụng của tia tử ngoại

A.Tia tử ngoại dùng để khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế

B.Tia tử ngoại dùng để chữa bệnh còi xương

C.Tia tử ngoại dùng để dò tìm các vết nứt trên bề mặt kim loại

D.Tia tử ngoại kích thích hạt cây nảy mầm

Câu 18: Nguồn sáng nào không phát ra tia tử ngoại

A. Mặt Trời. B. Hồ quang điện.

C. Đèn thủy ngân. D. Cục than hồng.

Câu 19: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tần số các sóng điện từ sau:

A. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được.

C. Tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại.

D. Ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.

Câu 20: Quang phổ hồng ngoại của hơi nước có một vạch màu bước sóng là 2,8 m . Tần số dao động của sóng này là

A. 1,7.1014 Hz. B. 1,07.1014 Hz.

C. 1,7.1015 Hz. D. 1,7.1013 Hz.

6