Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 24 Ứng động (Sinh học 11), trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

1ff2212c2c0f2d57d4949783a4d5dab6
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:58:49 | Được cập nhật: hôm qua lúc 7:06:27 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 300 | Lượt Download: 4 | File size: 0.021144 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 24: ỨNG ĐỘNG

A. NỘI DUNG

I. Khái niệm ứng động

- Ứng động( vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

- Cơ quan thực hiện ứng động: Lá, cánh hoa, khớp phình,…

- Phân loại:

+ Căn cứ vào tác nhân gây ứng động: quang ứng động, nhiệt ứng động, hóa ứng động, thủy ứng động, điện ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương,…

+ Căn cứ vào cơ chế gây ứng động: ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng

II. Các kiểu ứng động

1. Ứng động sinh trưởng

Là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan( la, cánh hoa,…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh( ánh sáng, nhiệt độ,…)

+ Thường là vận động liên quan đến đồng hồ sinh học

+ Các vận động này có thể liên quan đến các hoocmôn thực vật

2. Ứng động không sinh trưởng

- Là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của tế bào thực vật

- Các dạng ứng động không sinh trưởng:

+ Ứng động sức trương: do sự biến đổi hàm lượng nước trong các té bào chuên hóa( tế bào khí khổng) và trong cấu trúc chuyên hóa( cấu trúc phình các cấp ở cây trinh nữ)

+ Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động( vận động bắt mồi): là do xuất hiện các kích thích lan truyền( kích thích cơ học hay kích thích hóa học)

III. Vai trò của ứng động

- Vai trò: Giúp thực vật thích nghi với sự biến đổi của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,…đảm bảo tồn tại và phát triển

- Ứng dụng:

+ Với cây nhập nội cần đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng,…cho quá trình ra hoa

+ Có thể thúc đẩy nhanh hoặc kìm hãm chồi, hạt ngủ thêm hoặc thức sớm theo nhu cầu của con người.

B. ÔN TẬP

I. Câu hỏi tự luận

1. Phân biệt hướng động với ứng động?

2. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?

II. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là

A. ứng động sinh trưởng B. quang ứng động

C. ứng động không sinh trưởng D. điện ứng động

Câu 2. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông B. quang ứng động và điện ứng đông

C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống D. ứng động tổn thương

Câu 3. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động

A. sinh trưởng         B. không sinh trưởng

C. ứng động tổn thương        D. tiếp xúc

Câu 4. Trong các hiện tượng sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) khí khổng đóng mở

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ

(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)       B. (2) và (4) C. (3) và (5)       D. (2), (3) và (5)

Câu 5. Trong các hiện tượng sau :

(1) khí khổng đóng mở (2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (4) sự dóng mở của lá cây trinh nữ

(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại

bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?

A. 2       B. 3       C. 4       D. 5

Câu 6. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích

B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng

C. tác nhân kích thích không định hướng

D. tác nhân kích thích không ổn định

Câu 7. Điểm khác biệt cơ bản của ứng động với hướng động là

A. tác nhân kích thích không định hướng B. có sự vận động vô hướng

C. không liên quan đến sự phân chia tế bào D. có nhiều tác nhân kích thích

Câu 8. Trong các ứng động sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ (4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại

(5) khí khổng đóng mở

Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là

A. (1) và (2)        B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5)       D. (3) và (5)

Câu 9. Cho các nội dung sau :

(1) ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào

(2) thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)

(3) sự đóng mở khí khổng

(4) sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh

(5) các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa

(6) cây nắp ấm bắt mồi

(7) là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào

Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp

A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)

B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)

C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)

D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7)

ĐÁP ÁN PHẦN TRÁC NGHIỆM:

1C- 2A- 3B- 4B- 5B- 6C- 7A- 8D- 9A