Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 17 tháng 6 2020 lúc 10:00:23


Mục lục
* * * * *

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sự nở vì nhiệt của chất khí

- Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Ví dụ:

Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút bình cầu.

Cho một giọt nước màu vào trong ống thủy tinh.

Lắp chặt nút cao su có ống thủy tinh chứa nước màu vào bình cầu.

Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó áp chặt vào bình cầu.

Hiện tượng: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích khí tăng, khí trong bình nở ra.Thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích khí giảm, khí trong bình co lại.

Ví dụ: Khí cầu dùng không khí nóng và chở được người bay lên cao. Khí cầu được sử dụng trong khoa học để tìm hiểu khí quyển, quan sát thiên văn…Hay đèn trời được thả trong đêm lễ hội.

- Các chất khí khác nhau sự nở vì nhiệt lại giống nhau.

Bảng 1. Độ tăng thể tích của 1000 cm3 một số chất khi nhiệt độ tăng thêm 500C.

2. Lưu ý

- Khác với chất rắn và chất lỏng, mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau.

- Đối với chất khí sự dãn nở vì nhiệt cũng là sự dãn nở khối.

3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất

Từ bảng 1 ta thấy:

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

II. Phương pháp giải

Giải thích các hiện tượng trong đời sống

Để giải thích các hiện tượng trong đời sống, ta dựa vào các tính chất dãn nở vì nhiệt của chất khí sau đây:

- Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nhưng dãn nở vì nhiệt lại giống nhau.

- Chất khí dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

- Chất khí có tính chất nén được và chiếm hết thể tích của bình chứa.


Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 7:15:45 | Lượt xem: 487